Chia di sản thừa kế \| chia di sản thừa kế theo luật
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 12 Tháng 8 2014
Hỏi:
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 06 Tháng 8 2013
Xin chào Luật Sư
Tôi và gia đình có một số thắc mắc rất mong được Luật Sư tư vấn.
Bố Mẹ tôi sinh được 3 người con. Năm 2007 Mẹ tôi mất, năm 2009 Bố tôi tái hôn nhưng không có con chung với người vợ thứ hai. Giữa năm 2012 Bố tôi mất đột ngột và không để lại di chúc, Bố tôi có 2 cuốn sổ tiết kiệm mở tại ngân hàng chi nhánh huyện nơi sinh sống và đều đứng tên Bố tôi (không rõ giá trị số tiền) . Sau khi Bố tôi mất người mẹ kế đã đi sang tên và rút tiền trong 2 cuốn sổ tiết kiệm mang tên Bố tôi mà không hề hỏi ý kiến của ba chị em chúng tôi. Vậy tôi xin hỏi khi ngân hàng giải quyết cho người mẹ kế rút tiền trong sổ tiết kiệm mang tên Bố tôi là đúng hay sai và chị em chúng tôi có được hưởng thừa kế từ 2 cuốn sổ tiết kiệm mang tên Bố tôi không? Nếu được hưởng thừa kế từ 2 cuốn sổ tiết kiệm của Bố tôi thì chúng tôi phải tiến hành những thủ tục gì?
Tôi xin chân thành cảm ơn
Trả lời:
Chào bạn,
Bố bạn mất thì các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất (cha mẹ, vợ, con người mất) có quyền hưởng di sản để lại. Sổ tiết kiệm là tiền nên cũng là tài sản trong khối di sản. Vì di sản chưa chia nên mọi giao dịch diễn ra phải được các đồng thừa kế đồng ý. Ngân hàng đã sai khi để mẹ bạn rút tiền. Phía bạn có thể thỏa thuận với mẹ bạn về số tiền đó hoặc yêu cầu ngân hàng hoàn trả số tiền này cho các đồng thừa kế. Cả hai cách này, nếu các bên không tự thỏa thuận được thì có thể yêu cầu tòa án giải quyết.
Trân trọng!
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 28 Tháng 4 2013
Em có 1 vấn đề liên quan đến quyền thừa kế, mong được tư vấn.
Chuyện là Ông Ngoại em mất năm 1981 và có để lại 1 miếng đất nhưng không có di chúc cho các người con. Ông em có tất cả là 7 người con trong đó có Mẹ em, vì hoàn cảnh cuộc sống nên những người con có Mẹ em phải đi lấy chồng và sinh sống nơi khác nên không thể ở đó nữa, Cậu em vẫn ở trên miếng đất đó để trông giữ hương hỏa cho Ông Bà. Và hiện nay Cậu em đã có sổ đứng tên quyền sử dụng đất trong khi Mẹ em không hay biết gì, qua 1 số lời khuyên của bà con nên Mẹ em có đề cập đến việc phân chia miếng đất cho các anh chị em (do Cha Mẹ để lại, khi mất không có di chúc cho ai) thì người Cậu tỏ thái độ từ chối và có nói "đất đã ra giấy do Cậu đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Cậu em, thời gian đã quá lâu có đi thưa cũng vô ích". Em xin hỏi như vậy Mẹ em có thể đưa ra tòa để đòi lại phần tài sản do Ông,Bà để lại hay không? Vì 1 phần tình nghĩa anh,em nên sự việc đã quá lâu không biết sẽ như thế nào!
Trả lời:
Điều 645 Bộ luật dân sự quy định: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế...”.
Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao quy định: Đối với các trường hợp chết trước ngày có hiệu lực của pháp lệnh thừa kế (ngày 10/9/1990) thì thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế được quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế (thời hiệu đến 10/9/2000). Đối với di sản là nhà ở thì thời hạn khởi kiện tranh chấp về thừa kế kéo dài tới ngày 10/3/2003.
Như vậy, theo các quy định pháp luật nêu trên thì đến nay đã hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp về thừa kế. Do vậy, nếu mẹ bạn có tranh chấp về thừa kế thì Tòa án cũng không giải quyết. Vụ việc của gia đình bạn cũng không đủ điều kiện yêu cầu tòa án chia tài sản chung theo quy định tại Nghị quyết số02/2004/NQ-HĐTP nêu trên. Giải pháp duy nhất của gia đình bạn là thỏa thuận, hòa giải để điều hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 19 Tháng 2 2013
mẹ tôi đã mất năm 1997 không để lại di chúc. sau đó ba tôi mất năm 2006 không để lại di chúc. ba mẹ tôi để lại cho 10 anh em tôi căn nhà có diện tích đất khoảng chừng là 300m2. Gia Đình tôi có tất cả 10 anh chị em, trong đó có 3 anh em trai và 7 chị em gái, và có 1 người em đã xây lên 1 ngôi nhà để ở, nhưng chúng tôi khong dong y, vậy theo luật pháp hiện hành bây giờ thì miếng đất đó sẽ được chia như thế nào? và phải làm thế nào thì chúng tôi có thể xây nhà thờ tổ tiên trên miếng đất đó?
chúng tôi xin trân thành cảm ơn luật sư, rất mong nhận được sự hồi âm của luật sư.
Trả lời: Xin chào bạn!
Theo quy định của pháp luật thì di sản mà cha mẹ bạn để lại mà không để lại di chúc thì sẽ được chia theo pháp luật, di sản này sẽ được chia đều thành mười phần bằng nhau cho 10 người con.
Nếu người em mà đã xây dựng nhà trên đất mà những anh em còn lại không đồng ý, thì có quyền yêu cầu Tòa án phân chia di sản cho anh em của bạn.
Để xây dựng nhà thờ tổ tiên trên mảnh đất đó sẽ do các anh em của bạn thỏa thuận thống nhất với nhau. Rồi sau đó, phần đất còn lại chia đều cho các anh em. Tôi nghĩ như vậy sẽ hợp lý.
Chúc bạn may mắn!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 19 Tháng 2 2013
ông nội em đã mất năm 2004 và không để lại di chúc thừa kế. ông nội em có 4 người con gồm: bố em, chú em ( đã hy sinh) và 2 cô. em xin hỏi thủ tục chia thừa kế được tiến hành nhu thế nào? theo em được biết thì hàng thừa kế thứ nhất hiện nay gồm bà nội em, bố em và 2 cô. hiện tại tất cả giấy tờ nhà đất đều đứng tên ông nội gồm đất ở và đất nông nghiệp.
Trả lời: chào ban!
theo những gì bạn trình bày thì mình có thể hiểu là giữa ộng nội bạn và bà nội bạn không có tài sản chung. lưu y với bạn như thế này dù cho tất cả tài sản đều đứng tên ông nội bạn nhưng nếu bà bạn chứng minh được khối tài sản đó có sự đóng góp của bà bạn thì khối tài sản chung của vợ chồng phải chia đôi bạn ah.
còn nếu khối tài sản đó mang tên ông bạn, thì chia thừa kế chia 4 thôi bạn ah. mỗi người 1/4 gồm bà nội ban, bố bạn và hai cô bạn.
thân ái!
Em photo một bộ hồ sơ giấy tờ về tài sản, giấy chứng tử của ông, giấy tờ về nhân thân của những người thuộc hàng thừa kế rồi mang ra phòng công chứng gần nhà để được hướng dẫn và làm thủ tục khai nhận thừa kế.
Dịch vụ tư vấn ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn, giải quyết ly hôn, ly hôn đơn phương, Thuận tình ly hôn trọn gói nhanh chóng, an toàn. Quý khách có nhu cầu tư vấn ly hôn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ly hôn.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 19 Tháng 2 2013
Ông bà nội tôi sống chung với nhau sinh được 05 người con gồm ba mẹ tôi là A và bốn anh chị em B,C,D,E ( E chết lúc nhỏ, ko có gđ) và tạo lập được 1ha đất Nông nghiệp và 2.500m vuông đất nhà( Gồm đất và căn nhà của ông bà nội). Năm 1995 Ông nội tui mất A sống chung và nuôi dưỡng bà Nội tui, thờ cúng và đã sửa chữa căn nhà được 02 lần vào năm 97,98. Năm 2000 khi nhà nước có chủ trương cấp giấy chứng nhận QSD đất, A đi kê khai và được nhà nước cấp giấy chứng nhận QSD đất cho A ( Không có giấy Uỷ quyền or cho tặng gì của bà Nội tui), đến năm 2008 bà Nội tui mất, B,C,D yêu cầu toà án Sơ thẩm chia tài sản ra 04 phần bằng nhau;Xin cho tôi hỏi:
1. Nếu chia theo pháp luật thì Toà án sẽ chia làm sao? có chia phần của Ông nội tôi không vì thời hiệu khởi kiện đã hết?
2. Công gìn giữ, phụng dưỡng, thờ cúng của Ba Mẹ tui có được bù trừ gì không:
Xin Cám on Luật Sư! Trân trọng kính chào!.
Trả lời: Ông bà nội đã tạo lập một mảnh đất 2500 m2 đất nhà và 1ha đất nông nghiệp, đó sẽ coi là tài sản chung của ông bà nội bạn.
Năm 1995 ông nội bạn mất, như vậy di sản thừa kế của ông nội bạn là 1250 m2 đất nhà và 1/2ha (nếu tôi ko nhầm thì nó tương đương với 5000 m2) đất nông nghiệp. Do tới nay thời hiệu khởi kiện đã hết nên diện tích đất trên sẽ được coi là tài sản chung của 5 người là bà nội bạn, A, B, C, D (vì E đã chết nên ko chia thừa kế).
--> Mỗi người sẽ được hưởng 250 m2 đất nhà và 1/10ha (1000 m2) đất nông nghiệp.
Việc A đi kê khai và làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà ko có giấy ủy quyền hoặc tặng cho gì là sai quy định của pháp luật, nên khi có tranh chấp xảy ra, thì gcn đó cũng không thể làm căn cứ để chứng minh A là CSD hợp pháp của mảnh đất đó được.
Năm 2008 bà nội bạn mất, di sản thừa kế của bà nội của bạn là 1500 m2 đất nhà ở và 6000 m2 đất nông nghiệp. Di sản này cũng sẽ được chia là 4 phần cho A, B, C, D mỗi người sẽ được 375 m2 đất nhà và 1500 m2 đất nông nghiệp.
Căn nhà mà gia đình bạn đang ở sẽ được định giá và chia theo pháp luật (trong đó, việc tôn tạo, nâng cấp căn nhà của gia đình bạn cũng sẽ được tính vào và hoàn trả cho gia đình bạn trước khi chia).
Còn đối với việc nuôi dưỡng ông bà bạn thì tôi nghĩ đó là nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ nên sẽ khó có thể tính công được bạn ạ.
Tóm lại, với 4 người con A, B, C, D thì mỗi người sẽ được hưởng 425 m2 đất nhà ở, 2500 m, và 1/4 giá trị căn nhà sau khi đã trừ đi chi phí mà gia đình bạn đã tôn tạo sửa chữa.
Dịch vụ tư vấn ly hôn, tư vấn thủ tục ly hôn, giải quyết ly hôn, ly hôn đơn phương, Thuận tình ly hôn trọn gói nhanh chóng, an toàn. Quý khách có nhu cầu tư vấn ly hôn hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn ly hôn.
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 24 Tháng 1 2013
Ba mẹ chồng tôi có 1 ngôi nhà trên diện tích đất là 340 m2. gia đình ba mẹ chồng tôi có 6 người con. Các anh chị đã có gia đình và ở riêng. còn vợ chồng tôi là út nên sống cùng cha mẹ. Đầu năm 2009 ba chồng tôi mất. Nay ngôi nhà trên bị giải tỏa và được đền bù 2 lô đất . Tuy nhiên đến nay Ban quản lý DA vẫn chưa tiến hành giải quyết bố trí tái định cư cho gia đình tôi với lý do gia đình tôi đang có tranh chấp về đất đai liên quan đến việc thừa kế của ba chồng tôi. BQL DA chỉ tiến hành việc bố trí tái định cư khi có văn bản thỏa thuận và cam kết không còn tranh chấp giữa các anh/chị chồng tôi.
Hiện nay mẹ chồng tôi đã về sống với anh, còn vợ chồng tôi thì đang phải thuê nhà để ở. Vợ chồng tôi vẫn chưa thỏa thuận được với các anh/chị, và chúng tôi cũng đã tới UBND phường cũng như quận họ đều nói phải có văn bản thỏa thuận của các anh/chị tôi thì mới tiến hành giải quyết bố trí tái định cư cho gia đình tôi.
Xin hỏi luật sư với trường hợp của tôi thì giải quyết như thế nào?
rất mong nhận được sự hồi âm sớm từ luật sư.
chân thành cảm ơn luật sư!
Trả lời: Trường hợp của bạn, nếu gia đình không tự thỏa thuận được thì chỉ còn con đường là yêu cầu Tòa án can thiệp.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 24 Tháng 1 2013
Nhà tôi sau khi bà mất, có chia đủ đất đai cho 7 anh em trong nhà. Đã lập di chúc và mọi người đều ký đầy đủ và đã được xã chứng nhận. Nhà tôi là con trưởng nên được cái nhà chính là căn nhà 3 gian (gồm sân). ngay sát cạnh là một căn nhà gác, mà 1 chú tôi được thừa kế.
Sau một thời gian khi bà tôi mất đi, các chú có đòi lấy căn nhà 3 gian đó xây làm nhà thờ chung và cùng đứng tên 7 người, nhưng bố tôi không đồng ý. Và các chú tôi nói là không công nhận cái di chúc đã lập từ trước. Vì do tin tưởng nên bố tôi đã không lập sổ đỏ cái căn nhà được quyền thừa kế, và cũng không ở đấy mà cho bà cô tôi trông.
Do vậy tôi muốn hỏi các luật sư để nhờ tư vấn về pháp lý
- Thứ nhất: Cái di chúc đã được lập trc đó, nếu bố tôi không đồng ý thì các chú tôi có tự ý hủy được không.
và nếu muốn hủy cần những điều kiện gì.
- Thứ 2: Miếng đất mà bố tôi được thừa kế như thế có được gọi là đang tranh chấp không và liệu bố tôi có được lập sổ đỏ cho miếng đất đấy mà không cần phải thông qua chữ ký của các chú tôi hay phải thông qua ai khác không.
- Thứ 3: do bố tôi hiện đang ốm nặng (do bị shock vì các chú lật lại đòi đất) nên nếu có mệnh hệ j, liệu gia đình tôi mà cụ thể là mẹ tôi và tôi có đầy đủ pháp lý để giành lại căn nhà mà bố tôi được thừa kế không.
Xin cảm ơn rất nhiều ạ
Trả lời: Chào bạn,
Thứ nhất, trong tình huống bạn có nói đến "Bản di chúc", tôi xin hỏi lại là Bản di chúc mà bạn nói có phải do bà nội bạn lập không? Bản di chúc đó bà nội bạn lập trước khi mất và khi bà nội bạn mất thì lấy đó làm căn cứ để chuyển quyền sử dụng đất cho ba bạn cũng như cô chú của bạn có phải không? Nếu đó là Di chúc do bà nội bạn lập thì sau khi bà nội bạn mất, bản di chúc đó dĩ nhiên là không thể thay đổi được.
Thứ hai, trường hợp bà nội bạn không lập di chúc, mà sau khi bà nội bạn mất cả ba bạn và các cô chú của bạn đã lập một thỏa thuận để phân chia di sản của bà nội bạn và ra UBND xã chứng nhận thì bạn thỏa thuận đó vẫn có giá trị. Và đương nhiên các cô chú của bạn không thể lật lọng, thay đổi lại bản thỏa thuận đó. Gia đình bạn có thể căn cứ vào bản thỏa thuận này để sang tên quyền sử dụng đất cho ba mẹ bạn.
Trong trường hợp của bạn, cần phải quan tâm một số lưu ý sau:
1. Bà nội bạn mất, vậy nhà bạn có còn ông nội không? Hay ông đã mất trước bà;
2. Bà mất có để lại di chúc không? Di chúc này bằng văn bản hay bằng miệng?
3. Thỏa thuận mà bạn nói đến có nội dung cụ thể, hình thức như thế nào? Đây sẽ không được coi là Di chúc nếu do các đồng thừa kế (ở đây là tất cả các con của Bà nội bạn) lập ra.
Trường hợp này của nhà bạn, có thể, theo tôi hiểu:
- Văn bản mà bạn nêu ra là do Bố bạn và các anh chị em cùng nhau lập ra để phân chia tài sản sau khi bà bạn mất. Nó sẽ được coi như là một Thỏa thuận phân chia di sản của các đồng thừa kế.
Do vậy, tôi xin trả lời các câu hỏi của bạn:
1. Đối với "Di chúc" được lập trước đó, tùy thuộc vào nội dung, hình thức và thời điểm lập Văn bản này, theo như bạn nói thì cho dù Bố bạn không đồng ý thì các chú, bác của bạn vẫn có thể hủy văn bản "Di chúc" đó bằng cách khởi kiện tại Tòa án nơi có mảnh đất đó để yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật hoặc yêu cầu hủy bản di chúc để chia thừa kế theo pháp luật, nhưng chỉ khi còn thời hiệu nghĩa là trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm bà bạn mất.
2. Hiện nay, nếu xảy ra sự việc như vậy thì Bố bạn sẽ rất khó làm Sổ đỏ do đang có tranh chấp và nếu các chú của bạn chỉ cần có 1 Đơn ra UBND xã thì việc cấp Sổ đỏ cho gia đình bạn sẽ rất khó thực hiện;
3. Bố bạn có thể ủy quyền cho Mẹ bạn hoặc bạn để thực hiện việc giải quyết tranh chấp liên quan đến mảnh đất này. Nếu sau này, thì Mẹ bạn và bạn hoàn toàn có quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp đối với mảnh đất này.
Thân!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 24 Tháng 1 2013
Tôi rất mong được sự tư vẫn của các anh/chị Luật sư về một trường hợp như sau:
Hai bác tôi có hai người con trai đều đã trưởng thành, người con lớn ra ở riêng, còn người con út vẫn ở cùng với bố mẹ. Hai bác tôi có diện tích đất là 360m2 đã được cấp giấy chứng nhận QSDĐ mang tên cả hai bác, trên đất có nhà ở, cây ăn quả... Hai bác tôi đều mất trước năm 1999, không để lại di chúc thừa kế cho ai, kể từ khi hai bác tôi mất, người con út vẫn sống tại nhà, trên mảnh đất của hai bác, không có ai tranh chấp gì về nhà, đất, tài sản của hai bác để lại từ đó cho đến hết năm 2010. Đầu năm 2011 người con cả khởi kiện về thừa kế nhưng đã hết thời hiệu thừa kế nên Toà án trả lại đơn khởi kiện. Nay người con út muốn hợp thức hoá tài sản của bố mẹ để lại mà mình đang quản lý (giấy chứng nhận QSDĐ vẫn mang tên bố mẹ và người con trai út vẫn đang quản lý sổ đỏ này, nay muốn chuyển giấy chứng nhận QSDĐ sang tên mình) thì anh con trai út phải làm những thủ tục gì? Mong sớm nhận được hồi âm từ các Luật sư.
Trả lời: Trường hợp của bạn, người em út này không thể chuyển GCN QSDĐ sang tên mình, vì:
- Tuy hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế nhưng khi khai di sản thì người anh cả vẫn có tên trong những người hưởng di sản và
- Mảnh đất đó là sở hữu chung của các đồng thừa kế (người anh cả và người em út) theo mục 2.4 NQ02/2004/NQ-HĐTP có hướng dẫn về trường hợp này.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Phân chia di sản thừa kế
- Được đăng: 24 Tháng 1 2013
năm 2003 bố tôi mất (không lâp di chúc để lại) Mảnh đất đó là tài sản chung của 2 Bố mẹ, sau khi bố tôi mất mẹ tôi không làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất sang tên mẹ mà chỉ tự lập biên bản thỏa thuận phân chia tài sản cho chúng tôi với sự chứng kiến của 2 bác ruột và ( tôi và em gái ) cụ thể chia như sau: Tổng diện tích 125m2.
Nhà lớn và nhà bếp chiều dài 18m, chiều rộng 5,0 m( đã có nhà) để lại cho tôi.
Phần đất còn lại chiều dài 7m rộng 5.0( chưa có nhà) = 40m2 để lại cho em gái tôi.
cho tôi hỏi mẹ tôi chia như vậy có đúng với quy định của pháp luật không?
mẹ tôi có cần làm thủ tục thừa kế chuyển quyền sử dụng đất của cha tôi để lại không
Trả lời: thế này bạn ah. bạn có phản đối việc mẹ bạn chia như vậy không? nếu bạn không phản đối thì việc mẹ bạn chia như vậy là (sự thỏa thuận chia tài sản giữa các đồng thừa kế) hoàn toand hợp pháp.
còn nếu chia theo pháp luật thì xin thưa với bạn như sau:
mảnh đất là A. thì mẹ bạn xẽ được A/2+ A/6 = 4A/6 tức mẹ bạn xẽ được hai phần 3 mảnh đất.
bạn và em gái bạn A/6 tức mỗi người được 1 phần sáu mảnh đất. cả hai anh em xẽ được 1 phần ba mảnh đất.
nếu bạn hoặc em gái bạn có yêu cầu chia thừa kế đối với phần đất của bố bạn để lại thì người ta có thể xem xét. nhưng chưa chắc xẽ chia ngay cho hai bạn nếu đó là mảnh đất duy nhất là nguồn sống duy nhất của mẹ bạn.
còn nếu các bạn không có yêu cầu chia thì cũng chả cần.
ps: mẹ bạn chia như thế là có lợi cho bạn rồi, bạn còn muốn đòi hỏi gì nữa.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc