Khác Thủ tục hành chính
baner

Thủ tục hành chính

Giấy phép vật liệu nổ công nghiệp

Email In PDF.
 Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Hóa chất, Vật liệu nổ công nghiệp
 Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh - 59 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ hai đến thứ sáu - giờ hành chính.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ nhận và cấp giấy biên nhận có ngày hẹn trả hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ trả lại và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Tổ chức theo giấy hẹn đến nhận kết quả giải quyết tại Phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Công thương

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 Hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (theo mẫu);
2. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;
3. Quyết định thành lập đơn vị;
4. Giấy đăng ký kinh doanh;
5. Giấy phép đầu tư (nếu doanh nghiệp có vốn nước ngoài):
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động khoáng sản: Giấy phép hoạt động khoáng sản
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động dầu khí: Giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí
+ Đối với doanh nghiệp hoạt động xây dựng: Quyết định trúng thầu thi công
6. Hợp đồng nhận thầu; Giấy ủy quyền thực hiện hợp đồng thi công;
7. Thiết kế/ phương án nổ mìn được lãnh đạo đơn vị duyệt;
8. Hồ sơ kho bảo quản, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển theo quy định tại TCVN 4586-1997 (nếu đơn vị có kho, thiết bị nổ mìn, phương tiện vận chuyển riêng)
9. Quyết định bổ nhiệm người chỉ huy nổ mìn của Thủ trưởng đơn vị.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

 Thời hạn giải quyết 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
 Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không có c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh d) Cơ quan phối hợp (nếu có): không có
 Đối tượng thực hiện tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Phụ lục 1)

 Phí, lệ phí không có
 Kết quả Giấy phép
 Yêu cầu khác Không có
 Cơ sở pháp lý

* Luật Hóa chất năm 2007;
* Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
* Nghị định số 47/CP ngày 12 tháng 8 năm 1996 của Chính phủ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
* Thông tư số 02/2005/ TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
* Thông tư số 04/2006/ TT-BCN ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 Thông tin liên hệ Phòng Nhận và trả hồ sơ Địa chỉ: 59-61 Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, quận 1, Tp.HCM. Điện thoại: 38 275 521 Fax: 38 224 536 Thời gian làm việc: giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần
 Đính kèm Đơn đề nghị cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (Phụ lục 1) 

Thủ tục đăng ký hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu

Email In PDF.

thủ tục đăng ký hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu

Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Hóa chất, Vật liệu nổ công nghiệp
 Trình tự

Bước 1: 
Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ
- Nộp trực tiếp tại phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh – 61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu – giờ Hành chính.
- Gửi hồ sơ qua đường bưu điện đến Phòng Kỹ thuật an toàn Môi trường – Sở Công Thương TPHCM, 61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

 
 Cách thức Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 Hồ sơ

A Thành phần hồ sơ bao gồm:
 1. Đăng ký lần đầu
  a. Đối với đầu mối:
   - Mẫu đăng ký đầu mối
   - Danh sách hệ thống đại lý
   - Các tài liệu chứng minh năng lực hệ thống đại lý: đăng ký kinh doanh, hợp đồng, kho chứa, chai chứa.
  b. Đối với tổng đại lý, đại lý:
   - Mẫu đăng ký tổng đại lý, đại lý
   - Danh sách hệ thống đại lý
   - Các tài liệu chứng minh năng lực hệ thống đại lý: đăng ký kinh doanh, hợp đồng, kho chứa.
 2. Bổ sung, thay đổi:
   - Danh sách hệ thống đại lý
   - Các tài liệu chứng minh yêu cầu sửa đổi bổ sung
B Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

 Thời hạn giải quyết
 Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): c) Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh d) Cơ quan phối hợp (nếu có):
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn
 Phí, lệ phí Không
 Kết quả
 Yêu cầu khác Tổng đại lý: -Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinh doanh LPG. -Có kho chứa chai LPG và LPG chai được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành có sức chứa tối thiểu: 2.000 (hai nghìn) chai LPG hoặc LPG chai các loại (trừ chai mini). -Có hệ thống phân phối LPG, bao gồm cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô, có tối thiểu 10 (mười) đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định 107. -Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 107; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành. Đại lý: -Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký đại lý kinh doanh LPG. -Có cửa hàng bán LPG chai hoặc trạm nạp LPG vào ô tô được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự theo quy định của pháp luật. -Có hợp đồng đại lý với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối hoặc tổng đại lý đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định 107; thời hạn hợp đồng đại lý tối thiểu: 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành.
 Cơ sở pháp lý

- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng
Nghị định 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng
- Thông tư 11/2010/TT-BCT ngày 29/3/2010 về ban hành quy chế kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng.

 Thông tin liên hệ Phòng nhận và trả hồ sơ: 61 Lý Tự Trọng, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. HCM, ĐT: 38 275 521, Fax: 38 224 536. Thời gian làm việc : giờ hành chính, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.
 Đính kèm Mẫu đăng ký đầu mối 
Mẫu đăng ký tổng đại lý, đại lý 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu

Email In PDF.

Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU

Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Dầu khí
 Trình tự

Bước 1: doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ thủ tục theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, phường 6, Quận 3)
- Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
- Cách thức nộp hồ sơ: doanh nghiệp đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Tổ nhận, trả hồ sơ;
- Đối với chuyên viên nhận hồ sơ: Kiểm tra hồ sơ nếu hợp lệ theo quy định, chuyên viên sẽ nhận hồ sơ và cấp biên nhận có hẹn ngày trở lại nhận kết quả (ngày hẹn theo quy định là 15 làm việc). Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì chuyên viên sẽ hướng dẫn doanh nghiệp hoàn chỉnh lại hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ theo ngày hẹn trên Biên nhận hồ sơ, doanh nghiệp đến nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại Sở Công Thương.

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ bao gồm: (Điều 16 - Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; Điều 1 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP) 
 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cửa hàn1g, trạm bán lẻ xăng dầu (Mẫu số 3 - Nghị định số 84/2009/NĐ-CP);
 2. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chức năng kinh doanh mặt hàng xăng dầu; 
 3. Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu;
 4. Giấy chứng nhận đã qua lớp huấn luyện về nghiệp vụ quản lý xăng dầu của cán bộ, công nhân viên trực tiếp tham gia kinh doanh xăng dầu;
 5. Tài liệu chứng minh quyền sở hữu hợp pháp cửa hàng xăng dầu gồm: Bản sao Giấy phép xây dựng và biên bản kiểm tra công trình hoàn thành (áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp):
  a. Trường hợp cửa hàng xăng dầu tiếp quản từ chế độ cũ để lại (không có Giấy phép xây dựng) thì thay thế bằng Quyết định giao tài sản của Ủy ban nhân dân thành phố;
  b. Trường hợp cửa hàng xăng dầu thuộc doanh nghiệp nhà nước không có Giấy phép xây dựng (được miễn Giấy phép xây dựng) thì thay thế bằng hồ sơ về xây dựng gồm:
  + Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu văn bản chấp thuận địa điểm (Sở Quy hoạch - kiến trúc thành phố cấp);
  + Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật (Cơ quan đơn vị chủ quản có thẩm quyền cấp);
  + Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng (Cơ quan đơn vị chủ quản duyệt thiết kế kỹ thuật).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

 Thời hạn giải quyết 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
 Cơ quan thực hiện Sở Công Thương TP.HCM
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (Mẫu số 3 - Nghị định số 84/2009/NĐ-CP);
2. Bản kê trang thiết bị cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu (Điều 16 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).
 - Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: (Điều 15, Điều 16 - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP):
  + Phù hợp Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2007 của UBND TP về quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Địa điểm kinh doanh phải có trong danh sách quy hoạch nêu trên mới cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh;
  + Thẩm định địa điểm kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo các điều kiện quy định về xây dựng, trang thiết bị cửa hàng, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra thiết bị đo lường, kiểm tra đối chiếu giấy học nghiệp vụ xăng dầu của công nhân viên trực tiếp kinh doanh.

 Phí, lệ phí + Lệ phí Giấy chứng nhận: 200.000 đồng/trường hợp + Lệ phí thẩm định: 1.200.000 đồng/trường hợp
 Kết quả Giấy chứng nhận
 Yêu cầu khác - Phù hợp Quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu theo Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 06 tháng 4 năm 2007 của UBND TP về quy hoạch mạng lưới cửa hàng xăng dầu. Địa điểm kinh doanh phải có trong danh sách quy hoạch nêu trên mới cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; - Thẩm định địa điểm kinh doanh bán lẻ xăng dầu theo các điều kiện quy định về xây dựng, trang thiết bị cửa hàng, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, kiểm tra thiết bị đo lường, kiểm tra đối chiếu giấy học nghiệp vụ xăng dầu của công nhân viên trực tiếp kinh doanh.
 Cơ sở pháp lý

- Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu;
- Thông tư số 29/2007/TT-BKHCN ngày 25/12/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ về hướng dẫn điều kiện bảo đảm chất lượng, đo lường đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu;
- Thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/05/2012 của Bộ Tài chính về Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.
- Quyết định số 39/2007/QĐ-UBND ngày 06/3/2007 của UBND TP về phê duyệt quy hoạch hệ thống cửa hàng xăng dầu;

 

 Thông tin liên hệ - Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, phường 6, Quận 3) - Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
 Đính kèm Bộ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cho cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu 

Thủ tục cấp giấy phép đủ điều kiền nạp khí hóa lỏng

Email In PDF.
 Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Dầu khí
 Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân/Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM)
Bước 3: Xem xét hồ sơ
- Nếu hồ sơ hợp lệ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ nhận và cấp giấy biên nhận có ngày hẹn trả hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ trả lại và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 4: Cá nhân/Tổ chức theo giấy hẹn đến nhận kết quả giải quyết tại Phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Công Thương.

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ bao gồm (sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2, Điều 2 – Nghị định 118/2011/NĐ-CP):
 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp LPG vào chai (Phụ lục III – Nghị định 107/2009/NĐ-CP);
 2. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề nạp LPG vào chai, xe bồn;
 3. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Phiếu kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động của trạm nạp;
 4. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Phiếu kết quả kiểm định từng thiết bị, dụng cụ kiểm tra đo lường trong trạm: cân khối lượng, đo thể tích, áp kế và các thiết bị, dụng cụ khác;
 5. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy;
 6. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Quy trình nạp LPG, quy trình vận hành máy, thiết bị trong trạm, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn;
 7. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy phép xây dựng;
 8. Sơ đồ mặt bằng (tối thiểu khổ giấy A2) bao gồm các thông tin về: vị trí bồn chứa, trạm nạp, vị trí xuất hoặc nhập LPG vào xe bồn, kho bãi, nhà xưởng, làn đường có xe tải chạy, thiết bị báo cháy và chữa cháy, hệ thống ống dẫn LPG, hệ thống điện, điều khiển ngừng cấp. Bản vẽ mặt bằng phải ghi rõ dung tích các bồn chứa; vị trí, kích thước và khoảng cách an toàn tối thiểu theo quy định.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) 

 Thời hạn giải quyết - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ: Thông báo về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: xem xét thẩm định và cấp giấy chứng nhận.
 Cơ quan thực hiện a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân TP.HCM. b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Công Thương TP.HCM.. c. Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở Công Thương TP.HCM.
 Đối tượng thực hiện cá nhân và tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

- Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai (Phụ lục III – Nghị định 107/2009/NĐ-CP)

 Phí, lệ phí 1.200.000 đồng/doanh nghiệp
 Kết quả Giấy chứng nhận
 Yêu cầu khác - Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký ngành nghề nạp LPG vào chai (Điều 16 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Địa điểm trạm nạp LPG vào chai phải phù hợp với quy hoạch và dự án, thiết kế được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng. Việc xây dựng trạm nạp LPG vào chai phải tuân thủ quy định của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan về xây dựng công trình LPG (Điều 16 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Trạm nạp, thiết bị nạp, hệ thống ống dẫn, bồn chứa và thiết bị phụ trợ phải tuân thủ các quy định về an toàn tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành (Điều 16 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (Điều 18 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động của trạm nạp đã được kiểm định và đăng ký theo quy định (Điều 18 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Trạm nạp LPG vào chai phải có hàng rào bảo vệ xung quanh, bảo đảm thông thoáng và phải tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định tại quy chuẩn Việt Nam có liên quan (Điều 18 và Phụ lục IX – Nghị định 107/2009/NĐ-CP); - Có đầy đủ các quy trình: nạp LPG vào chai, xe bồn, vận hành máy, thiết bị trong trạm, xử lý sự cố và các quy định về an toàn (Điều 18 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP).
 Cơ sở pháp lý

 Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Nghị định 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư 77/2012/TT-BTC ngày 16/05/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

 

 Thông tin liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM)
 Đính kèm Đơn đề nghị Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai (Phụ lục III – Nghị định 107/2009/NĐ-CP) 

 

Thủ tục cấp chứng nhận kinh doanh khầu dầu mỏ hóa lỏng

Email In PDF.
Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Dầu khí
 Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân/Tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM).
- Nếu hồ sơ hợp lệ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ nhận và cấp giấy biên nhận có ngày hẹn trả hồ sơ.
- Nếu hồ sơ chưa đầy đủ: chuyên viên nhận hồ sơ sẽ trả lại và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.
Bước 3: Cá nhân/Tổ chức theo giấy hẹn đến nhận kết quả giải quyết tại Phòng tiếp nhận hồ sơ Sở Công Thương.

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ bao gồm (Điều 30 – Nghị định 107/2009/NĐ-CP):
 1. Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai (Phụ lục I – Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Khoản 8, Điều 2 - Nghị định 118/2011/NĐ-CP);
 2. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân chủ sở hữu cửa hàng bán LPG chai; 
 3. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy;
 4. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đã được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cấp cho từng cán bộ, nhân viên trong cửa hàng.
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ

 Thời hạn giải quyết - 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ: Thông báo về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ; 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: xem xét thẩm định và cấp giấy chứng nhận.
 Cơ quan thực hiện Sở Công Thương TP.HCM.
 Đối tượng thực hiện Cá nhân, Tổ chức.
 Hoàn thành mẫu đơn

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai (Phụ lục I – Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Khoản 8 – Điều 2 Nghị định 118/2011/NĐ-CP)

 Phí, lệ phí - Đối với hộ kinh doanh cá thể: 400.000 đồng/hộ cá thể; - Đối với doanh nghiệp tư nhân: 1.200.000 đồng/doanh nghiệp;
 Kết quả Giấy chứng nhận
 Yêu cầu khác 1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có đăng ký bán LPG chai; 2. Hợp đồng mua LPG chai với đại lý hoặc tổng đại lý hoặc thương nhân kinh doanh LPG đầu mối đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định này; thời hạn hợp đồng tối thiểu là 01 (một) năm, còn hiệu lực thi hành; 3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy.
 Cơ sở pháp lý

- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Nghị định 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 của Chính Phủ về Sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư 41/2011/TT-BCT ngày 16/12/2011 của Bộ Công Thương Quy định về quản lý an toàn trong lĩnh vực khí dầu mỏ hóa lỏng;
- Thông tư 77/2012/TT-BTC ngày 16/05/2012 của Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại; lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.

 

 Thông tin liên hệ Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM).
 Đính kèm Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai (Phụ lục I – Nghị định 107/2009/NĐ-CP, Khoản 8 – Điều 2 Nghị định 118/2011/NĐ-CP) 

Đăng ký hoạt động VPDD, Ngân Hàng, Bảo hiểm, Chứng khoánh,VH-GD

Email In PDF.

Đăng ký hoạt đồng VPDD, Ngân Hàng, bảo hiểm, Chứng khoánh,VH-GD

Cơ quan thống kê Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh
 Lĩnh vực Dịch vụ thương mại
 Trình tự
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Sở Công Thương TP. HCM (59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM). Khi nhận hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện không thuộc phạm vi hoạt động Nghị định 72, Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ phận Nhận trả hồ sơ Sở Công Thương sẽ viết giấy hẹn cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ. Đồng thời, Sở Công Thương vẫn nhận hồ sơ và viết giẩy hẹn nhưng ghi chú “ nhận theo yêu cầu của người nộp”.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng đại diện tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ - Sở Công Thương TP. HCM

 
 Cách thức Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Bản sao hợp đồng trụ sở theo quy định;
- Sơ yếu lý lịch (hình 4x6) của nhân sự làm việc tại văn phòng;
- Bản sao bổ nhiệm và xác nhận lương của người nước ngoài, hợp đồng lao động của người Việt Nam;
- Bản sao hộ chiếu (của người nước ngoài);
- Bản sao giấy phép đặt và hoạt động văn phòng đại diện do các Bộ, ngành khác cấp.
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 Thời hạn giải quyết 05 ngày, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hồ sơ không hợp lệ, ra văn bản yêu cầu bổ sung trong vòng 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Khi nộp đầy đủ sẽ giải quyết thủ tục hành chính theo quy định.
 Cơ quan thực hiện a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương TP. HCM.
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương TP. HCM
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): không
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

Giấy đăng ký hoạt động

 Phí, lệ phí Không
 Kết quả • Giấy xác nhận
 Yêu cầu khác Không
 Cơ sở pháp lý

   Quyết định 62/2000/Q Đ-UB-TM ngày 08/11/2000 của UBND TP về giao Sở Thương mại (nay là Sở Công Thương) TP làm đầu mối quản lý Nhà nước đối với Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài trên địa bàn TP. HCM

 Thông tin liên hệ -Họ tên: Nguyễn Diệu Hiền
-Địa chỉ cơ quan: 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM
-Số điện thoại cơ quan:(08) 38279407
-Địa chỉ email: [email protected]
 Đính kèm GIẤY ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG LẠI 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Thành lập văn phòng đại diện chi nhánh nước ngoài

Email In PDF.
Cơ quan thống kê Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh
 Lĩnh vực Dịch vụ thương mại
 Trình tự
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Sở Công Thương TP. HCM (59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM). Khi nhận hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân Việt Nam ở nước ngoài, Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định Nghị định 48/1999/NĐ-CP ngày 07/7/1999 của Chính Phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ phận Nhận trả hồ sơ Sở Công Thương sẽ viết giấy hẹn cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh thương nhân Việt Nam ở nước ngoài tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ - Sở Công Thương TP. HCM

 
 Cách thức Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
 Hồ sơ
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm: Căn cứ điều 7 Nghị định 48/1999 của Chính Phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài, hồ sơ bao gồm:
- đơn đề nghị đăng ký thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của thương nhân, mục đích thành lập, nội dung hoạt động, thời gian dự kiến thành lập, địa điểm dự kiến đặt trụ sở văn phòng đại diện, chi nhánh;
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan công chứng;
- Đối với thương nhân là doanh nghiệp Nhà nước phải gửi cho cơ quan đăng ký văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản.

b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 Thời hạn giải quyết 05 ngày, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 Cơ quan thực hiện a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Công Thương TP. HCM.
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương TP. HCM
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): không
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn
Mẫu số 01 về đề nghị thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh ở nước ngoài
Thông tư liên tịch 31/1999/TTLT-BTM-TCDL của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch về Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 48/1999/NÐ-CP ngày 08.7.1999 của Chính phủ quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước , ở nước ngoài
 Phí, lệ phí Không
 Kết quả • Giấy chứng nhận
 Yêu cầu khác Không
 Cơ sở pháp lý
  • Nghị định số 48/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài.
  • Thông tư liên tịch 31/1999/TTLT-BTM-TCDL của Bộ Thương mại và Tổng cục Du lịch về hướng dẫn thực hiện NĐ 48/1999/NĐ-CP
 Thông tin liên hệ -Họ tên: Nguyễn Diệu Hiền
-Địa chỉ cơ quan: 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM
-Số điện thoại cơ quan:(08) 38279407
-Địa chỉ email: [email protected]
 Đính kèm Mẫu đăng ký việc thành lập Văn phòng đại diện (Chi nhánh) ở trong nước (ở nước ngoài) 

Thủ tục thay đổi hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Email In PDF.
Cơ quan thống kê Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh
 Lĩnh vực Dịch vụ Thương mại
 Trình tự
Bước 1 – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2 – Nộp hồ sơ tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ của Sở Công Thương TP. HCM (59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM). Khi nhận hồ sơ đăng ký thay đổi hoạt động Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài , Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ theo quy định Nghị định 08/1998/NĐ-CP ngày 22/01/1998 của Chính Phủ ban hành quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ, Bộ phận Nhận trả hồ sơ Sở Công Thương sẽ viết giấy hẹn cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ. 
Bước 3: Nhận kết quả giải quyết hồ sơ thay đổi hoạt động Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Bộ phận Nhận trả hồ sơ - Sở Công Thương TP. HCM

 

 
 Cách thức Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
 Hồ sơ
a. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo thay đổi hoạt động Hiệp hội, (01 bản tiếng Việt Nam);
- Bản sao hợp đồng thuê trụ sở (nếu thay đổi trụ sở của Hiệp hội);
- Biên bản họp của hội đồng thành viên, sơ yếu lý lịch, bản sao hộ chiếu (nếu thay đổi ban lãnh đạo Hiệp hội hoặc thay đổi nhân sự làm việc tại Hiệp hội).
b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

 

 Thời hạn giải quyết 05 ngày, kể từ ngày Sở Công Thương nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 Cơ quan thực hiện a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND TP. HCM. 
b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Sở Công Thương TP. HCM 
c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Công Thương TP. HCM 
d. Cơ quan phối hợp (nếu có): không 
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn
- Không
 Phí, lệ phí - Không
 Kết quả - Giấy xác nhận
 Yêu cầu khác - Không
 Cơ sở pháp lý
- Nghị định 08/1998/NĐ-CP ngày 22/01/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại VN.
- Quyết định số 972/1999/QĐ-UB-KT ngày 12/02/1999 của UBND TP. HCM về việc ban hành quy chế thực hiện việc thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại TP. HCM

 

 Thông tin liên hệ -Họ tên: Nguyễn Diệu Hiền 
-Địa chỉ cơ quan: 59-61 Lý Tự Trọng, quận 1, TP. HCM
-Số điện thoại cơ quan:(08) 38279407
-Địa chỉ email: [email protected]
 Đính kèm

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Mẫu báo cáo của văn phòng đại diện

Email In PDF.
Cơ quan thống kê
 Lĩnh vực
 Trình tự

Download mẫu báo cáo

Thủ tục cấp giấy phép văn phòng đại diện tại Việt Nam

Email In PDF.
 Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài ở Việt Nam
 Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM).
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
Khi nhận hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn và giao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ vào ngày hẹn trên giấy biên nhận đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh.

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ (Điều 5 Nghị định 72/2006/NĐ-CP; sửa đổi, bổ sung theo Khoản 2, Điều 2 Nghị định 120/2011/NĐ-CP, Phụ lục 1 – Thông tư 11/2006/TT-BTM) bao gồm:
 1. Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại điện/Chi nhánh (Mẫu MĐ-1 – Thông tư số 11/2006/TT-BTM);
 2. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc các văn bản khác được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất) phải được dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự cửa Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
 4. Bản sao có chứng thực hoặc Bản chụp kèm bản chính để đối chiếu điều lệ hoạt động của thương nhân nước ngoài;
 5. Bản sao giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam) hoặc hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện;
 6. Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện (có thể nộp lúc đề nghị thành lập hoặc nộp khi thông báo hoạt động nhưng phải được công chứng theo luật định, trừ một số trường hợp được miễn công chứng).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

 Thời hạn giải quyết tối đa 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
 Cơ quan thực hiện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh (Mẫu MĐ-1 – Thông tư số 11/2006/TT-BTM)

 Phí, lệ phí Lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện, chi nhánh đại diện của văn phòng tại Việt Nam: 3.000.000 đồng/1 giấy phép
 Kết quả Giấy phép
 Yêu cầu khác 1. Yêu cầu hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch các giấy tờ sau: - Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của thưong nhân nước ngoài; - Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. 2. Yêu cầu khi nhận kết quả giải quyết: - Người đứng đầu Văn phòng đại diện đến trực tiếp nhận Giấy phép tại Bộ phận nhận và trả hồ sơ, đem theo bản chính giấy phép, chứng minh nhân dân (đối với công dân Việt Nam ở trong nước), hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài. Nếu nhận giấy phép thay phải có giấy ủy quyền do giám đốc công ty tại nước sở tại ký tên và đóng dấu (giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
 Cơ sở pháp lý

- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 120/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi thủ tục hành chính tại Nghị định hướng dẫn Luật Thương mại
- Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 Thông tin liên hệ - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM). - Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
 Đính kèm - Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh (Mẫu MĐ-1 – Thông tư số 11/2006/TT-BTM) 

Cấp lại giấy phép văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Email In PDF.
Cơ quan thống kê Sở Công Thương
 Lĩnh vực Quản lý hoạt động thương mại của các tổ chức, cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của nước ngoài ở Việt Nam
 Trình tự

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM).
Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
Khi nhận hồ sơ, Sở Công Thương kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của các giấy tờ trong hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn và giao cho người nộp.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ sẽ hướng dẫn người nộp bổ sung và hoàn thiện hồ sơ trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Căn cứ vào ngày hẹn trên giấy biên nhận đến nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Sở Công Thương TP.Hồ Chí Minh.

 
 Cách thức trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước.
 Hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ bao gồm (Điều 12 Nghị định số 72/2006/NĐ-CP):
 1. Trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Hồ sơ gồm:
 - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM);;
 - Xác nhận của cơ quan đã cấp Giấy phép về việc xoá đăng ký Văn phòng đại diện tại địa phương cũ;
 - Bản sao có công chứng Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
 - Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bàn chính để đối chiếu hợp đồng thuê địa điểm mới của Văn phòng đại diện/Chi nhánh. (quy định tại mẫu MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM)
 2. Trường hợp thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của thương nhân nước ngoài từ một nước sang một nước khác; Thay đổi hoạt động của thương nhân nước ngoài, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày có sự thay đổi. Hồ sơ gồm:
 - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh 
(MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM);;
 - Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Các giấy tờ quy định tại điểm này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
 - Bản gốc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được cấp.
 3. Trường hợp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị mất, bị rách hoặc bị tiêu huỷ, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh với cơ quan có thẩm quyền ngay sau khi phát sinh sự kiện. Hồ sơ gồm:
 - Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh (MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM);;
 - Bản gốc hoặc bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được cấp (nếu có).
b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

 Thời hạn giải quyết không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
 Cơ quan thực hiện Sở Công Thương TP.HCM.
 Đối tượng thực hiện Tổ chức
 Hoàn thành mẫu đơn

- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh (MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM).

 Phí, lệ phí 1.500.000 đ (sửa đổi, bổ sung theo Khoản 1b, điều 2 - Thông tư số 133/2012/TT-BTC)
 Kết quả Giấy phép
 Yêu cầu khác 1. Hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng bản dịch các giấy tờ sau: - Giấy đăng ký kinh doanh hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài; Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. 2. Công chứng giấy tờ sau: Hợp đồng thuê trụ sở. 3. Yêu cầu khi nhận kết quả giải quyết: - Người đứng đầu Văn phòng đại diện đến trực tiếp nhận Giấy phép tại bộ phận nhận và trả hồ sơ, đem theo bản chính giấy chứng minh nhân dân (đối với công dân VN ở trong nước), hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài). Nếu nhận giấy phép thay phải có giấy ủy quyền do giám đốc công ty tại nước sở tại ký tên và đóng dấu giấy ủy quyền phải được hợp pháp hóa lãnh sự).
 Cơ sở pháp lý

- Luật Thương mại năm 2005;
- Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006 của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư 133/2012/TT-BTC ngày 13/08/2012 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.

 Thông tin liên hệ - Bộ phận tiếp nhận hồ sơ - Văn phòng Sở Công Thương (số 163 Hai Bà Trưng, Q3, TP.HCM). - Thời gian nhận hồ sơ: từ thứ Hai đến thứ Sáu (buổi sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30, buổi chiều từ 13 giờ 00 đến 17 giờ 00).
 Đính kèm - Đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập Văn phòng đại diện/Chi nhánh (MĐ-3 - Thông tư số 11/2006/TT-BTM). 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Trang 1/3