em nhờ các anh chị kinh nghiệm tư vấn giúp em cách làm thế nào để 2 bên cùng không bị phạt. Nghe nói mức phạt từ 1 đến 5 tr lấy trung bình là 3tr. Phạt vậy thì em hết tết luôn.
Bên em bên mua dịch vụ của 1 bên bán trong tháng 12 hoá đơn cũng được xuất cùng tháng 12.(3 chiếc hoá đơn). Do 2 bên thân thiết và có giao cho nhau tận tay chứng từ không cần ký giấy tờ bàn giao. Khi nhận được em đã gửi hoá đơn sang kế toán bên em luôn và k có giấy tờ bàn giao. Nay kế toán bảo chưa nhận được.
Hoá đơn này cả 2 bên chưa khai báo thuế và giá trị lớn.
Em theo TT153 với ND 51 thì bên em hoặc bên mua sẽ phải báo cáo với cơ quan thuế nhưng kế toán bên em thì nói nhờ bên bán báo sẽ k bị phạt tiền. Nhưng bên kia nói bên nào báo đều bị phạt và bên bán báo còn bị phạt nặng hơn.
Biên bản em định lập giữa 2 bên là do công ty chuyển phát nhanh gửi nhưng lại gửi cho bảo vệ bảo vệ là người của công ty thứ 3. Họ cũng k biết nhớ là giao cho ai nữa, nay bị thất lạc.s
 
 
 
TưVấn:Báo cáo với CQ Thuế và khai mất sau 5 ngày để phạt mức trung bình 3 triệu theo NĐ 51/2010/NĐ-CP. Nguyên tắc xử phạt = mức( thấp nhât + cao nhât) / 2, ra mức trung bình. Mức thấp nhât và cao nhất áp dụng khi có tình tiêt tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
 
Nếu bạn báo cáo trước 5 ngày thì CQ Thuế ko phạt, CQ chức năng khác sẽ phạt theo Điều 12- NĐ 185/2004/NĐ-CP xử lý VPPL lĩnh vực kế toán, mức trung bình 3.5 triệu.
 
Bạn thực hiện theo Điều 22 Thông tư 64/2013/TT-BTC nhé

Điều 22. Xử lý trong trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn

1. Tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh nếu phát hiện mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải lập báo cáo về việc mất, cháy, hỏng và thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.8 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Trường hợp ngày cuối cùng (ngày thứ 05) trùng với ngày nghỉ theo quy định của pháp luật thì ngày cuối cùng của thời hạn được tính là ngày tiếp theo của ngày nghỉ đó.

2. Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán đã lập hóa đơn theo đúng quy định nhưng sau đó người bán hoặc người mua làm mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn bản gốc đã lập thì người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, trong biên bản ghi rõ liên 1 của hóa đơn người bán hàng khai, nộp thuế trong tháng nào, ký và ghi rõ họ tên của người đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền), đóng dấu (nếu có) trên biên bản và người bán sao chụp liên 1 của hóa đơn, ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để giao cho người mua. Người mua được sử dụng hóa đơn bản sao có ký xác nhận, đóng dấu (nếu có) của người bán kèm theo biên bản về việc mất, cháy, hỏng liên 2 hóa đơn để làm chứng từ kế toán và kê khai thuế. Người bán và người mua phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc mất, cháy, hỏng hóa đơn.

Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ ba (ví dụ: bên thứ ba là bên vận chuyển hàng hoặc bên chuyển hóa đơn) thì căn cứ vào việc bên thứ ba do người bán hoặc người mua thuê để xác định trách nhiệm và xử phạt người bán hoặc người mua theo quy định.

Mức xử phạt bạn xem tại Nghị định 109/2013/NĐ-CP

Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:

a) Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn. Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn, trừ liên giao cho khách hàng, trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo pháp luật về kế toán.

Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất (liên giao cho khách hàng) khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán không bị phạt tiền.

 

Thông tư 10/2014/TT-BTC

 

Trường hợp người bán làm mất, cháy, hỏng các liên hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ (người bán đã lập hóa đơn khác thay thế cho các hóa đơn đã lập sai và đã xoá bỏ) thì người bán bị phạt cảnh cáo. 
 
Trường hợp trong cùng một thời điểm, tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn cho cơ quan thuế nhưng cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo cơ quan thuế thì xử phạt theo từng lần mất hóa đơn. 
 
Trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho khách hàng) có liên quan đến bên thứ ba, bên thứ ba do người bán thuê thì xử phạt người bán theo quy định tại điểm này.