Xin cho biết tôi phải làm những thủ tục gì để có thể bán phần đất một cách hợp pháp?
Tôi muốn bán miếng đất 500m2 tại huyện Bình Chánh đứng tên vợ chồng tôi để có tiền chữa bệnh cho đứa con trai, nhưng hiện chồng tôi đang chấp hành án phạt tù.
 
chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Khi đang chấp hành hình phạt tù thì có thể ủy quyền cho người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trả lời:
 
Để thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất hợp pháp chị cần phải có giấy ủy quyền của chồng chị, đồng ý ủy quyền cho chị thay mặt và nhân danh chồng chị toàn quyền quyết định việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với thửa đất (cần nêu rõ số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ngày cấp, cơ quan cấp, diện tích thửa đất, địa chỉ nơi có thửa đất…).
 
Nội dung giấy ủy quyền rất quan trọng, vì vậy, chị cần dự thảo giấy ủy quyền thật rõ ràng và đầy đủ. Chồng của chị đang chấp hành hình phạt tù, vì vậy chị cần đến Phòng công chứng của tỉnh nơi có trại giam mà chồng chị đang chấp hành hình phạt tù để yêu cầu Phòng công chứng phân công công chứng viên đến trại giam thực hiện thủ tục công chứng giấy ủy quyền.
 
Sau khi có giấy ủy quyền hợp pháp của chồng chị, việc chuyển nhượng sử dụng đất phải thực hiện đúng thủ tục.
 
Để thực hiện giao dịch mua bán nhà ở, Ông/Bà phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Và khi Nhà nước thu hồi đất, Ông/Bà chỉ được bồi thường về đất khi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mà chưa được cấp (Điều 42, Điều 106 Luật Đất đai năm 2003, Điều 75, Điều 168 Luật Đất đai năm 2013).
 
 
Theo Khoản 4 Điều 14 Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ: Hộ gia đình, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận đối với phần diện tích đất sử dụng trước ngày 15/10/ 1993 có được do lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng. Do đó, cơ quan nhà nước sẽ không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người xây ngôi nhà trên đất lấn chiếm sân tập thể như Ông/Bà đã nêu.
 
Tuy nhiên, theo quy định mới của Chính phủ (Điều 22 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ), kể từ ngày 01/7/2014, nếu Ông/Bà được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận đất không có tranh chấp; và việc sử dụng đất tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thủ tục sang tên sổ đỏ đối với trường hợp mua đất bằng giấy tay,Tháng 3/2014, tôi và một số người cùng mua khác và chủ đất có lên công chứng tư làm thủ tục ủy quyền sử dụng đất, có bản vẽ cụ thể của từng miếng đất, nhưng trong ủy quyền sử dụng chỉ có thời hạn tám năm (sổ đỏ của chủ đất khoảng 11.000m2, trong đó có nhiều thửa khác nhau như thổ cư, nông nghiệp, hàng năm khác,...)
 
 
Hiện tôi muốn làm thủ tục sang tên và lên thổ cư miếng đất này thì phải làm những thủ tục gì?
 
Thủ tục sang tên sổ đỏ 
 
Trả lời:
 
Về thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sang tên sổ đỏ
Căn cứ Luật đất đai năm 2013 và nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, trước khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông/bà, bên bán phải làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp thành đất ở tại UBND quận Thủ Đức, đóng tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
 
Sau khi hoàn tất thủ tục nêu trên, hai bên sẽ tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông/bà tại phòng công chứng có thẩm quyền.
 
Về việc xin giấy phép xây dựng
Căn cứ điều 89 Luật xây dựng năm 2014 có hiệu lực ngày 1/1/2015, thì không có chuyện kể từ năm 2015, chủ đầu tư xây tự do xây dựng không phải xin phép xây dựng, thủ tục chỉ cần làm đơn nộp tại phường để giải quyết như thư trình bày.
 
Theo quy định nêu trên, chỉ có một số trường hợp đặc biệt được quy định cụ thể tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, I, k khoản 2 điều 89 Luật xây dựng mới được miễn giấy phép xây dựng và khi tiến hành xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo thời điểm khởi công và hồ sơ thiết kế xây dựng đến cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương để theo dõi và lưu hồ sơ.
 
Cơ quan quản lý xây dựng tại địa phương không đương nhiên được hiểu là UBND phường mà cần chờ nghị định của Chính phủ quy định chi tiết vần đề trên.
Tôi và chồng tôi đang sống cùng bố mẹ chồng trên 1 mảnh đất do bố mẹ chồng tôi mua lại, đất không có sổ đỏ và người đứng tên mảnh đất đó là bố chồng tôi. Hộ khẩu gia đình tôi gồm có bố mẹ chồng tôi, anh trai chồng, chồng tôi và tôi. Vì đất đó không có sổ đỏ nên hộ khẩu ở địa chỉ khác. Trong trường hợp như vậy nếu bố mẹ chồng tôi muốn bán đất mà không có chữ ký của chúng tôi thì có bán được hay không?
 
Trong trường hợp bán và chia số tài sản bán đó thì hình thức chia như thế nào là hợp pháp, và nếu bố mẹ chồng tôi không chia cho chúng tôi thì chúng tôi có quyền hạn gì không?
 
 
 trả lời:
 
Điều 188 Khoản 1 Luật Đất đai 2013 quy định:
 
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
 
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
 
b) Đất không có tranh chấp;
 
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
 
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
 
Do thửa đất mà bạn nêu trên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vì vậy các quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế… không thể thực hiện được.
 
Để thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thửa đất nêu trên phải được tiến hành thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các Điều 99, 100, 101 Luật Đất đai 2013. Bạn và các anh chị em của bạn chỉ được quyền tham gia định đoạt khối tài sản nêu trên nếu khối tài sản là tài sản chung của hộ gia đình theo quy định tại Điều 108 BLDS 2005 và Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013
 
Điều 108 Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Tài sản chung của hộ gia đình gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”.
 
Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
 
Trong trường hợp quyền sử dụng đất nêu trên là tài sản riêng của bố chồng bạn hoặc là tài sản chung của vợ chồng giữa bố chồng và mẹ chồng của bạn thì các bạn không có quyền định đoạt.
 
***

Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc Lập_ Tự Do _ Hạnh Phúc

 

BẢN TRƯỜNG TRÌNH

Tôi Tên      : Võ Thị ...............................

Sinh Ngày  : 19.....

Địa chỉ       : Thôn ..........., Xã ............., Huyện ..............

Vào năm 2011 tôi và ông Nguyễn Thanh .......... có mối quan hệ tình cảm với nhau. Trong thời gian chúng tôi quen nhau ông Huấn có gửi vào số CMND của Ba Tôi Là ông : Võ Thanh .............. với số tiền…300,000000 VNĐ thông qua ngân hàng AGIRBANK  vào ngày  02/04/2012…. 

Lý do mà ông Nguyễn Thanh ............... chuyển tiền vào số CMND của ba tôi mà không phải cho tôi là vì: Vào năm 2011 tôi làm việc và sinh  tại HCM lúc đó tôi và ông Nguyễn Thanh .............., có mối quan hệ tình cảm với nhau. Đến năm 2012 ông H..... quay về Cannada ông H..... có đề nghị tôi là: nghỉ việc và về quê sinh sống một thời gian đi đợi ông H....... từ Canda trở về. Lúc đó tôi mới nói là về quê biết làm gì mà ăn thì ông H.......... mới đề nghị tôi: “em cứ  nghỉ việc về quê đi rồi tiền ăn uống tiêu sài anh sẽ lo”. Nhưng lúc đó ông Nguyễn Thanh .............  không đưa tiền mặt cho tôi vì sợ tôi sau khi có tiền sẽ không về quê nên ông Nguyễn Thanh ...............  đã xin số CMND của ông Võ Thanh .................... (ba tôi) để chuyển tiền cho tôi. (Vào ngày 02/04/2012 ông H......... chuyển tiền vào số CMND của ông Võ Thanh..........). Số tiền trên tôi đã nhận lại từ  ông Võ Thanh .......... ngay sau khi tôi về Dak Lak. ông Võ Thanh ............... đã bàn giao tất cả số tiền: 300,000000 VNĐ cho tôi. Số tiền trên tôi đã sử dụng vào mục đích: chi tiêu ăn uống,  và mua rẫy của ba tôi trong thời gian qua. Vào tháng 03/2013 …. Ông Nguyễn Thanh H..... từ Canada trở về và có về Dak Lak đón tôi vào lại Sài Gòn sinh sống. Trong thời gian chúng tôi còn yêu nhau tôi rất tin tưởng ông H..... nên có nhờ ông H........ cất hộ tôi cuốn sổ đỏ rẫy mà tôi có dùng tiền mà ông H........... cho để mua. Đến tháng  09/2013….. tôi mới đề nghị ông Nguyễn Thanh .......làm giấy kết hôn  thì tôi mới phát hiện ra ông H.... người đã có gia đình nên tôi không chấp nhận cuộc sống như dậy nên chúng tôi chia tay  nhau. Lúc đó ông ta trở mặt, thẳng thừng đòi lại số tiền đó và dọa sẽ kiện tôi và gọi điện cho chị gái tôi( chị Năm) và em gái tôi(Võ Thị ............) sẽ thuê người đánh, việc đe dọa chị gái và em gái tôi tôi đã trình báo công an Phường 10, GV, HCM   về sự việc trên. Công an Phường 10, GV,HCM  đã mời Ông Nguyễn Thanh ............  về làm việc. Còn về cuốn sổ đỏ trên tôi có gặp  Ông Nguyễn Thanh ................ để lấy lại nhưng Ông Nguyễn Thanh ................nhất quyết không trả lại cho tôi. Nay Ông H....... có gửi đơn lên Tòa Án Huyện Krông Păk kiện ba tôi là Ông Võ Thanh ................về số tiền mà ông H gửi vào ngân hàng thông qua số CMND.

Vậy tôi xin hỏi luật sư với sự việc như trên Tôi cần có hướng giải quyết như thế nào?

Còn về giấy triệu tập của tòa án tôi phải làm bước gì tiếp theo.

Mong câu trả lời của Luật sư

Dak Lak  ngày 20 tháng12 năm 2013

                                                                       Ký Tên

                                                             Võ Thị .......................

 

 

 

TRả lời: Trả lời:

Chào bạn, cám ơn bạn đã gửi những thắc mắc cho chuyên mục, theo những giữ liệu bạn cung cấp, tôi xin trao đổi với bạn quan điểm của tôi về trường hợp này như sau:
Về chuyện anh Võ Thanh gửi tiền vào tài khoản ông Nguyễn Thanh là hợp đồng tặng cho tài sản và cụ thể là hợp đồng tặng cho động sản theo điều 446 bộ luật dân sự năm 2005 về tặng cho tài sản là động sản quy định Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký
nghĩa là hợp đồng có hiệu lực khi ông Võ Thanh chuyển tiền  vào tài khoản
Trong trường hợp ông Võ Thanh muốn đòi lại số tiền thì phải được sự đồng ý của Ông Nguyễn Thanh và hình thức là hợp đồng tặng cho, trong trường hợp ông Nguyễn Thanh không trả lại tiền thì ông Võ Thanh không được quyền đòi lại số tiền đấy
Khi Ông Võ Thanh kiện ông Nguyễn Thanh khi không chứng minh được Giữa Ông Võ Thanh và Ông Nguyễn Thanh không có hợp đồng vay mượn thì không có căn cứ để khởi kiện

Hỏi:

Năm ngoái tôi có mua 1 căn hộ tập thể nhưng vì điều kiện không được tuổi nên tôi có nhờ bà nội đứng ra mua hộ , mà hơn 1 năm rồi nhà tôi cũng chưa sang tên sổ đỏ giờ có nhu cầu muốn sang tên sổ đỏ vậy thủ tục cần những gì + có phải nộp thuế hay tiền phạt gì không ( và mức thuế và tiền phạt là bao nhiêu % vậy ) . Và khi đã sang tên sổ đỏ cho bà tôi rồi muốn chuyển nhượng cho tôi thì có phải mất phí gì nữa không ? Nhà mình mua bán đã có hợp đồng công chứng đầu đủ ? căn hộ của mình đã có sổ đỏ rồi . Vì mình mua đã hơn 1 năm rồi nhưng giờ mới làm sang tên sổ đỏ vậy mình muốn biết là hiện mình phải nộp thuế TNCN là bao nhiêu ( vì trước làm hợp đồng thì đề bên A phải chịu nhưng giờ mới sang nên chắc họ ko chịu đâu đành chấm nhận tự nộp thôi ) và trong trường hợp của mình có phải nộp tiền phạt gì ko

Trả lời:

năm ngoái bạn mua nhà nhưng cho bà nội đứng ra ký hợp đồng mua bán, nhưng chưa sang tên truớc bạ, chưa sang tên sổ đỏ. Nếu giờ bạn muốn sang tên cho bạn thì có 02 cách: 
Cách 1: Nhờ bên bán và bà nội bạn ra phòng công chứng cũ hủy hợp đồng mua bán giữa bà nội và bên bán, sau đó bên bán sẽ ký trực tiếp hợp đồng mua bán cho bạn. Lúc đó bạn đi trước bạ, sang tên chỉ đóng thuế truớc bạ 1%. Bên bán chịu thuế TNCN (tùy thỏa thuận).
cách 2: Bạn thực hiện thủ tục trước bạ và sang tên cho bà nội bạn bằng hợp đồng cũ, bạn phải đóng thuế trước bạ cho bà nội, thuế TNCN thông thuờng thì do bên bán đóng. ( TÙY THỎA THUẬN)
Bạn sẽ bị phạt vì theo qui định của pháp luật thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký kết hợp đồng bạn phải đi thực hiện thủ tục qua thuế ( mức phạt không đán kể). 
Sau đó bạn phải thực hiện thủ tục chuyển nhượng từ bà nội ban qua cho bạn bằng hợp đồng tặng cho hoặc hợp đồng mua bán. Lúc đó bạn sẽ phải chiụ tiếp một khoản thuế trước bạ và TNCN nữa.
 
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Hỏi:

Mình có căn nhà mua 10/11/2007 giấy tờ viết tay của ông Nguyễn Văn A.
- Hiện giờ giấy báo gắn số nhà, hợp đồng điện đều đứng tên ông A.
- Ông Nguyễn Văn A mua lại căn nhà của Bà Trần Thị B ngày 18/12/1999 cũng bằng giấy tờ viết tay và có Tờ khai đăng ký nhà đất do bà Trần Thị B đứng tên(do phường xác nhận ngày 22/08/1999).
Bây giờ khu vực này đã có Bản đồ Quy Hoạch tỉ lệ 1/2000 -> đã cho làm giấy tờ sổ hồng.
Khi mình lên phường hỏi thủ tục để làm sổ thì cán bộ phường nói mình tự đi làm không được, chỉ có chủ cũ (ông Nguyễn Văn A) đi làm mới được, do quy định của luật đất đai gì đó.
Nhờ tư vấn giúp các làm sổ hồng trường hợp này như thế nào.
Trả lời:
Ý kiến của cán bộ chuyên môn ở Phường là chính xác. Ông A mua nhà đất bằng giấy tay vào ngày 18/12/1999 nên ông sẽ được cấp giấy hồng như qui định tại điều 11 Nghị định 84/2007/NĐ-CP. Còn bạn mua nhà đất của ông A bằng giấy tay vào ngày 10/11/2007 khi ông A chưa có giấy chứng nhận quyền sỡ hữu nhà ở, tức ông chưa phải là chủ sỡ hữu nhà ở là đã vi phạm điểm a khoản 1 điều 91 và điểm a khoản 1 điều 92 Luật nhà ở có hiệu lực từ 01/7/2006. Nếu xảy ra tranh chấp thì giao dịch về nhà ở giữa ông A và bạn chắc chắn bị tuyên vô hiệu, bạn chỉ được nhận lại tiền mua nhà kèm khoản bồi thường nếu chứng minh được ông A cố tình gây thiệt hại cho bạn.
Như vậy, muốn làm sổ hồng trong trường hợp này thì Ông A phải xin cấp sổ Hồng cho ông ta trước, sau đó ông ta làm Hợp đồng bán nhà lại cho bạn. Hoặc bạn đề nghị ông A làm giấy ủy quyền cho bạn sử dụng và đăng ký, kê khai đứng tên giấy chủ quyền đối với căn nhà này. Mọi việc phải diễn ra thật khôn khéo, bạn nên tự chạy lo mọi việc, khi cần thì tới nhờ ông A ký tên, hạn chế tối đa việc đưa ông A tới lui tiếp xúc với nhiều người, kể cả người của cơ quan công quyền để đề phòng có kẻ chỉ vẽ ông A khởi kiện yêu cầu tuyên vô hiệu đối với giao dịch về nhà ở giữa ông ta với bạn là coi như bạn bị thiệt hại nặng nề.
Trân trọng.
Nếu nhà nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhà không thuộc đối tượng buộc phải thu hồi thì vẫn tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà?.
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi không rõ nhà của bạn nằm trong vùng quy hoạch nhưng có thuộc diện phải thu hồi đất hay không. Nếu nằm trong vùng quy hoạch nhưng nhà của bạn không thuộc đối tượng buộc phải thu hồi thì bạn vẫn tiếp tục thực hiện quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở trong phạm vi nội dung quy hoạch đồng thời có thể làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đối với trường hợp nhà của bạn nằm trong khu quy hoạch và phải thu hồi thì chúng tôi cung cấp một số quy định để bạn tham khảo như sau:
Khoản 2, Điều 29 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố có diện tích đất phải thu hồi mà Nhà nước chưa thực hiện việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng thì người sử dụng đất được tiếp tục sử dụng theo mục đích đã xác định trước khi công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nếu người sử dụng đất không còn nhu cầu sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Nhà nước nghiêm cấm mọi hoạt động tự ý xây dựng, đầu tư bất động sản trong khu vực đất phải thu hồi để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Trường hợp có nhu cầu cải tạo, sửa chữa nhà ở, công trình gắn liền với đất phải thu hồi mà làm thay đổi quy mô, cấp công trình hiện có thì phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép”.
Theo quy định tại khoản 1, Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có nhà ở, mà không có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật Đất đai nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 và không thuộc một trong các trường hợp sử dụng đất quy định tại khoản 4 Điều này, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì được xử lý theo quy định sau:.“a) Tại thời điểm làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đất thuộc vùng đã có quy hoạch sử dụng đất hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị hoặc quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn (gọi chung là quy hoạch) được xét duyệt mà việc sử dụng đất phù hợp với quy hoạch đó và chưa có quyết định thu hồi đất trong trường hợp đất phải thu hồi thì được cấp Giấy chứng nhận.
Trường hợp đất có nhà ở thì người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với diện tích đất ở đang sử dụng nhưng diện tích không phải nộp tiền sử dụng đất không vượt quá hạn mức giao đất ở cho mỗi hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 83 và khoản 5 Điều 84 của Luật Đất đai tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận; đối với diện tích đất ở ngoài hạn mức (nếu có) thì phải nộp tiền sử dụng đất theo mức thu quy định tại điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 198/2004/NĐ-CP.
c) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản về chủ trương thu hồi đất theo quy định tại Điều 49 của Nghị định này thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại điểm a khoản này;
d) Trường hợp đất đã được sử dụng trước thời điểm quy hoạch được xét duyệt nhưng tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất việc sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được xét duyệt và đã có chủ trương thu hồi đất bằng văn bản theo quy định tại Điều 49 Nghị định này thì người sử dụng đất không được cấp Giấy chứng nhận nhưng được sử dụng đất theo hiện trạng cho đến khi có quyết định thu hồi đất;
đ) Trường hợp quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt điều chỉnh mà toàn bộ hoặc một phần thửa đất phù hợp với quy hoạch điều chỉnh đó hoặc trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hủy quy hoạch thì người sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại điểm a khoản này”.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất được sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trong trường hợp tại thời điểm bắt đầu sử dụng đất đã có một trong các hành vi vi phạm sau:
“a) Vi phạm quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai;
b) Vi phạm quy hoạch chi tiết mặt bằng xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt và công khai đối với diện tích đất đã giao cho tổ chức, cộng đồng dân cư quản lý;
c) Lấn, chiếm hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng đã được công bố, cắm mốc;
d) Lấn, chiếm lòng đường, lề đường, vỉa hè đã có chỉ giới xây dựng;
đ) Lấn, chiếm đất sử dụng cho mục đích công cộng, đất chuyên dùng, đất của tổ chức, đất chưa sử dụng và các trường hợp vi phạm khác đã có văn bản ngăn chặn nhưng người sử dụng đất vẫn cố tình vi phạm”.
Tuy nhiên cần lưu ý, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP nêu trên, nhưng phù hợp với quy hoạch tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận thì được cấp Giấy chứng nhận (khoản 5, Điều 14, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP).
Như vậy, bạn thuộc trường hợp được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định chúng tôi viện dẫn ở trên, thì hồ sơ cấp Giấy chứng nhận được quy định tại Điều 16, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“1. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai (nếu có);
c) Giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là nhà ở;
d) Giấy tờ về quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này đối với trường hợp tài sản là công trình xây dựng;
đ) Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có);
e) Sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ quy định tại các điểm b, c và d khoản này đã có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng).”
Theo quy định tại Điều 11, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP, bạn nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để được giải quyết.

 

Thời gian thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ được quy định là không quá năm mươi (50) ngày làm việc đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận lần đầu. Thời gian này không kể thời gian công khai kết quả thẩm tra, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính, thời gian trích đo địa chính thửa đất (theo Điều 12, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP).
Tôi đang có nhu cầu mua khoảng 3600 m2 đất nông nghiệp. Mục đích sử dụng là trồng cây ăn quả lâu năm và làm nhà ở. Xin hỏi luật sư thủ tục để mua bán gồm những gì? chi phí mua bán do bên nào trả? Với diện tích đất như trên thì chi phí bao nhiêu?
 
Trả lời: chào bạn, 
Các chi phí liên quan đến mua bán chuyển nhượng:
 
1. Thuế thu nhập cá nhân (Bán chịu);
 
2. Lệ phí trước bạ (mua chịu);
 
3. Lệ phí thẩm định cả 2 bên cùng chịu
 
Tổng của 3 loại trên: 2,65%
 
Giá mua bán được xác định theo hợp đồng mua bán của các bên, nếu thấp hơn giá nhà nước thì lấy giá nhà nước.
 

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 
Nhà tôi được cấp GCN QSD đất và tên người đại diện (cho các đồng thừa kế của ba tôi )là mẹ tôi .Vậy cho tôi hỏi bây giờ nhà tôi bán đi thì chỉ cần mẹ tôi đứng ra đại diện ký tên hay tất cả các đồng thừa kế cùng ký tên mới được .Và thủ tục như thế nào nhờ luật sư giúp đỡ ,cám ơn.
 
 
TRả lời: Chào bạn,
 
 
Nếu mẹ bạn có Giấy ủy quyền thể hiện rõ được quyền nhân danh các chủ sử dụng chung để chuyển nhượng thì mẹ bạn có quyền thực hiện giao dịch. Nếu không, việc chuyển nhượng bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký, sự đồng thuận của mọi người.
 
- Tài sản chưa chia thì khi bán phải có sự đồng ý của tất cả chủ sở hữu (là các đồng thừa kế) do đó một mình mẹ bạn ký tên chỉ có hiệu lực khi những người khác đều ủy quyền cho mẹ bạn.
 
- Người mua bán ra tổ chức công chứng để công chứng hợp đồng, trên cơ sở đó làm thủ tục chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận giữa bên mua với bên bán cũng như quy định pháp luật.