- Chi tiết
- Chuyên mục: Luật đất đai
- Được đăng: 28 Tháng 8 2013
Khi đi xuất ngoại vào năm 1992,mẹ tôi đã làm giấy cho nhà đất cho tôi và tôi đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thời điểm đó đến nay. Năm 2000 khi đang ở ngoại quốc, mẹ tôi có làm tờ chúc ngôn với nội dung : "đất và nhà bất kỳ ai cũng không được chuyển nhượng,mua bán,tặng cho,kêu con cháu đời sau phải giữ gìn, tu bỗ",khi về Việt Nam ,tôi và mẹ tôi đã ra phòng công chứng để công chứng tờ chúc ngôn đó và tôi đã ký vào tờ chúc ngôn. Nhưng nay, do có mẫu thuẫn trong gia đình,mẹ tôi về Việt Nam cầm tờ chúc ngôn đòi lấy lại tất cả tài sản mà hiện nay tôi đang đứng tên và ở.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: " tờ chúc ngôn đó có hiệu lực hay không khi mà mẹ tôi vào thời điểm lập chúc ngôn đang định cư ở Mỹ , có quốc tịch Mỷ và không còn tài sản ở Việt Nam?", "Vậy mẹ tôi có lấy lại tài sản mà tôi đang sở hửu được hay không?".
Trân trọng cảm ơn luật sư!!!
Trả lời: Chào bạn!
Theo thông tin bạn cung cấp thì trong bất kỳ thời điểm nào thì tờ chúc ngôn (di chúc) do mẹ bạn lập năm 2000 không có hiệu lực pháp luật.
Theo Điều 667 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định về Hiệu lực pháp luật của di chúc như sau:
"1. Di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế.
2. Di chúc không có hiệu lực pháp luật toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Trong trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc không có hiệu lực pháp luật, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
4. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực pháp luật".
Như vây, năm 1992 mẹ bạn đã tặng cho bạn nhà đất, bạn đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm bạn đăng ký quyền sử dụng đất, mẹ bạn không còn quyền đối với bất động sản trên nữa nên mẹ bạn không có quyền đòi lại tài sản.
Thân!
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Tin mới
Các tin khác
- Nguồn gốc sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất - xem 145 lần
- Bố mẹ đã mất, đăng ký tên trên sổ đỏ làm sao - xem 136 lần
- Đất trồng cây lâu năm có thuộc quyền sở hữu không - xem 125 lần
- TRanh chấp hẻm giữa 2 nhà - xem 147 lần
- Mua nhà từ người được uỷ quyền - xem 78 lần
- Bố mẹ mất không để lại di chúc muốn đăng ký sổ đỏ nhà đất - xem 126 lần