Hỏi:

Hiện tại tôi đang vướng mắc một số vấn đề như sau, kính nhờ mọi người tư vấn giúp:
Hiện tại nhà tôi có hai khu đất. Nguồn gốc xa xưa là do ông ngoại và bà ngoại của tôi khai phá và đã được chính quyền cấp phép sử dụng. Ông ngoại tôi đã mất từ lâu
Năm 1997, bà ngoại tôi đã làm giấy nhượng quyền sử dụng cho mẹ tôi- trong đó có nói là sau khi bà ngoại mất thì mẹ tôi có toàn quyền sử dụng mà các con khác không có quyền tranh chấp, chính quyền xã đã xác nhận và đã mẹ tôi đã đứng tên sổ đỏ cả hai khu đất. Đến nay đã hơn 10 năm và hoàn toàn không có tranh chấp gì từ phía các cậu, dì từ đó cho đến khi mẹ tôi mất.
Nay bà ngoại tôi vẫn còn sống nhưng mẹ tôi vừa mất (năm 2008) không để lại di chúc gì.
Vậy xin hỏi theo pháp luật, các dì và cậu của tôi có quyền được hưởng thừa kế hay không. Trong trường hợp phải chia tài sản thì thứ tự ưu tiên như thế nào. Tôi là con nuôi (mẹ tôi không có con ruột) và đã chăm sóc mẹ từ đó đến giờ thì có được hưởng thừa kế hay không?  
Trả lời:
Trước hết, khi mẹ bạn được cấp GCN QSDĐ mà không có ai khiếu nại hay tranh chấp gì, thì mẹ bạn là người sử dụng đất hợp pháp.
Tuy nhiên bạn coi rõ đất đó có mục đích sử dụng là đất ở hay đất nông nghiệp.nếu là đất ở thì quyền sử dụng đất chỉ mình mẹ bạn có quyền, khi đó phân chia theo thừa kế theo pháp luật cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm:Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi.
Như vậy phần tài sản mà mẹ bạn để lại trong trường hợp này được chia làm 2 phần.Bạn 50% và bà bạn 50%.Khi hàng thừa kế thứ nhất không có ai thì mới đến hàng thừa kế thứ 2 là anh chị em...

 

 

 

 

 

Hỏi:

Năm 1991 anh trai ruột tôi cho tôi mảnh đất 206,7 m2 ( cho bằng miệng không viết giấy ) nguồn gốc mảnh đất anh đc thanh lí gian nhà tập thể, sau đó anh xin mượn đất của hợp tác xã cho mượn năm 1984.Năm 1986 anh làm nhà. Năm 1991 anh cho tôi và đưa cho tôi giấy tờ mượn đất. Từ năm 1991 tới nay tôi vẫn ở yên ổn trên mảnh đất đó , hằng năm tôi vẫn nộp thuế cho địa phương. Năm 1999 tôi vẫn có tên trong sổ mục kê của địa phương. Nam 2011 anh đòi đất nhà bắt tôi phải trả lại mảnh đất trên.
Sau khi đưa ra tòa, tòa án sơ thẩm và phúc thẩm xử tôi phải trả toàn bộ nhà đất cho anh trai tôi.
-21 năm tôi nộp thuế tòa không hề tính đến.
-Tôi không đc công duy trì chăm sóc mảnh đất đó.
-Nhà đất chưa có sổ đỏ , tòa giải quyết tôi phải trả lại nhà đất cho anh trai tôi.
-Tòa thanh toán tiền tu sửa giá trị năm 2000 bằng giá trị tiền hiện nay.
Trả lời:
1- Theo qui định tại khoản 1 điều 5 Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa chỉ xem xét giải quyết trong phạm vi đơn yêu cầu khởi kiện, vụ án này Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả QSDĐ nên Tòa chỉ xem xét giải quyết yêu cầu đó, bạn phải có đơn phản tố kèm theo chứng cứ như qui định tại điều 176 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi năm 2011 để yêu cầu Tòa buộc Nguyên đơn phải thanh toán lại tiền đóng thuế và công sức tôn tạo, bồi đắp, chăm sóc để làm tăng giá trị QSDĐ thì Tòa mới xem xét, giải quyết cho bạn. Tuy nhiên, đây vẫn là lý do chính đáng để bạn có thể khiếu nại xin kháng nghị giám đốc thẩm vì cả hai bản án chưa xem xét tới việc thanh toán lại cho bạn các khoản nêu trên.
2- Theo qui định tại khoản 1 điều 136 Luật đất đai thì tranh chấp QSDĐ mà đương sự có 1 trong các loại giấy tờ về QSDĐ như qui định tại điều 50 Luật đất đai thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Trường hợp này nếu bạn đã có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính của Xã thì Tòa án thụ lý giải quyết là đúng pháp luật. Bạn chú ý là phải có tên trong sổ đăng ký ruộng đất hoặc sổ địa chính chứ không phải sổ mục kê thì mới được xem là có 1 trong các loại giấy tờ về QSDĐ. Bạn tìm hiểu lại xem mình có tên trong sổ nào, nếu là sổ mục kê thì bạn có thể khiếu nại xin kháng nghị Giám đốc thẩm theo hướng hủy cả 2 bản án sơ, phúc thẩm vì đã xét xử trái thẩm quyền, tuy nhiên việc này không có nghĩa chắc chắn là bạn sẽ được công nhận là người có QSDĐ bởi khi hai bản án bị hủy và vụ việc được UBND Quận, Huyện giải quyết thì có thể kết quả cũng giống như Tòa giải quyết. Giá trị tiền tu sửa năm 2000 cần phải tính theo thời giá tại thời điểm giải quyết thì mới công bằng, ví dụ 1 bao xi măng năm 2000 có giá 25 ngàn đồng, hiện nay có giá 100 ngàn đồng thì Tòa xử hiện nay sẽ áp dụng giá 100 ngàn/bao xi măng là hợp tình, hợp lý, bạn không nên quan tâm tới tiểu tiết này.

 

Năm 1996 cha tôi được cấp sổ đỏ, nguồn gốc đất là của bà nội cho ba tôi (lúc này tôi mới 9 tuổi nên không rỏ bà nội và ba tui làm thủ tục như thế nào - cả mẹ tôi cũng không biết), thực tế chúng tôi đã ở trên phần đất đó từ trước đó (từ 1980s).
 
 
Đến năm 2001 ba tôi mất và bà nội tôi mất sau đó 1 tháng. Vào năm 2005 khi tôi đủ 18 tuổi mẹ và em trai tôi từ chối nhận tài sản thừa kế và để tôi đứng tên trên sổ đỏ đó (mẹ và em đang làm thủ tục di cư).
 
Đến năm 2011 thì bác tôi ở nước ngoài về (ông ta vược biên và định cư ở nước ngoài trước khi tôi sinh ra), đã cùng với cô tôi (đang sống ở VN - cô tôi cũng đã được chia một diện tích khác) khởi kiện tôi để dành lại phần đất trên với lý do là không ai biết nội tôi cho ba tôi và khi chia không có phần ổng. Ông ta muốn hưởng 1 phần cho riêng ổng và phần còn lại chia đều (với lý lẽ là nội tôi đã nói cho ổng 2000 m2 nên là của riểng ổng 2000 m2 này, phần còn lại nội không nói cho ai nên sẽ chia đều). Hiện giờ thì ông ta đã đổ vật liệu đào móng xây dựng trên diện tích tranh chấp này.
 
 
*Vào năm 1996 ông ta có về Việt Nam
 
 
Tòa xấp xử và tôi rất lo vì ông ta biết trước rất nhiều thứ của phiên toàn này từ thẩm phán cho tới lịch xử nhưng trên hết là tôi không biết được thủ tục lúc chuyển quyền từ bà nội tôi sang ba tôi như thế nào (lúc hòa giải thẩm phán có nói chỉ thấy đơn xin cấp giấy chứng nhận của ba tôi và đang tiếp tục tìm thêm chứng cứ - tôi không thể tin chỉ với 1 lá đơn mà ba tôi được cấp sổ đỏ ??)
 
* Các chứng cứ: nội tôi không có bất cứ di chúc nào
_Nguyên đơn: có 2 người nhân chứng cũng là họ hàng và có bản photo công chứng tờ nguồn góc đất.
_Bị đơn: Giấy nguồn góc đất từ thời chế độ củ (bản chính), Sổ đỏ(Tờ bản đồ kèm theo), Biên bản ranh giới đất có chử ký của bà cô nói trên.
 
TRả lời:Chào bạn
1. Về nguyên tắc khi cấp Sổ đỏ thì Giấy tờ nguồn gốc đất (bản gốc) ba bạn phải nộp và lưu tại cơ quan địa chính nhà đất. Nhưng hiện tại gia đình bạn vẫn giữ giấy gốc đó nên việc cấp Sổ đỏ cho ba bạn có vấn đề (Tòa án sẽ xem xét, xác minh chứng cứ)
2. Nếu việc cấp Sổ đỏ cho ba bạn là sai, thì tài sản đó thuộc quyền sử dụng của bà nội bạn. Bà nội bạn đã mất nên sẽ giải quyết theo pháp luật thừa kế (cô, chú, ... của bạn kiện đòi là có cơ sở để giải quyết)

 

 

 

Hỏi:

Nhà em có 3 anh em trai, em là con thứ 3 trong gia đình
em với người anh thứ hai, đã có vợ nên tách hộ khẩu ra riêng
còn người em út thì con chung hộ khẩu ở chung với cha mẹ
nay cha mẹ cho em ,với người anh trai 2 phần đất
nhưng người em út thì không đồng ý cho em và , anh trai thứ hai phần đất cha mẹ đã cho 
vì em út bảo không ký là không ai được chia phần đất nào hết
vậy em có thể làm gì để dc phần đất mà cha mẹ đã cho em
Trả lời:
Cậu út nói vậy là không đúng rồi, vì nếu đúng như bạn trình bày thì phần đất đó là tài sản của mẹ ( hoặc của bố mẹ) bạn, vì thế họ có toàn quyền định đoạt mà không cần có sự đồng ý của người con trai. Vì thế bạn có thể làm thủ tục để nhận tặng cho mà không cần phải có chữ ký của cậu em út.

 

 


 

 

 

Hỏi:

Bố mình được ô nội cho 400m đất vào năm 1980 nhưng không có giấy tờ, và đã xây nhà để ở từ đó đến nay, và nhà mình cũng đã đóng thuế đầy đủ cũng như đã khai với địa chính xã, huyện các năm 1986 và 2005, có chứng nhận của hàng xóm làm chứng. Nay ô nội mình kiện đòi lại đất, xin hỏi là nhà mình không đồng ý trả được không và phải làm những thủ tục gì. 

Trả lời:

Theo qui định tại điều 50 Luật đất đai thì việc Bố bác có tên trong sổ địa chính được xem là có một trong các loại giấy tờ về QSDĐ nên so về chứng cứ thì Bố của Bác mạnh hơn Ông Nội. Thế nhưng phán quyết như thế nào là quyền của Tòa án bác ạ. Nhà bác là bên bị kiện ( Bị đơn ) thì chả phải làm thủ tục gì cả, chờ khi nào Ông Nội khởi kiện, có thư mời hay giấy triệu tập thì Bố bạn cứ theo đó mà tới Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 


 

 

 

Hỏi:

Tôi chuyển tiền về Việt Nam mua đất nhờ mẹ tôi đứng tên dùm.Nay tôi về Việt Nam sống,tôi yêu cầu mẹ tôi trả lại đất cho tôi nhưng bà và ba tôi không đồng ý. tôi nhờ chính quyền can thiệp lấy lại được không?xin lưu ý ba và má tôi không lam ra tiền.Nhà tôi có 7 người con 3 chị gái và 4 người con trai.có 2 người chị gái sống ở Dài Loan,một người ở Việt Nam.Bon người con trai ởViệt Nam.cách đây 4 năm,ba tôi ,mẹ tôi và 4 anh em trai tôi có cung làm một tờ giấy thỏa thuận là chia cho 4 người con bằng phiếu bốc thăm như sau;
1.Tôi dược;1 căn nhà trong hẻm và sẽ được xây dựng lên tương đương với 100 cây vàng cộng thêm 100 cây vàng.Tương đương là 200 cây
2.Em trai thứ ba của tôi được một miếng đất ở mặt tiền tương đương 150 cây và được xây nhà lên 50 cây.tương đương là 200 cây
3.Em trai thứ tư của tôi được chia như em trai thứ 3
4.Em trai út thì ở ngay nhà thờ một căn nhà trị giá 200 cây
Cách đây 2 năm ba và mẹ tôi chỉ sang tên cho tôi căn nhà trong hẻm chưa được xây dựng trị giá khoảng 50 chục cây.
Năm rồi ba và mẹ tôi sang cho em trai út tôi căn nhà thờ trị giá 200 cây.Bây giờ ba mẹ tôi chuẩn bị sang cho em trai thứ ba và thứ tư của tôi 2 miếng đất mặt tiền.Tôi thấy vậy liền yêu cầu ba mẹ tôi đưa cho tôi 150 cây vàng phần còn lại của tôi,nhưng 2 ông bà nói chưa bán được đất nên không đưa,nên tôi đề nghị đưa miếng đất nào trị giá tương đương 150 cây cho tôi[ông bà còn rất nhiều dất] nhưng 2 ông bà không đồng ý và nói chỉ đưa tôi căn nhà đó thôi[trong khi 80% những miếng đất bà đứng tên do tiền từ làm ra].Xin hỏi tôi có thể nhờ chính quyền buộc ông bà phải đưa phần còn lại cho tôi được không? Và tôi có thể can thiệp vào việc ba mẹ tôi sang tên đất cho 2 em trai tôi không?Ý tôi muốn ba mẹ tôi sang tên phần còn lại của tôi và sang tên đất cho 2 em trai tôi cùng một lúc được không?
Trả lời:
Nếu có chứng cứ về việc nhờ Mẹ đứng tên dùm trên GCNQSDĐ ( như giấy tờ thể hiện việc người Mẹ đồng ý mua đất dùm và đứng tên hộ cho bạn kèm theo là giấy chuyển tiền cho người Mẹ có ghi rõ mục đích chuyển tiền là để mua đất dùm và đứng tên hộ chẳng hạn ) thì bạn cứ khởi kiện đòi lại quyền lợi của mình. Tòa sẽ xem xét chứng cứ để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho bạn. 
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
 

 

 

Hỏi:

Tôi vừa đăng ký giấy tờ mua bán nhà cách đây 1 tháng. Nhưng hiện người giữ chủ quyền đang tranh chấp đòi lại căn nhà đó với người em của người đó. Người đứng chủ quyền đã cam đoan với tôi rằng sẽ giải quyết chuyện này. Do không tìm hiểu kỹ tôi đã quyết định ký giấy mua nhà và hiện tại người ở căn nhà đó ( tức là người em của người đã bán cho tôi ) không chịu đi nơi khác vì không còn nơi nào để đi. Vậy xin hỏi các luật sư vấn đề này phải giải quyết như thế nào ?

Trả lời:

Bạn khoan đăng ký mà hãy yêu cầu bên bán phải giao nhà đất trên thực địa cho bạn như qui định tại khoản 1 điều 3 Hợp đồng mua bán nhà theo mẫu qui định chung ( bên bán phải giao nhà cho bên mua ngay khi hoàn tất thủ tục mua bán nhà ). Trong một thời gian nhất định ( ví dụ 1 tháng ) mà bên bán không giao được nhà đất trên thực địa thì bạn phải khởi kiện yêu cầu tòa án buộc bên bán phải thực hiện Hợp đồng mua bán nhà đã ký kết bằng cách phải giao nhà đất thực địa cho bạn, Tòa sẽ cho bên bán 1 thời gian nhất định để làm việc này, quá thời gian đó mà bên bán không giao được Tòa sẽ xem xét hủy Hợp đồng mua bán nhà giữa 2 bên, khi Hợp đồng bị hủy thì bạn trả lại nhà cho bên bán, bên bán trả lại tiền cho bạn và bên bán phải bồi thường thiệt hại do bán nhà mà không giao được nhà trên thực địa.
Đấy là cách hay nhất ( theo tôi ) để giải quyết việc này, có người gặp trường hợp như bạn thì vội vã đăng ký sang tên qua cho mình trong khi chưa hề nhận nhà trên thực tế, sau đó bên bán phủi trách nhiệm, bảo đã bán và giao nhà xong, giờ tự mà kiện đòi lại nhà của mình ! Chắc bạn tưởng tượng được những phiền toái sẽ gặp phải khi vướng vào tình huống như vậy ? Hoặc tình huống đã mua nhà xong mà giờ phải ngồi chờ anh em họ kiện nhau cho tới khi có Bản án có hiệu lực ? Rủi tới khi đó Tòa lại tuyên nhà của người em đang ở thì lại càng thêm bất lợi cho bạn !?

 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Đất gia đình em đang ở do ông nội khai phá từ trước cách mạng 1945, năm 1977 ông nội mất, và phần đất này được ba em chuyển quyền sử dụng đất cho mình vào năm đó, trước đó thì ông nội cũng đã chia đất thổ cư và đất ruộng cho 2 người con trai ( là bác 2 và bác 4em hiện giờ). Từ năm 1977 đến 2003 thì gia đình em sống cùng bà nội, nhưng vào năm 2000 bà nội bệnh nặng và muốn được người con gái ruột(là cô 6 em hiện giờ) chăm sóc, trước đó thì cô sáu lấy chồng ở xa và ông nội không chia đất ở và đất ruộng cho cô 6. Vậy là từ tháng 3/2000 cô sáu em được ba em cho ở một phần đất thổ cư của nhà là 7X30m cho đến nay. Hiện cô sáu vẫn ở trên phần đất nhà em và đòi quyền thừa kế như sau: Buộc ba em phải chia thừa kế đất thổ cư 17,5mX70m ( chia cho nhiều hơn phần đất thổ cư đang dùng) và 2,5 công đất ruộng với lí do là đất của ông bà nội thì ba em phải chia cho đều, không được chiếm dụng một mình. Xin nói thêm là phần đất thổ cư và đất ruộng ba em đã đứng tên từ năm 1977 cho đến nay. Hiện nay cô 6 đã trình đơn ra UBND xã và được xã hòa giải là Ba em phải giữ nguyên hiện trạng đất thổ cư mà cô 6 đang ở và đồng thời chia thêm diện tích đất là 2mX70m làm đường đi ra đất ruộng ( không có đường đi đó thì cô sáu vẫn có thể đi nhờ đất hàng xóm để ra ruộng), cả bác 2 và bác 4 đều muốn Ba em chia thêm đất cho cô sáu như ý của UBND xã hòa giải và phải thêm 2mX100m đất ruộng để làm đường nước sản suất lúa. Ba em không đồng ý với hòa giải của UBND xã. Xin luật sư tư vấn giúp gia đình em phải làm thế nào và phải đến cơ quan chức năng nào nhờ giải quyết. năm 1977 ông nội mất và bà nội vẫn ở cùng gia đình em, trong thời gian đó thì cô sáu lấy chồng xa và sống bên quê chồng, đến năm 2000 thì bà nội bệnh nên muốn cô sáu về chăm sóc nên từ tháng 3/2000 Ba em đã cho gia đình cô sáu ở một phần đất thổ cư là 7mX30m ngay trên phần đất thổ cư mà Ba e đã đứng tên để tiện việc chăm sóc cho bà nội. Và đến tháng 3/2003 thì bà nội em qua đời, và gia đình cô sáu vẫn ở trên phần đất đó cho đến nay.
Các anh cho em hỏi UBND Xã hòa giải như thế là có đúng pháp luật không? Liệu khi đưa sự việc lên tòa án huyện thì pháp luật có bảo vệ gia đình em không
Em xin chân thành cảm ơn luật sư!
 
TRả lời: bạn thân mến !
Ông nội bạn mất năm 1977 thì đến nay thời hiệu khởi kiện chia thừa kế đã hết ( trường hợp của ông bạn thì thời hiệu được tính đến ngày 10/9/2000) theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh thừa kế 1990 và được hướng dẫn tại nghị quyết 02/1990. Như vậy nếu như bố bạn không có văn bản thừa nhận phần tài sản trên là di sản thừa kế của ông bạn để lại thì phần đất đó thuộc quyền sử dụng hợp pháp của bố bạn=> cô bạn sẽ không còn quyền để khởi kiện tại Tòa án để chia phần tài sản ông bạn để lại.
 
Ở đây còn vướng ở chổ về nguyên tắc phần đất của ông bạn để lại là tài sản chung của ông và bà, sau khi ông chết thì bà vẫn có quyền sử dụng đối với 1/2 diện tích đó. Tuy nhiên bố bạn đã kê khai đăng ký từ 1977 mà bà bạn không có ý kiến gì, điều đó đồng nghĩa với việc bà đã từ bỏ quyền sở hữu của mình, vì thế khi bà mất thì phần tài sản đó không được xem là di sản thừa kế=> cô bạn cũng không có cơ sở để yêu cầu Tòa giải quyết. 
 
Tuy nhiên đây chỉ là nhận định của cá nhân tôi, còn thực tiễn thì cũng có thể có Tòa án họ sẽ thụ lý để giải quyết dựa trên cơ sở là thời hiệu chia thừa kế của bà bạn vẫn còn, bà bạn chưa có văn bản chuyển nhượng phần đất trên cho ba bạn.
 
Vì thế để chắc chắn bạn vui lòng cho tôi biết thêm trước đây thì phần diện tích trên là do ông bạn đứng tên 1 mình hay là có cả bà? Mảnh đất hình thành sau khi ông lấy bà hay trước?(cái này bạn có thể đi xin trích lục để có thông tin chính xác nhất.)
Trân trọng!
 
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
 
Từ năm 2003, gia đình em có bán cho ông A một mảnh đất với chiều dài 40m và rộng là 6m chỉ thông qua giấy viết tay và sự đồng ý của hai bên. Nhà em và ông A đã tiến hành đo đạc và đã giao đủ số đất trên theo giao ước cho ông A, sau đó ông A đã làm nhà và xây tường rào kiên cố. Đến năm 2005, ông A tự ý làm bìa đỏ với số mét đất không đúng với giao ước ban đầu của hai bên gia đình(gia đình em không biết). Đến tháng 5 năm 2013, ông A tự phá bỏ hàng rào mà mình đã xậy dựng trước đó và làm đơn kiện gia đình em về việc lấn chiếm đất của ông A. - Cho em hỏi: Việc làm của ông A (kiện gia đình em) là đúng hay sai? Giải quyết vấn đề này theo pháp luật như thế nào? Xin chân thành cảm ơn luật sư!
 
TRả lời: Chào bạn,
Khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi là quyền của mỗi công dân, do đó việc ông A kiện gia đình bạn là phù hợp với qui định của Pháp luật. Việc khởi kiện hoàn toàn khác với việc yêu cầu khởi kiện có được Tòa chấp nhận (thắng kiện) hay bị tòa bác (thua kiện). Nói dễ hiểu là Pháp luật cho phép thì ông A cứ kiện, còn Tòa sẽ xử ông A thắng hay thua kiện lại là chuyện khác.
 
Tòa sẽ dựa vào chứng cứ do hai bên cung cấp và do Tòa tự thu thập để xét xử, theo tôi nếu diện tích, kích thước thửa đất hiện tại của ông A lớn hơn diện tích, kích thước thể hiện trong giấy mua bán năm 2003 thì khả năng ông ta bị thua kiện là rất cao. Tôi chỉ có thể nói như vậy chứ không thể khẳng định bởi giải quyết như thế nào thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trân trọng.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
 
Ông bà nội tôi có 4 người con. Tháng 2 năm 2010 ông bà tôi có làm hợp đồng cho tặng ba tôi toàn bộ ngôi nhà và đất ông bà tôi đang sở hữu ( bao gồm đất thổ cư và đất 50 năm), có công chứng nhà nước lập văn bản. 6 tháng sau tức tháng 8 năm 2010, do tuổi cao sức yếu ông tôi qua đời, hiện tại bà tôi vẫn đang sống cùng chúng tôi. Đến tháng 1 năm 2011, do mắc trọng bệnh, ba tôi qua đời mà chưa nộp hồ sơ sang tên thửa đất mà ông bà tôi đã cho tặng. Hiện nay 3 người con còn lại bắt bà tôi phải giao nhà và chuyển quyền sở hữu cho họ, họ nói rằng ba tôi mất rồi thì mẹ tôi và chúng tôi không được quyền góp ý hay nhận thừa kế nữa ( chỉ có 3 người con còn sống là có quyền hưởng thừa kế). Nhưng bà tôi chỉ mong muốn phần đất giao cho tôi để lo hương hỏa tổ tiên, bà tôi đang rất lo lắng. Tôi xin hỏi luật sư: Nếu không thể hòa giải thống nhất ý kiến thì phần tài sản của ông bà tôi phải chia thế nào là đúng pháp luật?? ( Hiện bà tôi vẫn đang sống cùng chúng tôi).
 
TRả lời: chào bạn,
Hợp đồng tặng cho nhà và quyền sử dụng đất được lập thành văn bản, có công chứng là đảm bảo về mặt hình thức theo quy định tại Điều 467 Bộ luật dân sự, Điều 127 Luật đất đai và Điều 93 Luật Nhà ở cho nên Hợp đồng này có hiệu lực và được pháp luật bảo vệ. Theo khoản 5 điều 93 Luật Nhà ở thì quyền sở hữu nhà ở thuộc về ba bạn kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng. Việc ba bạn chưa làm thủ tục đăng ký sang tên không làm mất hiệu lực của hợp đồng tặng cho này.
 
Căn nhà và quyền sử dụng đất đó đã được tặng cho ba bạn rồi nên nó không còn là tài sản của ông bà bạn nữa. Các anh chị em của ba bạn không có quyền đòi hưởng thừa kế hoặc chia tài sản này. 
 
Nếu ba bạn không để lại di chúc thì tài sản do ba bạn để lại được chia thừa kế theo luật. Những người thừa kế trong trường hợp này là: mẹ, vợ, các con (của ba bạn). 
Thủ tục cần làm: 
B1: Những người đồng thừa kế kể trên đến phòng công chứng làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Những người thừa kế có thể tặng cho hoặc uỷ quyền cho mình bạn đứng tên sở hữu toàn bộ di sản do ba bạn để lại.
B2: Nộp hồ sơ xin đăng ký quyền sở hữu sang tên tại UBND cấp quận/huyện.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết