Quyền thừa kế, thừa kế tài sản ông bà cha mẹ để lại
Quyền thừa kế
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
2/Em tôi làm giấy chủ quyền sau khi cha mẹ tôi qua đời.
3/ UBND huyện hủy bỏ giấy chủ quyền vì em tôi giấu đồng thừa kế là tôi .
Xin cảm ơn luật sư tư vấn giúp
Trả lời:Như vậy việc UBND Huyện quyết định thu hồi, hủy bỏ giấy chủ quyền nhà đã cấp cho em của bạn là đúng pháp luật. Tuy nhiên, việc ấy không làm mất tính hiệu lực của di chúc nếu việc lập di chúc của cha, mẹ bạn đúng theo qui định của Luật pháp. Giờ đây chủ quyền nhà trở lại là di sản của cha, mẹ bạn và nó sẽ được chia theo di chúc để lại của ông bà. Nghĩa là em trai của bạn sẽ được chia 1/4 giá trị căn nhà như di chúc, sau khi được chia và làm thủ tục đứng tên chủ quyền, em trai của bạn sẽ có quyền định đoạt phần của mình.
Nếu di chúc của cha mẹ bạn có công chứng hợp pháp thì đương nhiên phần tài sản của em bạn được hưởng theo di chúc của cha mẹ bạn là đúng. Vì vậy, em bạn có quyền định đoạt phần tài sản thừa kế theo di chúc cha mẹ và cũng có quyền lập di chúc theo ý nguyện của em bạn trước khi qua đời.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
ngoại tôi có một lô đất để lại cho mẹ tôi nhưng trong khi trúng đường mẹ tôi thừa kế mua tái định cư cái nhà to đó Khi mẹ tôi chết bốn anh em tôi có chia được quyền chia không hay tôi trưởng nam được thừa kế hết Chân thành cảm ơn
TRả lời": 1. Theo quy định tại Điều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 thì mẹ bạn có toàn quyền quyết định đối với tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mẹ bạn (mẹ bạn đang đứng tên). Trong thời gian mẹ bạn còn sống thì có thể bán, tặng cho... hoặc lập di chúc để định đoạt khối bất động sản đó.
2. Nếu mẹ bạn lập di chúc hợp pháp theo quy định tai Điều 652 Bộ luật dân sự để lại tài sản đó cho bạn thì bạn được hưởng di sản theo nội dung định đoạt tại di chúc. Nếu mẹ bạn không để lại di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp thì di sản sẽ thuộc về các thừa kế của mẹ bạn theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự: Di sản sẽ thuộc về "chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi" của mẹ bạn, nếu những người này còn sống vào thời điểm mẹ bạn qua đời.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Ông bà tôi sinh được 3 người con, 2 trai 1 gái. Bố tôi là con cả nên phụng dưỡng ông bà, cô tôi đã đi lấy chồng, chú tôi thì đã lấy vợ tách khẩu ra ở riêng. Ông bà trước khi mất có để lại đất đai là 1 mảnh vườn và 1 cái ao cho bố tôi nhưng không có di chúc để lại. Nhà tôi có canh tác và sử dụng mảnh vườn, ao này từ những năm 1976 nhưng sổ đỏ vẫn tên ông tôi chưa sang tên cho bố tôi. Nay chú tôi có đòi chia tài sản làm 3 phần. Vậy tôi xin hỏi quý báo nên xử lý thế nào?
Trả lời:
Về câu hỏi của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Vì trên sổ đỏ vẫn để tên ông bạn mà chưa sang tên cho bố bạn nên tài sản gồm vườn và ao vẫn được xem là tài sản của ông bà bạn.
Trong trường hợp này vì ông bà bạn mất đi không để lại di chúc nên về nguyên tắc sau khi ông bà bạn mất đi, di sản của ông bà bạn gồm vườn ao sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo pháp luật của ông bà bạn bao gồm bố bạn, chú bạn và cô bạn.
Trong thư bạn không nói rõ thời điểm ông bà bạn mất, tuy nhiên cho dù đã hết thời hiệu khởi kiện về chia di sản thừa kế (10 năm ) thì tài sản gồm vườn ao này vẫn được xem là tài sản chung của bố bạn, chú bạn và cô bạn.
Chú bạn có quyền yêu cầu chia khối tài sản chung trên.
Về việc nhà bạn có canh tác và sử dụng mảnh vườn và ao đó thì khi chia tài sản bố bạn có thể yêu cầu được hưởng phần lợi tương ứng với công sức và chi phí đã bỏ ra trong quá trình canh tác và sử dụng mảnh vườn và ao nói trên.
Bạn có thể tham khảo các điều luật quy định về vấn đề trên của Bộ luật Dân sự 2005 như sau:
Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Gia đình ông nội tôi có 10 người con, bố tôi là thứ ba. Sau khi ông nội tôi mất (năm 1985), đến năm 1987 bố mẹ tôi đã tự mua 01 mảnh đất và tách ra ở riêng. Bố mẹ tôi có 03 con là 03 anh em tôi. Tuy nhiên, năm 1987 bố tôi mất.
Năm 2001 mảnh đất nhà tôi mới được cấp sổ đỏ trên đó ghi chủ sở hữu là mẹ tôi (kèm dòng ghi chú có chồng là ABC là đã mất).
Năm 2007, Bà nội tôi mất.
Hiện 03 anh em chúng tôi đang muốn làm thủ tục thừa kế để tách thửa mảnh đất này.
Xin hỏi các luật sư: Thủ tục thừa kế mảnh đất của gia đình tôi trong trường hợp này gồm những gì? có liên đới tới việc xác minh ông/bà nội tôi đã mất, thời điểm mất, có liên đới tới cô/gì/chú/bác bên nội nhà tôi?'
Trả lời: Thân chào bạn !
Căn cứ theo Điều 633 - L.DS thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết (năm 1987)
Mặt khác căn cứ theo Điều 676 - L.DS thì hàng thừa kế thứ nhất của ba bạn (mổi người một phần bằng nhau) là: mẹ bạn, bà nội của bạn (vì bà chết 2007 sau ba bạn), ông nội của bạn (chết trước ba bạn nên không tính vào) và ba anh em của bạn. Hơn nữa căn cứ theo Điều 654-L.DS thì thời hiệu khởi kiện để chi di sản thừa kế là 10 năm, quá thời hạn trên phần di sản của ba bạn sẽ trở thành tài sản chung của: mẹ bạn, bà nội, ba anh em bạn.
Vì bà nội của bạn chết năm 2007 do đó sẽ phát sinh thừa kế đối với tài sản của bà, và hàng thừa kế thứ nhất của bà gồm: ông cố bà cố ( nếu chết trước thì không tính vào), ông nội (chết trước không tính vào), con bà nội (gồm cô, chú, bác).
Như vậy, nếu chia phần di sản của ba bạn thì sẽ gồm những người sau đây được hưởng: mẹ bạn, ba anh em bạn, cô, chú, bác (con bà nội của bạn).
Trân trọng.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Bà Đ T D sinh năm 1927, lập gia đình và có một người con gái là Nguyễn Thị C, do chồng mất tích trong chiến tranh, khi chưa sinh con nên sau này (khoảng năm 1974) bà và ông Đ X T về ở với nhau mà không có hôn thú.
Hoàn cảnh ông Đ X T là một người bố của 4 người con (3 con trai, 1 con gái), vợ ông cũng bị mất trong chiến tranh. Hai ông bà không có con chung. Sau một thời gian, các con riêng của ông Đ X T lần lượt lập gia đình và lập nghiệp ở xa. Người cuối cùng đi xa là năm 1986. Người con riêng của bà Đ T D cũng lập gia đình (1980) và không ở cùng với ông bà.
Trong thời gian ông bà ở với nhau, vì điều kiên khó khăn, Bà D có xin bạn của bà (Không phải của Xã phường hay đoàn thể nào) một mảnh đất để làm nhà ở (Khu đất hiện tại). Hai ông bà làm một căn nhà nhỏ trên mảnh đất đó (khoảng năm 1975).
Đến khoảng năm 1988, các người con có đóng góp xây cho ông bà một cái nhà (hiện nay đang ở). Năm 1994, ông Đ X T mất, từ đó đến nay bà Đ T D ở một mình, thi thoảng các người con có về chơi dịp tết, giỗ. Riêng người con gái ruột thì thường xuyên về thăm và cung cấp chi phí cuộc sống của bà D.
Vào năm 2009, Bà D làm sổ đỏ khu đất, trên sổ ghi rõ: chủ sở hữu là bà Đ T D.
Qua nội dung vụ việc, tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi những vấn đề sau:
1. Bà Đ T D có thể một mình quyết định việc cho, tặng toàn bộ mảnh đất kèm theo ngôi nhà hoặc một phần mảnh đất không có ngôi nhà đó cho một con riêng Nguyễn Thị C được hay không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì.
2. Trong trường hợp bà Đ T D muốn làm di chúc dành quyền thừa kế toàn bộ mảnh đất cà căn nhà cho người con gái là Nguyễn Thị C thì có hợp pháp không. Và để làm thủ tục lập di chúc thì cần những hồ sơ gì?
3. Trong trường hợp bà D không thể toàn quyền cho tặng hay di chúc cho người con riêng là Nguyễn thị C thì tài sản bà để lại sẽ được phân chia thế nào thì đúng Pháp luật thừa kế?
Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Bà D là chủ sở hữu hợp pháp lô đất này, theo Bộ luật dân sự Người để lại di chúc có toàn quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai và có quyền không cho ai được hưởng di sản sau khi mất miễn là đang trong tình trạng minh mẫn, tự nguyện không bị ai ép buộc.
Trường hợp bà ĐTD có thể để di chúc để căn nhà trên cho con riêng Nguyễn Thị C, cần lập di chúc tại Phòng công chứng hoặc tại UBND phường xã nơi bà cư trú.
Việc dành quyền thừa kế toàn bộ căn nhà trên cho Nguyễn Thị C là hoàn toàn được nếu không bị ép buộc như đã nói.
Trường hơp bà ĐTD không để lại di chúc thì căn nhà trên là di sản thừa kế được chia cho các hàng thừa kế theo luật.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Bà Đ T D sinh năm 1927, lập gia đình và có một người con gái là Nguyễn Thị C, do chồng mất tích trong chiến tranh, khi chưa sinh con nên sau này (khoảng năm 1974) bà và ông Đ X T về ở với nhau mà không có hôn thú.
Hoàn cảnh ông Đ X T là một người bố của 4 người con (3 con trai, 1 con gái), vợ ông cũng bị mất trong chiến tranh. Hai ông bà không có con chung. Sau một thời gian, các con riêng của ông Đ X T lần lượt lập gia đình và lập nghiệp ở xa. Người cuối cùng đi xa là năm 1986. Người con riêng của bà Đ T D cũng lập gia đình (1980) và không ở cùng với ông bà.
Trong thời gian ông bà ở với nhau, vì điều kiên khó khăn, Bà D có xin bạn của bà (Không phải của Xã phường hay đoàn thể nào) một mảnh đất để làm nhà ở (Khu đất hiện tại). Hai ông bà làm một căn nhà nhỏ trên mảnh đất đó (khoảng năm 1975).
Đến khoảng năm 1988, các người con có đóng góp xây cho ông bà một cái nhà (hiện nay đang ở). Năm 1994, ông Đ X T mất, từ đó đến nay bà Đ T D ở một mình, thi thoảng các người con có về chơi dịp tết, giỗ. Riêng người con gái ruột thì thường xuyên về thăm và cung cấp chi phí cuộc sống của bà D.
Vào năm 2009, Bà D làm sổ đỏ khu đất, trên sổ ghi rõ: chủ sở hữu là bà Đ T D.
Qua nội dung vụ việc, tôi muốn Luật sư tư vấn cho tôi những vấn đề sau:
1. Bà Đ T D có thể một mình quyết định việc cho, tặng toàn bộ mảnh đất kèm theo ngôi nhà hoặc một phần mảnh đất không có ngôi nhà đó cho một con riêng Nguyễn Thị C được hay không? Nếu được thì cần phải làm những thủ tục gì.
2. Trong trường hợp bà Đ T D muốn làm di chúc dành quyền thừa kế toàn bộ mảnh đất cà căn nhà cho người con gái là Nguyễn Thị C thì có hợp pháp không. Và để làm thủ tục lập di chúc thì cần những hồ sơ gì?
3. Trong trường hợp bà D không thể toàn quyền cho tặng hay di chúc cho người con riêng là Nguyễn thị C thì tài sản bà để lại sẽ được phân chia thế nào thì đúng Pháp luật thừa kế?
Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Bà D là chủ sở hữu hợp pháp lô đất này, theo Bộ luật dân sự Người để lại di chúc có toàn quyền định đoạt việc để lại tài sản cho ai và có quyền không cho ai được hưởng di sản sau khi mất miễn là đang trong tình trạng minh mẫn, tự nguyện không bị ai ép buộc.
Trường hợp bà ĐTD có thể để di chúc để căn nhà trên cho con riêng Nguyễn Thị C, cần lập di chúc tại Phòng công chứng hoặc tại UBND phường xã nơi bà cư trú.
Việc dành quyền thừa kế toàn bộ căn nhà trên cho Nguyễn Thị C là hoàn toàn được nếu không bị ép buộc như đã nói.
Trường hơp bà ĐTD không để lại di chúc thì căn nhà trên là di sản thừa kế được chia cho các hàng thừa kế theo luật.
Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Gia đình có 4 anh em trai,trong đó có 01 người cha mẹ cho là bấc hiếu (Nhưng không có làm thủ tục từ con), gia sản khoản 5tỉ di chúc lại cho con mà không chia cho 01 người đó thì có phù hợp không?
Trả lời;
Chào bạn
Theo quy định của pháp luật thì người có tài sản thuộc sỡ hữu của mình có quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ ai mà ko phụ thuộc vào ý kiến của người nhận tài sản. Do vậy, nếu cha mẹ anh nhận thấy có một ngườii con bất hiếu, không đủ tư cách nhận di sản thừa kế thì đó là quyền của cha mẹ anh mà người con này ko có quyền có ý kiến gì. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý bạn là luật pháp có quy định các đối tượng sau đây được thừa hưởng di sản ko phụ thuộc vào nội dung di chúc bao gốm:
- Cha mẹ, vợ chồng
- Con chưa thành niên
- Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, bị tàn tật...
Nhưng người này được hưởng 2/3 của một suất thừa kế nếu phân chia theo quy định của pháp luật.
Thân mến
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Cụ của tôi (Ông bà nội của Bố tôi) có 2 ngườ con là : ông nội tôi là con cả và 1 ông chú. ông nôi tôi đi bộ đội và hy sinh năm 1968, Bố tôi và 1 cô ruột là 2 người con duy nhất của ông nội tôi được 2 cụ nuôi.
Đến năm 1997 Cụ ông của tôi quà đời và không có di chúc phân chia tài sản nào cả. sau thời gian đấy cụ bà của tôi vẫn sống và có phân chia đất đai bằng miệng cho ông chú tôi và bố tôi. nhưng không có giấy tờ cũng như người làm chứng sự phân chia đất của cụ bà. đến năm 2011 cụ bà của tôi qua đời và không để lại di chúc.
Bố tôi và Ông chú tôi đã có sổ đỏ 1/2 diện tích đất trong tài sản của Cụ tôi, nhưng còn 1/2 diện tích đất của Cụ chưa cấp sổ, đến năm 2012 ông chú tôi đã gọi cán bộ tư pháp Xã đến để khai báo 1/2 diện tích đất còn lại của hai cụ thành của ông chú, mà trong số đó có 1 phần diện tich đất cụ bà đã phân chia miệng cho Bố tôi. Bố tôi đã không đồng ý việc khai báo cấp đất của ông chú và ông chú tôi đã gửi đơn kiện lên UBND xã.
Luật sư cho tôi hỏi :
1. Trong trường hợp này pháp luật sẽ giải quyết như nào ?
2. Nếu Bố tôi gửi đơn kiện đòi phân chia đất theo quyền thừa kế thì sẽ được phân chia như nào ?
Kính mong Luật sư giải đáp vấn đề cụ thể giúp tôi, tôi xin chân thành cảm ơn !
Trả lời:
Theo trình bày của bạn, thửa đất đang tranh chấp là di sản của ông bà cụ của bạn, ông bà cụ không để lại di chúc nên phải phân chia theo luật, một nửa của ông chú và một nửa của ba bạn và hai cô. Tuy nhiên ông cụ mất năm 1997 đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện, phần của ông cụ trở thành tài sản chung chưa chia, nếu tất cả các thừa kế đều đồng ý chia thì tòa án mới phân xử, còn phần bà cụ thì tòa án thụ lý phân chia theo luật.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Gia đình tôi có 10 anh chị em ( 4 trai và 6 gái). Gia đình tôi có 45 sao đất ở, chưa cấp GSĐQS DĐ. Nay mẹ tôi di chúc cho 4 con trai thì chúng tôi là con gái có quyền đòi thừa kế hay không?
Trả lời: Chào bạn, nội dung bạn hỏi, tôi tư vấn như sau: Do bạn trình bày không rõ ràng, cụ thể về nguồn gốc đất của gia đình bạn là đất gì, được cấp cho mẹ bạn, cha bạn hay chung của gia đình. Tuy nhiên theo quy định tại Điều 669 BLDS 2005. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Nếu như mẹ bạn là người chủ sử dụng của các tài sản đất trên thì quyền định đoạt tài sản đó là thuộc về ý chí của mẹ bạn. Tuy nhiên theo quy định của điều luật trên thì những người được quy định như trên vẫn có quyền hưởng di sản mà không phụ thuộc di chúc. Chào bạn
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Gia đình tôi hiện đang sống trên một phần đất do ông nội đứng tên sổ đỏ đã hơn 12nam.Năm 2003 ông nội tôi mất không để lại di chúc.Ông nội và bà nội chung sống với nhau có 7 người con.Cho đến nay gia đình tôi làm thủ tục chuyển tên phần đất trên cho bà nội đứng tên nhưng co một người con không đồng ý ký tên chuyển nhượng.Khi tôi làm thủ tục trình bày mối quan hệ nhân thân không kê khai tên người đó,xã tôi không xác nhận vì biết rỏ người đó thuộc gia đình tôi,gia đình tôi đã tới nhà nói chuyện nhưng người đó vẫn một mực không đồng ý (người đó không cần phân chia nhưng cũng không hợp tác).Vậy kính mong có cách nào làm thủ tục chuyển nhượng mà không cần người đó không.cám ơn luật sư!
Trả lời: Chào bạn!
Vấn đề bạn hỏi tôi xin trả lời như sau:
Như bạn nêu, hiện tại gia đình bạn đang tiến hành thỏa thuận việc phân chia di sản thừa kế, phần di sản thừa kế do ông nội bạn để lại.
Nếu đã là thỏa thuận thì phải được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế, còn nếu giữa các đồng thừa kế không thỏa thuận, thống nhất với nhau về việc phân chia hoặc cho tặng kỷ phần thừa kế thì có thể làm đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Trong trường hợp này, nếu không thương lượng được thì gia đình bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND phường xã hòa giải trước, nếu hòa giải không thành thì chuyển hồ sơ lên Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giải quyết.
Theo tôi, những việc này trong gia đình nên tìm cách tháo gỡ và thỏa thuận với nhau là tốt nhất, không phải lúc nào tranh chấp đưa nhau ra cơ quan pháp luật là hay đâu, ông bà ta có câu "vô phúc mới táo tụng đình mà".
chúc bạn thành công
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Gia đình tôi có 02 anh em, sau khi mẹ tôi mất, bố tôi đứng tên quyền sở hữu đất trên mảnh đất gia đình tôi sinh sống, sau này anh em tôi không còn sống chung với bố tôi vì lý do ông đã có vợ 2, và bây giờ bố tôi có ý định bán đi mảnh đất đó.
Vậy tôi xin nhờ luật sư tư vấn là : - Chúng tôi có quyền thừa kế gì sau khi mẹ tôi mất? và bố tôi có được bán mảnh đất đó khi không có sự đồng ý của chúng tôi??
Kính mong luật sư tư vấn và giúp đỡ chúng tôi giải đáp thắc mắc.
Xin trân trọng cảm ơn!!
Trả lời: Chào bạn! Trường hợp của bạn, bạn cần làm rõ
1. Thời hiệu khởi kiện: Thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế là 10 năm (điều 645 Bộ luật dân sự) kể từ thời điểm mở thừa kế ( tính từ ngày mẹ bạn mất (trong giấy chứng tử).
2. Nguồn gốc đất:
- Nếu đất đó tạo lập vào thời điểm nào trướckhi bố mẹ bạn lấy nhau, sổ đỏ chỉ mang tên bố bạn và không có giấy tờ chứng minh việc bố bạn sát nhập miếng đất đó vào tài sản chung thì hai bạn không được thừa kế gì từ miếng đất đó.
- Nếu được tạo lập trong thời kì hôn nhân thì bạn tìm hiểu xem là được tặng cho hay mua bán. Nếu tặng cho thì bạn coi hợp đồng tặng cho xem có tên mẹ bạn hay không, nếu không có hợp đồng tặng cho hay tạo lập do mua bán thì hai bạn có quyền được hưởng thừa kế do mẹ bạn để lại là 1/3 miếng đất.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Quyền thừa kế
Cha mẹ tôi chết, không có di chúc, tài sản là 01 căn nhà và 5.000 m2 đất do ba tôi đứng tên. Chúng tôi có 05 anh chị em. Dự định sẽ chuyển quyền đồng sở hữu các tài sản. Xin hỏi:
1/- Việc chuyển nhượng giấy tờ sở hữu tài sản như vậy có phải đóng thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ, thuế chuyển sở hữu tài sản không.
2/- Tỷ lệ thuế là bao nhiêu phần trăm. Nộp ở cơ quan nào.
3/ Nếu muốn tham khảo thêm quy định về các loại thuế nêu trên thì phải tra cứu văn bản nào.
Trả lời: Chào bạn!
Khi làm thủ tục kê khai di sản thừa kế của cha mẹ, bạn chỉ đóng thuế trước bạ nhưng không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Tuy nhiên khi chuyển nhượng tài sản đó cho ngừơi khác ( không phải người có quan hệ gia đình như: anh chị em ruột với nhau, vợ với chồng, cha mẹ với con ruột hoăc con nuôi, ông bà với cháu nội , cháu ngoại, cha mẹ chồng ( vợ) với con dâu ( rể)...) thì bạn phải thực hiên nghĩa vụ thuế, mức thuế suất thường được chọn là 2% trên tổng giá trị tài sản chuyển nhượng,
Ngoài ra còn cách tính theo 25% giá chênh lệch nhưng do phức tạp nên ít ngừoi chọn. Bạn có thê tham khảo thêm các quy định về thuế tại luật thuế thu nhâp cá nhân số 04/2007/QH12, Nghị định số 100/2008/NĐ-CP, Thông tư 84/2008/TT-BTC...
Chúc bạn vui khỏe!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.