Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc làm thủ tục Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp cho khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ làm thủ tục Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp của chúng tôi.

Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tạm thời ngừng các hoạt động kinh doanh do gặp khó khăn từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng chưa muốn giải thể doanh nghiệp.



Dịch vụ tư vấn tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp :

1.Tư vấn về tạm ngừng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp:

- Tư vấn điều kiện tạm ngừng hoạt động.

- Tư vấn về thời gian tối thiểu được tạm ngừng hoạt động kinh doanh và thời gian tối đa tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

- Tư vấn thủ tục thông báo tạo ngừng hoạt động kinh doanh.

- Tư vấn về trách nhiệm pháp lý của Doanh nghiệp trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

- Tư vấn giải trình lý do tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

2.Tiến hành các thủ tục tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp theo đại diện uỷ quyền:

- Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Tiến hành các thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

3.Cam kết của chúng tôi sau khi tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp:

- Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cung cấp Văn bản pháp luật liên quan đến nội dung tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc công ty nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam cho khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ công ty nước ngoài mở chi nhánh ở Việt Nam của chúng tôi.

Theo quy định của Luật Thương mại và Nghị định của Chính phủ số 45/2000/NĐ-CP ngày 6/9/2000 quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, được thành lập theo pháp luật Việt Nam để hoạt động thương mại, du lịch tại Việt Nam nhằm mục đích sinh lợi trực tiếp.
Một thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp du lịch nước ngoài được thành lập một chi nhánh tại Việt Nam để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chi nhánh không được thành lập văn phòng đại diện.
Để được thành lập chi nhánh tại Việt Nam, thương nhân nước ngoài (bao gồm cả trường hợp Việt kiều) phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước ngoài; đã hoạt động không dưới 5 năm, kể từ khi đăng ký kinh doanh; kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục do Chính phủ Việt Nam quy định.
 Thương nhân nước ngoài lập hồ sơ gồm các giấy tờ sau và gửi lên Bộ Thương mại Việt Nam:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh (theo mẫu);
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận và bản dịch ra tiếng Việt được cơ quan công chứng trong nước hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận.
- Trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày được cấp giấy phép, chi nhánh phải chính thức đi vào hoạt động và phải có văn bản thông báo cho cơ quan cấp giấy phép về địa điểm đặt trụ sở, số người Việt Nam, số người nước ngoài làm việc tại chi nhánh.
- Người đứng đầu chi nhánh có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài do thương nhân nước ngoài tự bổ nhiệm.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ Chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần của chúng tôi.

Đối với cá nhân chuyển nhượng vốn góp:

Tại điểm 4, Mục II, Phần A Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN quy định: “Thu nhập từ chuyển nhượng vốn là khoản tiền lãi nhận được từ việc chuyển nhượng vốn của cá nhân trong các trường hợp sau:

4.1. Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp trong các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, các hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp tác xã, tổ chức kinh tế, tổ chức khác.

4.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán bao gồm thu nhập từ việc chuyển nhượng cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác theo quy định của Luật Chứng khoán”.

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp ông muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên thì giá trị của toàn bộ số cổ phần này là phần vốn góp thành lập Công ty và ông nộp thuế TNCN trên khoản tiền lãi nhận được khi chuyển nhượng phần vốn góp.

Thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn góp đối với cá nhân cư trú là biểu thuế toàn phần với thuế suất là 20% trên phần thu nhập tính thuế (Điểm 2.1.2, mục II, phần B Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính).

- Đối với tổ chức chuyển nhượng vốn góp:

Tại điểm 1, Phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định:

1.1. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của doanh nghiệp đã đầu tư cho một hoặc nhiều tổ chức, cá nhân khác (bao gồm cả trường hợp bán toàn bộ doanh nghiệp).

1.2. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán của doanh nghiệp là thu nhập có được từ chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số chứng khoán của doanh nghiệp đã tham gia đầu tư chứng khoán cho một hoặc nhiều tổ chức cá nhân khác”.

Căn cứ vào quy định trên: trường hợp tổ chức nước ngoài muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần nêu trên thì giá trị của toàn bộ số cổ phần này là phần vốn góp thành lập Công ty của tổ chức. Do vậy, khi chuyển nhượng tổ chức nước ngoài nộp thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển nhượng phần vốn góp.

Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định:

Thu nhập  tính thuế

=

Giá chuyển nhượng

-

Giá  mua của phần vốn chuyển nhượng

-

Chi phí chuyển nhượng

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là 25% (Điểm 2.2, phần E Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính).

Trân trọng.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Từ khóa: Chuyển nhượng vốn trong công ty, chuyển nhượng vốn trong công ty tnhh 1 thành viên, chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần, chuyển nhượng vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh, chuyển nhượng vốn góp trong công ty tnhh,

Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ Chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH của chúng tôi.

Theo Luật Doanh nghiệp, trường hợp của bạn, công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được thành lập với mô hình có ít nhất 2 thành viên. Nếu vẫn muốn giữ hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, thì bạn chỉ có thể chuyển nhượng vốn của mình cho người khác (không phải là người còn lại), sau đó thỏa thuận và đăng ký thay đổi thành viên với phòng đăng ký kinh doanh nơi đăng ký ban đầu. Việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của thành viên còn lại.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc thành lập công ty du lịch cho hàng ngàn khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh khách sạn của chúng tôi.
mọi quyền lợi và nghĩa vụ như của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam.
1. Điều kiện để kinh doanh lữ hành trong nước:

- Phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
- Phải có phương án kinh doanh du lịch;
- Ký quỹ 50 triệu đồng;

2. Điều kiện để kinh doanh lữ hành quốc tế:

- Phải có giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế;
- Ký quỹ 250 triệu đồng;
- Có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên;
- 3 hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế gồm:
+ Đơn theo mẫu;
+ Bản sao các giấy tờ pháp lý về doanh nghiệp;
+ Giấy xác nhận ký quỹ;
+ Bản sao thẻ hướng dẫn viên du lịch.

Hồ sơ nộp tại cơ quan quản lý du lịch tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đóng trụ sở. Trong vòng 30 ngày, nếu đủ điều kiện, doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

4. Chỉ những người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mới được hành nghề với khách du lịch quốc tế. Hướng dẫn viên du lịch chỉ được hành nghề khi đang làm việc ở một doanh nghiệp kinh doanh lữ hành. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch gồm:

- Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam và có đủ năng lực hành vi dân sự;
- Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện;
- Có bằng cử nhân trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng về hướng dẫn viên du lịch;
- Có bằng cử nhân ngoại ngữ hoặc chứng chỉ ngoại ngữ du lịch.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Pháp luật Thời Mở Cửa là đối tác tin cậy trong việc xin giấy phép Kinh doanh khách sạn cho hàng ngàn khách hàng trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư uy tín Pháp luật Thời Mở Cửa đảm bảo mang lại chất lượng phục tốt nhất, giá thành hợp lý nhất cho Quý khách khi sử dụng dịch vụ xin giấy phép kinh doanh khách sạn của chúng tôi.

I. ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÁCH SẠN -  Nhà hàng:
1. Về địa điểm kinh doanh khách sạn - Nhà Hàng
- Khách sạn phải có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên phải được xây dựng cách bệnh viện, trường học ít nhất 100 mét căn cứ vào ranh giới giữa hai cơ sở
- Khách sạn không được nằm trong hoặc liền kề khu vực quốc phòng, an ninh và các mục tiêu cần được bảo vệ theo quy định hiện hành
2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh doanh khách sạn
- Khách sạn phải có cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn tối thiểu 1 sao trở lên
- Đáp ứng các quy định về phòng cháy, chữa cháy
II. THỦ TỤC XIN CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH KHÁCH SẠN - Nhà hàng:
- Lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nộp Sở KH&ĐT)
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự
- Xin giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy
- Trong thời gian hoạt động tối đa 2 tháng cơ sở kinh doanh phải nộp hồ sơ đăng ký thẩm định cấp tiêu chuẩn khách sạn từ 1 sao trở lên.

Hãy liên hệ Văn Phòng Luật Sư để đảm bảo quyền lợi và an toàn pháp lý.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Thủ tục gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1. Trình tự thực hiện
Bước 1. Tổ chức chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2. Tổ chức nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
Thời gian nộp hồ sơ: Vào giờ làm việc tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ và ngày nghỉ).
Bước 3. Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ:
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy hẹn cho người nộp.
Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Bước 4. Chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.
Bước 5. Tổ chức nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc Sở Công thương
3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, theo MĐ 4 – Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/9/2006).
2. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất. Các giấy tờ trên phải được dịch ra tiếng việt nam và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận và thực hiện hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam
3. Báo cáo hoạt động của Văn phòng đại diện tính đến thời điểm đề nghị gia hạn giấy phép thành lập Văn phòng
4. Bản gốc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết
10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
5. Căn cứ pháp lý
- Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ quy định chi tiết luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước của Việt Nam;
- Thông tư 11/2006/TT-BTM ngày 28/09/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ quy định Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;
- Thông tư số 73/1999/TT-BTC ngày 14/06/1999 của BTC hướng dẫn thu lệ phí cấp giấy phép đặt văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế nước ngoài tại Việt Nam.

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

thành lập công ty chứng khoán, thành lập nhà đầu tư chứng khoán, các công ty chứng khoán lớn, công ty chứng khoán nước ngoài, luật chứng khoán, chứng khoán phái sinh gì, siết chặt hơn việc thành, điều kiện thành lập công ty chứng khoán, Thủ tục thành lập công ty chứng khoán, hồ sơ thành lập công ty chứng khoán, điều kiện thành lập công ty chứng khoán, dịch vụ thành lập công ty chứng khoán, tư vấn thành lập công ty chứng khoán,thành lập công ty chứng khoán

Thủ tục thành lập công ty chứng khoán

Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.


NHŨNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

- Công ty chứng khoán là tổ chức có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ tư vấn khác phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Điều kiện thành lập công ty chứng khoán, người hành nghề chứng khoán phải tuân thủ các quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.


Những điều kiện, thủ tục cần và đủ để thành lập công ty chứng khoán

1- Điều kiện về cơ sở vật chất: (Điều 62 Luật chứng khoán, Quyết định số 27/2007/QĐ-BTC về Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty chứng khoán).

- Có trụ sở đảm bảo yêu cầu, đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định;
- Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu một năm, trong đó diện tích sàn giao dịch phục vụ Nhà đầu tư tối thiểu là 150m2; Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật hoạt động phục vụ kinh doanh, bao gồm: sàn giao dịch phục vụ khách hàng, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính cùng các phần mềm phục vụ hoạt động giao dịch chứng khoán, trang thông tin điện tử, bảng tin để công bố thông tin cho khách hàng, hệ thống kho, két bảo quản chứng khoán, tiền mặt, tài sản có giá trị khác và lưu trữ, bảo quản tài liệu, chứng từ giao dịch đối với công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán…
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy;
- Hệ thống an ninh, bảo vệ an toàn trụ sở làm việc của công ty.


2 - Điều kiện về vốn thành lập công ty chứng khoán:

Có vốn điều lệ thực góp tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19 tháng 1 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chứng khoán;
a) Vốn pháp định cho các nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán, công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh công tư chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là:
- Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng Việt Nam;
- Tự doanh chứng khoán: 100 tỷ đồng Việt Nam;
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng Việt Nam ( Phải có giấy phép bảo lãnh phát hành chứng khoán);
- Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng Việt Nam
b) Vốn đối với thể nhân và pháp nhân:
- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ thực góp ban đầu của công ty CK, phần vốn góp ban đầu của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập không được chuyển nhượng trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp phép thành lập và hoạt động; trừ trường hợp chuyển nhượng cho thành viên sáng lập khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và phù hợp với Điều lệ công ty.
+ Đối với thể nhân góp vốn:
- Thể nhân chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng các nguồn vốn vay, nguồn vố uỷ thác đầu tư, vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính; tín dụng; pháp nhân và thể nhân khác;
- Phải có xác nhận của ngân hàng, tổ chức tín dụng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam về số tiền bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc các khoản tương đương tiền, các tài sản khác của thể nhân đó và các tài liệu chứng minh tài sản của thể nhân đó đủ khả năng thực hiện cam kết góp vốn thành lập công ty;
+ Đối với pháp nhân góp vốn:
- Vốn chủ sở hữu sau khi trừ đi các khoản đầu tư dài hạn phải lớn hơn số vốn góp theo cam kết
- Báo cáo tài chính gần nhất tính đến thời điểm cam kết góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải được kiểm toán độc lập. Hiệu số giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tại thời điểm báo cáo tài chính năm gần nhất có kiểm toán tối thiểu bằng số vốn góp.


3. Điều kiện về hành nghề chứng khoán, người hành nghề chứng khoán: (Điều 81 Luật chứng khoán)

- Kinh doanh chứng khoán là một trong những ngành nghề kinh doanh có điều kiện vì vậy: Phảo có chứng chỉ hành nghề khi đăng ký kinh doanh.
- Người hành nghề chứng khoán là người làm việc tại các vị trí chuyên môn trong công ty chứng khoán và có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp.
Tiêu chuẩn Giám đốc, Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh công ty chứng khoán:


3.1- Điều kiện cần và đủ đối với Giám đốc công ty chứng khoán(Tổng giám đốc):

a) Không phải là người đã từng hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị toà án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Chưa từng là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp bị phá sản, trừ trường hợp phá sản vì lý do bất khả kháng;
c) Trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc;
- Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất hai năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối đa 03 năm;
d) Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;
e) Có chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
f) Không phải là người đã từng bị Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước xử lý theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 03 năm gần nhất.


3.2 - Điều kiện đối với Phó giám đốc ( Phó Tổng giám đốc), Giám đốc điều hành chi nhánh công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định tại điểm a, b, d, f, g đối với điều kiện quy định cho Giám đốc (Tổng giám đốc) nêu trên.

- Có bằng đại học hoặc trên đại học chuyên ngành tài chính, ngân hàng, chứng khoán; kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 02 năm kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 01 năm;


3.3 - Điều kiện đối với người hành nghề chứng khoán trong công ty chứng khoán

- Người hành nghề chứng khoán không được:
a) Đồng thời làm việc cho một tổ chức khác có quan hệ về mặt sở hữu với công ty chứng khoán nơi mình làm việc;
b) Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán khác;
c) Đồng thời làm Giám đốc ( Tổng giám đốc) của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết.
- Người hành nghề chứng khoán đang làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình (nếu có) tại công ty chứng khoán nơi mình làm việc.
- Người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác bằng văn bản.
- Người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn về văn bản pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức.


4. Điều kiện về điều lệ công ty chứng khoán: ( Theo điều 22 Luật doanh nghiệp).

a) Các nội dung quy định tại điều 22 Luật doanh nghiệp).
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Ngành, nghề kinh doanh.
3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ.
4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần.
7. Cơ cấu tổ chức quản lý.
8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên.
11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần.
12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh.
13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty.
14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.
15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
b) Quyền và nghĩa vụ của công ty chứng khoán không được trái pháp luật, Luật chứng khoán;
c) Các quy định về cấm và hạn chế đối với Công ty chứng khoán, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người hành nghề chứng khoán của công ty chứng khoán.



5. Điều kiện về Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán:

a) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty kinh doanh chứng khoán có vốn góp trong nước bao gồm:
1 - Giấy đề nghị xin cấp phép thành lập và hoạt động;
2 - Bản thuyết minh cơ sở vật chất, kỹ thuật đảm bảo thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán, kèm theo hợp đồng nguyền tắc chứng minh quyền sử dụng phần diện tích làm trụ sở công ty;
3 - Biên bản họp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, Nghị quyết về việc thành lập công ty chứng khoán; Nghị quyết này phải bao gồm các nội dung sau: Nhất trí về việc thành lập công ty chứng khoán với các nội dung cụ thể về tên giao dịch bằng tiếng Việt, tiếng Anh, về các nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ, cơ cấu sở hữu, thông qua điều lệ; phương án kinh doanh và thành lập Ban trù bị hoặc cử người đại diện cổ đông sáng lập (thành viên sáng lập) thành lập công ty chứng khoán;
4 - Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng;
5 - Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán;
6 - Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập, cam kết góp vốn của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập và của cổ đông, thành viên khác nắm giữ từ 5% trở lên vốn điều lệ của công ty chứng khoán kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.
7 - Tài liệu chứng minh năng lực tài chính và nguồn vốn góp của các cổ đông sáng lập thành viên sáng lập cụ thể như sau:
- Cổ đông, thành viên là thể nhân, phải có xác nhận về số dư của ngân hàng về số dư tiền gửi trên tài khoản hoặc xác nhận của tổ chức định giá về giá trị tài sản là bất động sản, chứng khoán và các tài sản khác của thể nhân đố kèm theo bản sao hợp lệ tài liệu chứng minh quyền sở hữu các tài sản đó.
- Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất phải có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc là thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ 10% trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị góp vốn;
8- Dự thảo Điều lệ công ty đã được cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán thông qua;
9- Dự kiến phương án hoạt động kinh doanh trong 3 năm đầu phù hợp với nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép, kèm theo các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ, quy trình quản lý rủi ro theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước
b) Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài gồm:
1- Các quy định như đối công ty chứng khoán có vốn góp trong nước;
2- Hợp đồng liên danh đối với các trường hợp thành lập công ty chứng khoán liên doanh hoặc cam kết góp vốn đối với trường hợp thành lập công ty chứng khoán có vốn góp của bên nước ngoài;
3- Trường hợp bên nước ngoài là pháp nhân, hồ sơ có thêm tài liệu: bản sao hợp lệ Điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản pháp lý tương đương của pháp nhân do nước nguyên xứ cấp; quyết định về việc thành lập hoặc góp vốn thành lập công ty chứng khoán tại Việt Nam của cấp có thẩm quyền của pháp nhân nước ngoài; báo cáo tài chính có kiểm toán;
4- Tài liệu quy định tại mục 2 phải được lập thành 2 bản, 1 bản bằng tiếng Việt, 1 bản bằng tiếng Anh. Bộ hồ sơ bằng tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự và được cơ quan công chứng của Việt Nam xác nhận bản dịch;
5- Hồ sơ phải được lập thành 2 bản gốc có giá trị pháp lý như nhau gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Trên đây, là những điều kiện pháp lý cần và đủ cho một công ty chứng khoán được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành./.

 

Điều kiện thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, hồ sơ thành lập chứng khoán theo quy định của Luật chứng khoán bao gồm:

1. Điều kiện thành lập công ty chứng khoán:
a) Có trụ sở; có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán thì không phải đáp ứng điều kiện về trang bị, thiết bị;
b) Có đủ vốn pháp định theo quy định của Chính phủ;
c) Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 60 và khoản 1 Điều 61 của Luật chứng khoán phải có Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
d) Trường hợp cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; trường hợp là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn. Các cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập phải sử dụng nguồn vốn của chính mình để góp vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.

2. Hồ sơ thành lập công ty chứng khoán bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
c) Xác nhận của ngân hàng về mức vốn pháp định gửi tại tài khoản phong toả mở tại ngân hàng.
d) Danh sách dự kiến Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán kèm theo bản sao Chứng chỉ hành nghề chứng khoán.
e) Danh sách cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu đối với cá nhân và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân.
f) Bản sao báo cáo tài chính năm gần nhất có xác nhận của tổ chức kiểm toán độc lập của cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân tham gia góp vốn từ mười phần trăm trở lên vốn điều lệ đã góp của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
g) Dự thảo Điều lệ công ty.

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

Thủ tục Thành lập công ty tại Myanmar, hồ sơ Thành lập công ty tại Myanmar, điều kiện Thành lập công ty tại Myanmar, Thành lập công ty tại Myanmar, tư vấn Thành lập công ty tại Myanmar, dịch vụ Thành lập công ty tại Myanmar

Thành lập công ty tại Myanmar


1. Các bước thực hiện bao gồm thành lập công ty tại Myanmar:

- Doanh nghiệp lập hồ sơ đầu tư ra nước ngoài (Myanmar);
- Nộp hồ sơ cho Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam tiếp nhận hồ sơ và trao biên nhận;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, thẩm tra và quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư.


2. Hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Myanmar bao gồm:

- Văn bản đăng ký dự án đầu tư - thành lập công ty tại Myanmar;
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp qua Myanmar đối với trường hợp nhà đầu tư là Công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc Công ty hợp danh hoặc Công ty cổ phần hoặc hợp tác xã trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, hợp tác xã.
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Dự án đầu tư ra nước ngoài (Myanmar).
- Chứng nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước.
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tài liệu các cá nhân liên quan.
- Số lượng hồ sơ: 04 bộ
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc.

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

thành lập văn phòng đại diện, thành lập văn phòng đại diện nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện tại việt nam, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài, thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại việt nam, thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, thành lập doanh nghiệp,

Tư vấn thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài

Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam cho Khách hàng có nhu cầu.

Trước khi tiến hành công việc, Khách hàng sẽ được Chúng tôi tư vấn những nội dung sau đây:
Tư vấn điều kiện cần đáp ứng để được cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Tư vấn tài liệu cần chuẩn bị để tiến hành thành lập Văn phòng đại diện.
Tư vấn các hạn chế đối với Người đứng đầu Văn phòng đại diện.
Sau khi nhận được các tài liệu cần thiết, Chúng tôi sẽ tiến hành những công việc để thành lập Văn phòng đại diện bao gồm:
Soạn thảo hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam cho Thương nhân nước ngoài.
Đại diện nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tới Sở Công thương.
Theo dõi, tiếp nhận và xử lý những vướng mắc phát sinh trong quá trình thành lập.
Đại diện nhận Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam thay cho Thương nhân nước ngoài.

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân Singapore tại Việt Nam như sau:

1. Chuẩn bị tài liệu trước khi tiến hành soạn hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:

- Giấy đăng ký kinh doanh của thương nhân Singapore được dịch sang tiếng Việt, hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng.
- Báo cáo tài chính có kiểm toán của thương nhân Singapore được dịch sang tiếng Việt, hợp pháp hóa lãnh sự, công chứng.
- Hộ chiếu của người dự kiến sẽ bổ nhiệm làm trưởng đại diện tại Việt Nam được chứng thực.
- Hợp đồng thuê trụ sở văn phòng đại diện được công chứng hoặc chứng thực.

2. Soạn thảo hồ sơ thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng Đại diện.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập của thương nhân Singapore.
- Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất do cơ quan có thẩm quyền nơi TNNN thành lập cấp hoặc được tổ chức độc lập, có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân Singapore trong năm tài chính gần nhất.
- Bản sao điều lệ hoạt động của thương nhân Singapore (nếu có);
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân của người đứng đầu Văn phòng đại diện.
- Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
* Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận đối với hồ sơ Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo quy định tại Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 11/2006/TT-BTM phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Đại diện cho khách hàng thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam:
- Soạn thảo hồ sơ, nộp hồ sơ thành lập văn phòng đại diện;
- Kiểm tra thông tin thành lập văn phòng đại diện Singapore;
- Nhận kết quả cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện Singapore;
- Thông báo hoạt động sau khi được cấp giấy phép văn phòng đại diện Singapore;
- Cung cấp hồ sơ, biểu mẫu về thuế, kế toán liên quan đến văn phòng đại diện miễn phí.

Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư