Thành lập công ty tại Singapore, Thành lập công ty ở Singapore, thủ tục Thành lập công ty tại Singapore, hồ sơ Thành lập công ty tại Singapore, điều kiện Thành lập công ty tại Singapore, tư vấn Thành lập công ty tại Singapore
Thành lập công ty ở Singapore ra sao?
Nhằm giúp các công ty Việt Nam trong quá trình mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế, thiết lập văn phòng đại diện (VPĐD) hoặc thành lập pháp nhân mới tại Singapore, chúng tôi sẽ lần lượt cung cấp đến quí vị trình tự và thủ tục thành lập pháp nhân hoặc chi nhánh pháp nhân tại Singapore...
Nhằm giúp các công ty Việt Nam trong quá trình mở rộng phạm vi kinh doanh quốc tế, thiết lập văn phòng đại diện (VPĐD) hoặc thành lập pháp nhân mới tại Singapore, chúng tôi sau đây sẽ lần lượt cung cấp đến quí vị trình tự và thủ tục thành lập pháp nhân hoặc chi nhánh pháp nhân tại Singapore.
Trong bài này đề cập đến một loại hình doanh nghiệp phổ biến, các loại hình khác sẽ được giới thiệu trong các bài sau:
I. Mô hình công ty và đối tượng được thành lập Công ty.
1.Mô hình công ty có tên gọi : Private limited liability Company là loại hình phổ biến tại Singapore. Đây là loại hình doanh nghiệp mà các chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ hữu hạn trong phần vốn góp tại doanh nghiệp.
2. Đối tượng: Công dân hoặc thường trú nhân (SPR) hoặc người nước ngoài từ 18 tuổi trở lên có quyền thành lập doanh nghiệp tại Singapre.
II. Những điều cần biết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Singapre.
1.Tên gọi của Công ty: Về nguyên tắc, tên gọi của Công ty phải được đăng ký và chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền.
2. Directors: Người điều hành doanh nghiệp theo luật Công ty Singapre phải có tối thiểu 01 người điều hành là người bản địa (được hiểu hoặc là Công dân Singapre,Thường trú nhân (PR) hoặc người được cấp thẻ Entrepass, Employment Pass hoặc Dependent Pass). Người đó tổi thiểu 18 tuổi, không phải là người đã từng phá sản hoặc mất tư cách kinh doanh do vi phạm pháp luật trong quá khứ. Đồng thời, Luật không yêu cầu người điều hành nhất thiết là cổ đông của Công ty.
3. Cổ đông của Công ty: Một công ty theo mô hình này, có số cổ đông tối thiểu là 1 và tối đa là 50. Giám đốc và cổ đông của công ty có thể cùng môt người và ngược lại. Luật cũng cho phép cổ đông 100% là người bản xứ hoặc người nước ngoài.
4. Thư ký của Công ty: Theo chương 171 luật về Công ty tại Singapre,tất cả các công ty đều phải chỉ định một chức danh thư ký trong phạm vi 6 tháng kể từ ngày thành lập. Trường hợp công ty duy nhất một chủ,một cổ đông thì người đó cũng không được kiêm nhiệm chức danh thư ký.Thư ký bắt buộc là cư dân thường trú tại Singapore.
5. Vốn thành lập công ty Công ty thành lập có số vốn góp tối thiểu $1, mức vốn góp có thể tăng bất kỳ thời điểm nào sau khi công ty đi vào hoạt động.
6. Địa chỉ hoạt động của công ty.: Công ty phải có địa chỉ xác định, không chấp nhận hình thức địa chỉ văn phòng qua hộp thư.
7. Thuế và lệ phí Đăng ký thành lập công ty tại Singapore được đánh giá là có sức hấp dẫn nhất khu vực do chính sách miễn giảm và thuế suất thấp.Bảng sau mô tả thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất giảm dần và mức thuế hiện tại: 1997- 00 2001 2002 2003-04 2005-06 2007-09 2010 26% 25.5% 24.5% 22% 20% 18% 16%
8. Một số lưu ý cho nhà đầu tư nước ngoài tại Singapore.
- Bạn phải thông qua một công ty chuyên nghiệp trong lĩnh vực đăng ký thành lập.Luật Singapore không cho phép cá nhân người nước ngoài tự đăng ký thành lập công ty.
- Không có qui định bắt buộc nào đối với việc áp dụng chế độ visa đi lại nếu bạn chỉ thuần túy mở công ty tại Singapore nhưng chưa có kế hoạch chuyển đến làm việc tại đây. Bạn được tự chủ trong việc điều hành công ty từ nước ngoài cũng như ra vào(nhập xuất cảnh) với visa dạng du lịch bất cứ khi nào để giải quyết công việc của Công ty.Tuy nhiên,đề nghị lưu ý bạn phải chỉ định một người bản địa làm người điều hành(theo qui định của Luật phải có ít nhất một người bản địa trong công ty.
- Nếu bạn có dụ định chuyển đến Singapore để điều hành công ty,bắt buộc bạn cần đăng ký để lấy giấy phép lao động dạng Employment Pass hoặc Entrepreneur Pass. Khi bạn đã có giấy phép lao động,bạn có thể điều hành công ty với tư cách là người bản xứ.Như vậy,thông thường các nhà đầu tư nước ngoài thuê tạm thời một giám đốc điều hành và sự chuyển giao trách nhiệm quản lý sẽ thực hiện khi nhà đầu tư đã được cấp giấy phép lao động. Về nguyên tắc,mọi hoạt động của công ty bạn không cần sự hiện diện của bạn ngoại trừ các trường hợp như mở tài khoản nhà bank.
III. Văn bản yêu cầu cho việc thành lập công ty tại Singapre
Việc thành lập công ty tại Singapre, cần đáp ứng các thủ tục sau: Tên công ty Bản mô tả khái quát lĩnh vực kinh doanh. Danh sách cổ đông sáng lập Thành viên ban điều hành Địa chỉ đăng ký công ty Thư ký thường trực của Công ty Các biểu mẫu khác(Memorandum and Articles of Association (MAA). Singapore Company Registrar provides a standard MAA document that is suitable for most instances. Công ty tư vấn sẽ tập hợp các tài liệu từ phía nhà đầu tư phục vụ quá trình đăng ký: Đối với nhà đầu tư nước ngoài : Bản Copy Passport, địa chỉ cư trú tại nước ngoài(Việt Nam ) và các giấy tờ chứng minh khác gồm: Thư giới thiệu của ngân hàng,thông tin về cá nhân và doanh nghiệp hiện nay mà nhà đầu tư đang điều hành. Đối với cư dân Singapore: Citizen và SPR Copy of Singapore identity card If the shareholder is a corporate entity: Copy of registration documents such as Certificate of Incorporation and Memorandum & Articles of Association. Lưu ý các văn bản nêu trên bắt buộc phải có công chứng tiếng Anh.
IV.Thủ tục đăng ký và thời hạn đăng ký công ty tại Singapore Thủ tục được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả mà không phải thông qua bất kỳ sự phiền nhiễu nào,theo qui định chung việc hoàn thành thủ tục thành lập công ty hoàn thành trong khoang 1 đến 2 ngày. Theo qui định, có 2 bước trong qui định đăng ký thành lập công ty :
a. Chứng thực tên Công ty(nhằm khẳng định tính hợp lệ và không trùng với tên công ty hiện hành.
- Theo luật công ty tại Singapore,quá trình thành lập công ty trước tiên cần được sự chấp thuận về tên gọi của Công ty. Thông thường tên gọi Công ty được công nhận trong khoảng dưới 01 h làm việc trừ trường hợp công ty có tên lien quan đến các lĩnh vực Ngân hàng, bảo hiểm, luật, truyền thông,vv) do việc có liên quan đến các cơ quan có thẩm quyền nên việc trì hoãn có thể nên đến khoảng 1 đến 3 tuần làm việc.
- Để việc chứng thực tên công ty dễ dàng hơn, cần đảm bảo tên gọi mà bạn muốn đặt: Không trùng hoặc tương tự các công ty đang hoạt động tại Singapore.Hoặc không có vi phạm về đăng ký bản quyền nhãn hiệu,không tục tĩu hoặc quá thô tục,không phải là đối tượng đặt chỗ trước.
b. Hợp nhất công ty Cả hai bước được thực hiện trong cùng ngày ngoại trừ sự trì hoãn xảy ra liên quan đến việc chứng thực tên công ty hoặc danh sách cổ đông
Những quy định về kinh doanh tại Singapore
Để tiến hành kinh doanh được thuận lợi, doanh nghiệp nên chú ý các quy định của Singapore về xuất nhập khẩu, thuế, kiểm dịch và một số quy định khác.
Các doanh nghiệp khi có nhu cầu trao đổi thương mại với Singapore cần nắm rõ những quy định về xuất nhập khẩu, thuế và các quy định khác.
Singapore là quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Đông Nam Á, với tốc độ tăng GDP quý 2/2010 là 26%, quý 1 là 45,9%.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2010, Singapore tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại thị trường ASEAN, với tổng trị giá hàng hoá trao đổi giữa hai nước là 3,25 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu là 16,1%.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vào Singapore gồm: dầu thô, gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... Trong đó 6 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu gạo là hơn 339 nghìn tấn đạt 138,8 triệu USD; dầu thô đạt 780 nghìn tấn tương đương 459,5 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu từ Singapore chủ yếu là xăng dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ chiếm tới hơn 60% tổng kim ngạch hàng nhập khẩu từ nước này.
Ngoài ra, chất dẻo nguyên liệu; máy vi tính và linh kiện điện tử; máy móc thiết bị, phụ tùng; và giấy cũng là các mặt hàng chiếm kim ngạch nhập khẩu lớn từ thị trường Singapore.
Để tiến hành kinh doanh được thuận lợi, doanh nghiệp nên chú ý các quy định của Singapore về xuất nhập khẩu, thuế, kiểm dịch và một số quy định khác.
Các quy định về xuất nhập khẩu
Các quy định về xuất nhập khẩu của thị trường Singapore khá chặt chẽ.
Chứng từ yêu cầu xuất trình gồm: hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, vận đơn, các chứng từ liên quan khác (giấy phép nhập khẩu…).
Các thương nhân kinh doanh các sản phẩm thực phẩm tươi sống hoặc đã qua chế biến (bao gồm cả các thiết bị chế biến thực phẩm) ngoài việc đăng ký với Hải Quan, cần phải đăng ký với Cơ Quan Thú Y và Thực Phẩm Nông Nghiệp (AVA).
Các nhà nhập khẩu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO) sẽ được hưởng ưu đãi về thuế quan. Ô tô nhập khẩu vào Singapore, trước hết phải có được giấy cho phép thanh toán thuế hàng hóa dịch vụ.
Nhà nhập khẩu phải xin được giấy phép nhập khẩu thông qua TradeNet (hệ thống điện tử do Cục Hải quan Singapore quản lý) trước khi nhập bất kì một loại hàng hóa nào.
Việc nộp thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), thuế hải quan và các phí khác sẽ được tự động khấu trừ vào tài khoản của thương nhân đó tại ngân hàng. Theo các nhà chức trách thì 90% các trường hợp, thời gian làm một thủ tục xin giấy phép qua TradeNet chỉ mất khoảng 10 phút.
Các hàng nhập khẩu có giấy phép tạm nhập ATA thì không cần phải có giấy phép nhập khẩu.
Một số mặt hàng Singapore cấm nhập khẩu gồm: rượu, thuốc lá (có đánh dấu “Singapore không trả thuế), kẹo cao su, bật lửa hình súng, thuốc và chất kích thích, pháo, nguyên liệu độc hại...
Một số mặt hàng thuộc diện kiểm soát gồm: máy móc giải trí, máy chiếu phim, mặt hàng có chứa a-mi-ăng, pin, dầu diesel, pháo hoa…
Đối với những mặt hàng nhập khẩu nhằm thu hút đơn đặt hàng nước ngoài; để trưng bày triển lãm tại Singapore để tạo điều kiện cho những nhà sản xuất Singapore sản xuất những sản phẩm tương tự phục vụ những đơn đặt hàng nước ngoài hay những phẩm của nhà sản xuất nhằm mục đích sao chép, kiểm tra hoặc thử nghiệm trước khi sản xuất hàng loạt ở Singapore thì sẽ không cần nộp thuế nếu được nhập khẩu.
Chính sách thuế và thuế suất
Hầu hết hàng hoá xuất nhập khẩu của Singapore không phải nộp thuế, trừ xe máy, rượu, xăng dầu và thuốc lá là bị đánh thuế nặng.
Thuế GST 3%, là thuế đánh vào tiêu dùng nội địa trong Singapore. Thuế sẽ áp dụng bất kì khi nào người tiêu dùng mua hàng hoá và dịch vụ từ kinh doanh đăng ký GST tại Singapore.
Tất cả hàng nhập khẩu (bất kể bán tại trong nước hay tái xuất khẩu) đều phải chịu thuế GST trừ khi hàng hoá được coi là ưu tiên đặc biệt của Cơ quan Thuế và Hải quan Singapore.
Nếu hàng hoá được giữ tại các khu mậu dịch tự do (FTZ) thì không bị coi là hàng nhập khẩu nên không áp dụng GST cho đến khi hàng hoá rời các FTZ để bán tại Singapore (hàng tái xuất từ FTZ được miễn thuế GST).
Nguyên liệu cho sản xuất được miễn thuế (3% GST) hoặc hoàn thuế khi tái xuất khẩu sản phẩm.
Qui định về kiểm dịch động thực vật
Luật kinh doanh thực phẩm (Sale of food Act) ban hành năm 1985 quy định cấm mọi hình thức hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nhãn mác.
Hàng hóa không đủ phẩm chất đều phải tiêu huỷ, nếu vi phạm phải sử lý theo luật pháp. Cơ quan AVA chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng của sản phẩm tươi sống.
AVA là cơ quan cấp Chứng chỉ về chất lượng, vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm hoa quả, rau… và chứng chỉ cho các trang trại sản xuất đủ tiêu chuẩn cung cấp sản phẩm vào thị trường Singapore.
Nhà nhập khẩu Singapore chỉ được nhập khẩu từ những cơ sở được chứng nhận và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nhập khẩu. AVA sẽ kiểm tra lần cuối hàng nhập khẩu trước khi cho tiêu thụ tại thị trường Singapore.
Qui định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ
Singapore chưa áp đặt các loại sản phẩm nhập khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tuy nhiên Chính phủ Singapore đang khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm HACCP.
Riêng mặt hàng điện tử, thiết bị và linh kiện điện tử trong quy định về bảo vệ người tiêu dung, Cơ quan An toàn Singapore đã đưa ra danh mục 47 mặt hàng bị quản lý, và 35 yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn, quy chuẩn.
Từng mặt hàng bị quản lý đều có qui định rõ số hiệu, loại tiêu chuẩn cụ thể của Singapore, hoặc của nước ngoài cùng với các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể.
Hàng thực phẩm và thuỷ sản phải tuân thủ các quy định đối với hàng thực phẩm trong Bộ luật "Sale of Food Act" và sẽ chịu kiểm dịch và kiểm tra chất lượng từ AVA.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- 30/04/2013 10:05 - Thủ tục Thành lập công ty tại Myanmar
- 30/04/2013 09:56 - Thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân n…
- 30/04/2013 09:54 - Thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân S…
- 30/04/2013 09:50 - Thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Lào
- 30/04/2013 09:48 - Thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Lào
- 30/04/2013 09:40 - Thủ tục mở công ty tại mỹ, Văn phòng đại diện tại …
- 29/04/2013 22:20 - Thủ tục đăng ký thuốc
- 25/04/2013 17:12 - Đăng ký kinh doanh dịch vụ massage
- 25/04/2013 17:07 - Thủ tục đăng ký kinh doanh spa
- 25/04/2013 17:02 - Thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập, mở dịch vụ m…