Hỏi:

từ ngày 1thang 2 năm 2008 đến ngày 31 thang 1 năm 2010 là hợp đồng 24 tháng.
Sau đó ,24 thang 4 năm 2010 ,Tôi và công ty lai làm 1 hợp đồng lao đông loại không thời hạn.
ngày 30 thang 2 năm 2011 tôi xin công ty nghỉ để đi hoc liên thông lên đại hoc.(đã viết đơn trước 1 tháng) và công ty đã chấp nhận.
Đến tháng 8 năm 2010 ,tôi đến công ty nhận sổ BHXH thi công ty noi la k có.vậy ,tôi muốn lấy sổ thi phải lam sao.
Trả lời:
Chào bạn! Theo tôi, trong tình huống của bạn thì cần giải quyết như sau:
+ Thứ nhất, theo quy định của pháp luật thì từ ngày 1/1/2009 thì tất cả các công ty đều phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. 
+ Thứ hai, trường hợp này của bạn, thuộc trường hợp người lao động xin tạm hoãn hợp đồng. Trong trường hợp này bạn vẫn còn là thành viên công ty nên tại sao lại xin lại sổ BHXH. Nếu bạn đã xin chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn hoàn toàn được nhận lại sổ bảo hiểm. Nếu công ty không đồng ý trả thì bạn nên áp dụng các biên pháp như hòa giải, kiên ra tòa...tuy nhiên trường hợp này nếu có thể áp dụng biên pháp hòa giải thì bạn nên tiến hành hòa giải để đỡ tốn kém. Nhưng hòa giải dù thành thì chưa chắc bạn đã lấy lại được sổ BHXH vì văn bản hòa giải không có giá trị pháp lý nên không có giá trị bắt buộc các bên thực hiện. Thế nên bạn cần tìm phương pháp nào phù hợp nhất cho mình.

 

 

 

 

 

Hỏi:

tôi làm ở một công ty liên doanh giày công ty toi có ra quy định khi nghỉ viec phải viết đơn trước 45 ngày mới được lấy sổ bảo hiểm . nhưng tôi không chấp hành theo luật công ty vậy tôi có phải bồi tôi làm ở một công ty liên doanh giày công ty toi có ra quy định khi nghỉ viec phải viết đơn trước 45 ngày mới được lấy sổ bảo hiểm . nhưng tôi không chấp hành theo luật công ty vậy tôi có phải bồi thường 45 ngày công mới lấy được sổ bảo hiểm hay không xin tư vấn giúp toithường 45 ngày công mới lấy được sổ bảo hiểm hay không xin tư vấn giúp toI

Trả lời:

Nếu bạn không làm việc ở công ty nữa, bạn phải tuân thủ thời hạn báo trước là: 03 ngày (nếu là HĐ theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng); 30 ngày (nếu là HĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng); 45 ngày (nếu là HĐ không xác định thời hạn). Ngày thông báo được tính là ngày làm việc. [Khoản 2 Điều 37 BL Lao động]
NSDLĐ phải có trách nhiệm trả sổ BHXH cho NLĐ khi người đó không còn làm việc [Điều 18 Luật BHXH]. Việc bạn vi phạm thời hạn báo trước sẽ bị công ty xử lý vi phạm theo hình thức khác, chứ không được quyền không trả sổ BHXH cho bạn.
Mặc dù Nghị định 47/2010 không quy định xử phạt VPHC khi NSDLĐ không trả sổ BHXH cho NLĐ khi NLĐ nghỉ việc, nhưng bạn có thể khiếu nại công ty BCH công đoàn công ty hoặc cơ quan quản lý lao động địa phương để được giúp đỡ.

 

 


Công ty e đki hình thức là công ty cổ phần với 3 người sáng lập. Hiện cổ đông chính cũng đang là giám đốc của bên e luôn.
 
Công ty hiện có 3 nhân viên (1 giám đốc và 2 nhân viên cấp dưới).
 
Khi e làm thủ tục đki đóng BHXH thì có 1 vướng mắc là đóng BHXH cho Giám đốc. E tìm hiểu trên mạng thì được biết là Giám đốc cũng đc đóng BHXH. Nhưng trong BHXH họ yêu cầu phải có hợp đồng lao động để đối chiếu. Vậy e muốn hỏi là hợp đồng lao động với giám đốc thì ai kí phần sử dụng lao động ah? Giám đốc bên e ko phải đi thuê ah!
TRả lời: Chào bạn!
 
 
Trường hợp này không phải ký hợp đồng lao động đâu mà mức đóng BHXH của giám đốc được quy định ở trong Điều lệ công ty, ( điều lệ này phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền). Bạn có thể tham khảo tiểu mục 2.1 mục II phần 2 Quy định về quản lý thu BHXH,BHYTBB - Ban hành kèm theo Quyết định số 902/QĐ-BHXH ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Trân trọng!
Năm 2012, tôi làm việc cho 1 công ty tư nhân và được đóng bảo hiểm từ tháng 7/2012. Đến tháng 10/2012, tôi nghỉ việc ở công ty nhưng vẫn gửi đóng bảo hiểm ở đó. 
Tháng 3/2013 tôi vào làm ở cơ quan nhà nước (nhận Quyết định 1/3/2013), lúc đó tôi báo chốt sổ ở bên công ty cũ và báo số sổ với cơ quan mới để tiếp tục đóng bảo hiểm.
Tháng 9 vừa rồi tôi mới nhận lại được sổ bảo hiểm, trong sổ công ty cũ chốt bảo hiểm cho tối đến tháng 5/2013. Bên cơ quan mới (nhà nước) cũng đã đóng bảo hiểm cho tôi từ tháng 3/2013. Như vậy từ tháng 3 đến tháng 5 cả 2 cơ quan đều đóng hiểm cho 1 sổ. Chắc do thuộc 2 quận khác nhau nên không phát hiện ra sự trùng lặp.
Kế toán bên công ty cũ nói số tiền đóng 2 nơi sẽ được cộng gộp làm một, nhưng bảo hiểm bên mới nói phải chốt lại hết tháng 2/2013 thôi.
Tôi muốn hỏi:
- Số tiền đóng trùng có cộng gộp được không?
- Sổ đã chốt rồi có thể chốt lại được không? Nếu có thì cần những giấy tờ gì?
- Tôi nên chốt lại sổ bên cũ hay báo giảm bên cơ quan mới 3 tháng trùng đó? (Cơ quan mới là cơ quan nhà nước và mức lương đóng bảo hiểm cao hơn bên cũ).
- Có thể cho tôi biết những quy định nào có liên quan đến vấn đề này của tôi?
Rất mong được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn!
 
Không biết thông tin bạn cung cấp có sự nhầm lần nào không? Tại sao có 1 sổ bảo hiểm và đến tháng 9 vừa rồi bạn mới nhận lại được sổ từ công ty củ, vậy thì từ tháng 3 cho đến nay công ty mới đóng BHXH cho bạn dựa trên cơ sở nào? Bạn có thể xác minh lại thông tin nay dùm mình với được không? Theo tôi thì hiện giờ bạn phải có 2 sổ BH chứ?
 
Vì nguyên tắc mỗi người chỉ có 1 cuốn sổ BHXH và chỉ được tham gia 1 nơi, trong trường hợp có sự trùng lặp về thời gian đóng BHXH thì lên cơ quan BHXH để họ xác minh và nếu có thời gian trùng thì họ sẽ hủy 1 trong 2 sổ BH và làm thủ tục hưởng trợ cấp 1 lần cho thời gian trùng đó, thời gian không bị trùng thì sẽ được cộng dồn vào.
 
Trường hợp của bạn bạn nên chốt ở công ty củ vì ở đó mức tham gia BHXH của bạn thấp hơn.
 
Trường hợp này muốn biết được chính xác bạn nên lên gặp trực tiếp cơ quan BHXH nơi bạn tham gia.
 
Thân chào!
Ngày 12/3/2014 Sở GD&ĐT có công văn hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc nâng lương trước thời hạn năm 2014 với các nội dung chính sau:
 
1. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn không vượt quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương.
 
2. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn được thực hiện theo ba mức: 12 tháng; 9 tháng; 6 tháng.
 
- Trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đạt được danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương hoặc Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương trở lên.
 
- Trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn 9 tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đạt được một trong những thành tích sau:
 
+ Hai năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
 
+ Một năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở, các năm còn lại trong khoảng thời gian (6 năm và 4 năm) quy định có từ 01 năm trở lên đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
 
- Trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn 6 tháng áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đạt được một trong những thành tích sau:
 
+ Một năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
 
+ Hai năm liền đạt danh hiệu Lao động tiên tiến.
 
Đối tượng thi hành được Thông tư quy định gồm:
 
Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên gia cap cấp, các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến xã phường, thị trấn.
Những người xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam mà vẫn thuộc danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
 
Những người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định hiện hành của pháp luật. Những người xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định thuộc chỉ tiêu biên chế được ngân sách Nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù do Chính phủ quy định.
 
 
 
Về việc nâng bậc lương thường xuyên, thông tư quy định:
 
Đối với chuyên gia cao cấp, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp thì được xét nâng một bậc lương.
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
 
Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.
 
Về các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng lương thường xuyên gồm:
 
Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động; thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc).
 
Tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên
 
Bên cạnh đáp ứng đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh quy định, Thông tư quy định cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên.
 
Đối với cán bộ, công chức, cần đáp ứng 2 tiêu chuẩn: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.
 
Đối với viên chức và người lao động, phải được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.
 
Một số trường hợp bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên.
 
Thông tư quy định:
 
Kéo dài 12 tháng đối với: cán bộ bị kỷ luật cách chức; công chức bị kỷ luật cách chức hoặc giáng chức; viên chức và ngưới lao động bị kỷ luật cách chức.
 
Kéo dài 6 tháng đối với: cán bộ, công chức bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;  viên chức và người lao động bị kỷ luật cảnh cáo; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm (có quyết định hoặc thông báo của cấp có thẩm quyền); trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ bị kéo dài 6 tháng.
 
Kéo dài 3 tháng đối với viên chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách.
 
Trường hợp vừa bị kỷ luật, vừa không hoàn thành nhiệm vụ được giao thi thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định tại các điểm trên đây…
 
Về nâng lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
 
Thông tư nêu rõ: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn để nâng lương thường xuyên; đồng thời, phải lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bằng văn bản, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và tính đến ngày 31/12 của năm xét bậc lương trước thời hạn còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên thì được xét nâng một bậc lương trước thời hạn tối đa là 12 tháng so với thời gian quy định.
 
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong 1 năm không quá 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
 
Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong cùng ngạch hoặc cùng chức danh.
 
Nâng lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
 
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu, nếu trong thời gian giữ bậc đạt đủ 2 tiêu chuẩn để nâng lương thường xuyên, chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và kể từ ngày có thông báo nghỉ hưu đến trước ngày nghỉ hưu còn thiếu từ 12 tháng trở xuống để được nâng bậc lương thường xuyên theo quy định thì được nâng một bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với quy định.
 
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, thì cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Thông tư.
 
Về tổ chức thực hiện
 
Thông tư quy định: Người đứng đầu tổ chức, đơn vị có trách nhiệm trao đổi với cấp ủy và Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp: Ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong đó quy định rõ tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; bản quy chế này phải được công khai trong cơ quan, đơn vị và gửi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp.  Thông báo công khai danh sách những người được nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn trong cơ quan, đơn vị.
 
 
Thủ tục Nâng lương trước thời hạn.
I. YÊU CẦU VỀ HỒ SƠ:

1. Công văn đề nghị của đơn vị. (Bản chính)

2. Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của đơn vị (Bản chính)

3. Bằng khen, giấy khen (Bản sao)

4. Quyết định lương đang hưởng (Bản chính)

5. Biên bản họp xét nâng bậc lương trước thời hạn (Bản chính)

6. Danh sách trích ngang đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của đơn vị (Bản chính)

7. Trường hợp nâng lương sớm để nghỉ hưu kèm theo quyết định nghỉ hưu. (Bản sao)
II. YÊU CẦU, ĐIỀU KIỆN:

đang cập nhật
III. TRÌNH TỰ GIẢI QUYẾT:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Bộ phận giao dịch một cửa

Bước 2: Bộ phận giao dịch một cửa nhận hồ sơ và viết phiếu hẹn lần 1.

Bước 3: Bộ phận giao dịch một cửa chuyển hồ sơ cho Phòng Tổ chức cán bộ để kiểm tra. Nếu chưa hoàn chỉnh thông qua bộ phận giao dịch một cửa yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung.

Bước 4: Nếu hợp lệ Bộ phận giao dịch một cửa viết phiếu hẹn lần 2.

Bước 5: Phòng Tổ chức cán bộ nhận hồ sơ và giải quyết.

Bước 6: Tổ chức, cá nhân nhận kết quả tại Bộ phận giao dịch một cửa.
IV. THỜI GIAN GIẢI QUYẾT: 5 ngày làm việc

* Ghi chú:

- Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang

- Thông tư 03/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Lệ phí: Trực tiếp tại cơ quan

Lệ phí: Không


Cơ quan thực hiện: Sở Nội vụ
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

 

Tôi tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, vào ngành tháng 8/2006, đóng bảo hiểm từ tháng 9/2006, tôi thi viên chức vào tháng 10/2006 và được chính thức công nhận kết quả vào ngày 1/12/2006, mã ngạch viên chức 15A.202, hưởng lương bậc 1, hệ số 2,41; thử việc 12 tháng, hưởng 85% lương. Từ 1/12/2007 tôi được hưởng lương 100%. Từ 1/12/2010 tôi được hưởng lương bậc 2, hệ số 2,41. Tôi được đi học nâng chuẩn và có bằng đại học, tháng 9/2012 tôi có bằng và được xét chuyển ngạch viên chức (hay chuyển loại viên gì đó).
Vậy tôi xin hỏi, trường hợp của tôi khi chuyển sang ngạch đại học mới thì hệ số lương tôi được hưởng là bao nhiêu, lương bậc mấy của đại học, và lần nâng lương tiếp theo là bao giờ? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này qua nội dung văn bản pháp luật nào của nhà nước? Tôi băn khoăn trường hợp của tôi không biết có được hưởng lương tương đương bậc 2 của Đại học không, và 1/12/2013 tới đây tôi có được lên lương bậc 3 đại học không? Vì nếu tôi không được sang ngang và lại quay trở lại tính từ đầu thì phải đến năm 2016 tôi mới được nâng lên bậc 3 đại học. Xin trả lời giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 
Trả lời: Căn cứ vào các quy định pháp luật sau:
1. Điểm a mục 4 chương III Thông tư số 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 10/08/2005 hướng dẫn chuyển tiếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ quan và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì trường hợp khi nâng ngạch mà chưa hưởng phụ cấp thâm niên ở ngạch cũ (ngạch đang giữ trước khi nâng ngạch), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm (khi nâng ngạch). Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính như sau: nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch; nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang ở ngạch cũ (riêng trường hợp có ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ trước ngày 01/10/2004 mà tại thời điểm ngày 01/10/2004 có hệ số lương cũ ở ngạch cũ thấp hơn hệ số lương cũ ở ngạch được bổ nhiệm, khi tính chuyển xếp sang lương mới có hệ số lương mới ở ngạch cũ cao hơn hệ số lương mới ở ngạch được bổ nhiệm, thì thời gian xét nâng bậc lương ở lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính kể từ ngày 01/10/2004.
2. Điểm a mục 10 chương III Thông tư số 79/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ ngày 10/08/2005 hướng dẫn chuyển tiếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ quan và công ty nhà nước vào làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước thì trình độ đại học xếp vào ngạch chuyên viên loại A1; trình độ cao đẳng xếp vào ngạch viên chức loại A0. Tính từ bậc 1, đối với loại A1, A0 thì cứ đủ 36 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật) thì được nâng một bậc.
3. Bảng 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang quy định Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nước thì viên chức loại A0: bậc 1, hệ số lương 2.10; bậc 2, hệ số lương 2.41; viên chức loại A1: bậc 1, hệ số lương 2.34; bậc 2, hệ số lương 2.67.
 
Từ quy định trên, trường hợp bạn được hưởng lương bậc 2, hệ số lương 2.41 từ ngày 01/12/2010. Như vậy, khi chuyển sang ngạch Đại học (viên chức loại A1) thì bậc, hệ số lương, lần nâng lương tiếp theo của bạn là:
a. Bạn đang hưởng lương ở loại A0: bậc 2, hệ số lương 2.41 mà chuyển lên loại A1 thì hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm là bậc 2, hệ sơ lương 2.67.
b. Vì chênh lệch giữa hệ số lương mới và cũ (2.67-2.41=0.26) nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 hệ số lương liền kề ngạch cũ (2.41-2.10=0.31) nên  lần nâng lương tiếp theo tính từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ là 01/12/2010. Theo đó, sau đủ 36 tháng (không tính năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc bị kỷ luật) bạn sẽ được nâng lương tiếp theo, tức là ngày 01/12/2013.

Hỏi:

Công ty em có tuyển thêm một số nhân viên vào các bộ phận. Nhưng sau 2 tháng thử việc thì có một nhân viên xin nghỉ việc do hoàn cảnh gia đình. Như vậy công ty em có phải trích nộp 10% tiền lương của nhân viên đó để đóng thuế BHXH, BHYT không thưa luật sư? Kính mong được luật sư tư vấn giúp!

Trả lời:

Giữa công ty bạn và những người lao động này chưa ký hợp đồng lao động chính thức, chỉ mới dừng lại ở hợp đồng thử viêc. Tuy nhiên, Loại hình bảo hiểm xã bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Do đó, công ty bạn không phải trích nộp tiền lương để đóng bảo hiểm.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Cách tính lương, phụ cấp đối với công chức  

1. Đối với các đối tượng:

 
- Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
 
- Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
 
- Cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương theo bảng lương do Nhà nước quy định được cấp có thẩm quyền quyết định đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.
 
- Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại Nghị định 29/2013/NĐ-CP.
 
- Giáo viên mầm non hưởng lương theo quy định tại Quyết định 60/2011/QĐ-TTg.
 
- Cán bộ y tế xã, phường, thị trấn hưởng lương theo quy định tại Quyết định số 58/TTg ngày 03/02/1994 và Quyết định 131/TTg ngày 04/03/1995 của Thủ tướng Chính phủ.
 
 Được tính mức lương, phụ cấp, mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu như sau.
 
1.1 Mức lương
 
Mức lương = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số lương hiện hưởng]
 
1.2 Đối với các khoản phụ cấp
 
- Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]
 
- Các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) = [Mức lương + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] X [Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định].
 
1.3 Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)
 
Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng (nếu có)]
 
 
 
2.
 
Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp hưởng hoạt động phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 thì mức hoạt động phí theo công thức sau:
 
Mức hoạt động phí = [1.150.000 đồng/tháng] x [Hệ số hoạt động phí theo quy định]
 
Xem thêm các đối tượng khác tại Thông tư 07/2013/TT-BNV.
 
 
 
HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG và CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

 

 

I.  Phân loại tiền lương

 Doanh nghiệp có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận lợi cho việc quản lý và hạch toán kế toán cần thiết phải tiến hành phân loại theo các nhóm khác nhau.

            1.  Phân loại theo thời gian lao động

     v.        Thường xuyên: Là toàn bộ tiền lương trả cho những lao động thường xuyên có trong danh sách lương công ty

     v.        Lương thời vụ: Là loại tiền lương trả cho người lao động tạm thời mang tính thời vụ.

            2.  Phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất

     v.        Lương trực tiếp: là phần tiền lương trả cho Lao động trực tiếp sản xuất chính là bộ phận nhân công trực tiếp sản xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm và thực hiện các lao vụ dịch vụ.

     v.        Lương gián tiếp: là phần lương trả cho người lao động gián tiếp sản xuất, hay là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như bộ phận quản lý, hành chính, kế toán…

II.  Hình thức tiền lương

            *  Tiền lương theo thời gian, ngày, tháng, giờ.

     v.        Tiền lương theo tháng là tiền lương trả cố định theo tháng cho người làm cố định trên cơ sở hợp đồng, tháng lương, bậc lương cơ bản do nhà nước quy định.

     v.        Tiền lương ngày là tiền lương trả cho một ngày làm việc và được xác định bằng cách lấy tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ.

     v.         Tiền lương giờ là tiền lương trả cho một người làm việc và tính bằng cách lấy tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày.

            *  Tiền lương tính theo sản phẩm

     v.        Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp là tiền lương phải trả cho người lao động tính trực tiếp cho sản phẩm đã hoàn thành đúng quy cách, chất lượng và đơn giá tiền lương theo sản phẩm quy định.

     v.        Tiền lương theo sản phẩm gián tiếp là tiền lương trả cho người lao động ở bộ phận vận hành máy móc hoặc vận chuyển nguyên vật liệu hoặc thành phẩm.

     v.         Tiền lương theo sản phẩm có thưởng có phạt là tiền lương trả theo sản phẩm trực tiếp, ngoài ra còn được thưởng về chất lượng tốt, năng suất cao và tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, phạt khi bị vi phạm theo các quy định của công ty.

            * Quỹ tiền lương

     v.        Là toàn bộ tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian làm việc mà doanh nghiệp đã quy định cho họ theo hợp đồng bao gồm lương chính, phụ cấp các loại.

     v.        Tiền lương chính là tiền lương phải trả bao gồm lương cơ bản nhân hệ số tiền lương cộng các khoản phụ cấp theo lương cộng tiền mức thưởng cộng tiền làm thêm giờ.

     v.         Tiền lương phụ là tiền lương trả cho người lao động không làm nghiệp vụ chính nhưng vẫn được hưởng lương theo chế độ quy định.

            *Lương làm thêm giờ :

Lương ngoài giờ = Đơn giá lương giờ x Tỉ lệ tính lương ngoài giờ

Đơn giá lương giờ = Tổng lương / 200 giờ

Tỉ lệ lương ngoài giờ làm:

                        - Ngoài giờ hành chính: 150%

                        -  Ngày nghỉ (Thứ 7, chủ nhật): 200%

                        -  Ngày lễ, tết  = 300%

II.  Hạch toán tiền lương

Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công để tính tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp (lương chính, lương phụ, phụ cấp ăn trưa). Ngoài ra còn căn cứ vào biên bản vào ngừng sản xuất, giấy xin nghỉ phép và một số chứng từ khác.

1.Tài khoản sử dụng:

 TK 334 (Phải trả cho người lao động)

            TK này dùng để thanh toán cho công nhân viên chức của doanh nghiệp về tiền lương cộng các khoản thu nhập của họ.

            Kết cấu Tài khoản

TK 334

 

 

 

Nợ

- Nợ: Các khoản khấu trừ vào tiền lương, công của người lao động (trừ tiền tạm ứng nếu có) hoặc thanh toán tiền bồi thường thuế TNCN, thu các khoản bảo hiểm theo quy định.

- Số dư Nợ: Trả các khoản cho người lao động

- Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân viên

 

 

2. Chứng từ sử dụng:

- Bảng chấm công

- Bảng thống kê khối lượng sản phẩm

- Đơn giá tiền lương theo sản phẩm

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc

- Hợp đồng giao khoán

- Danh sách người lao động theo nhóm lao động thời vụ

- Bảng lương đã phê duyệt

- Phiếu chi/ UNC trả lương

- Phiếu lương từng cá nhân

- Bảng tính thuế TNCN

- Bảng tính BHXH, BHYT, BHTN

- Các quyết định lương, tăng lương, quyết định thôi việc, chấm dứt hợp đồng, thanh lý hợp đồng

- Các hồ sơ giấy tờ khác có liên quan    

3.Quy trình hạch toán:

Tính tiền lương phải trả trong tháng cho người lao động (TK 334)

Tổng số tiền lương bao gồm bảo hiểm, thuế phải trả cho người lao động

                        Nợ TK 154 (QĐ 48)

                        Nợ TK 622 (QĐ 15)

                        Nợ TK 642:            6421  (NV bán hàng)  

                                                       6422 (NV QLDN)

                                                            Có TK 334

Trích bảo hiểm các loại theo quy định (tính vào chi phí) 24% lương đóng bảo hiểm (BHXH 18%, BHYT 3%, BHTN 1%)

               Nợ TK 6422

                              Có TK 3383 (BHXH 18%)

                              Có TK 3384 (BHYT 3%)

                              Có TK 3389 (BHTN 1%)

Trích bảo hiểm các loại theo quy định trừ vào tiền lương của người lao động

                        Nợ TK 334 (10,5%)

                              Có TK 3383 (BHXH 8%)

                              Có TK 3384 (BHYT 1,5%)

                              Có TK 3389 (BHTN 1%)

Hạch toán kinh phí công đoàn: 

Nợ 6422: 2% (của mức lương cơ bản làm căn cứ trích bảo hiểm)

Có 3382: 2%

Nộp các khoản bảo hiểm theo quy định

                        Nợ TK 3382 (BHCĐ 2%)

                        Nợ TK 3383 (BHXH 26%)

                        Nợ TK 3384 (BHYT 4,5%)

                        Nợ TK 3389 (BHTN 2%)

                              Có TK 112 (34,5%)

Tính thuế thu nhập cá nhân (nếu có)

                        Nợ TK 334                  Thuế TNCN

                             Có TK 3335

Thanh toán tiền lương cho công nhân viên

Số tiền lương phải trả cho người lao động sau khi đã trừ thuế, bảo hiểm và các khoản khác

                             Nợ TK 334                

                                     Có TK 111, 112

3.     Tổng tiền thuế đã khấu trừ của người lao động trong tháng hoặc quý

Nộp thuế Thu nhập cá nhân (Hồ sơ khai thuế 02/KK-TNCN, giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước)

                        Nợ TK 3335                 

                              Có TK 111, 112

Nộp BH lên cơ quan bảo hiểm

Nợ TK 3383, 3384, 3389

                           Có TK 111, 112

BẢNG XẾP HỆ SỐ LƯƠNG THEO NGHỊ ĐỊNH 204

TT

Mã ngạch

Ngạch CC-VC SNNB Bậc

1

Bậc

2

Bậc

3

Bậc

4

Bậc

5

Bậc

6

Bậc

7

Bậc

8

Bậc

9

Bậc

10

Bậc

11

Bậc

12

Bậc

13

Bậc

14

Bậc

15

Bậc

16

 
    CC-VC loại A3.1                                    
1 01.001 Chuyên viên cao cấp 3 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 VK 5%                    
2 13.090 Nghiên cứu viên cao cấp 3 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 VK 5%                    
3 13.093 Kỹ sư cao cấp 3 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 VK 5%                    
4 15.109 Giáo sư-Giảng viên cao cấp 3 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00 VK 5%                    
    CC-VC loại A2.1                                    
  01.002 Chuyên viên chính 3 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 VK 5%                
5 13.091 Nghiên cứu viên chính 3 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 VK 5%                
6 13.094 Kỹ sư chính 3 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 VK 5%                
7 15.110 Phó Giáo sư-Giảng viên chính 3 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78 VK 5%                
    CC-VC loại A2.2                                    
8 06.030 Kế toán viên chính 3 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38 VK 5% VK 8% VK 11%            
9 15.112 Giáo viên trung học cao cấp 3 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38 VK 5% VK 8% VK 11%            
10 17.169 Thư viện viên chính 3 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38 VK 5% VK 8% VK 11%            
    CC-VC loại A1 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
11 01.003 Chuyên viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
12 06.031 Kế toán viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
13 13.092 Nghiên cứu viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
14 13.095 Kỹ sư 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
15 15.111 Giảng viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
16 15.113 Giáo viên trung học 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
17 17.170 Thư viện viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
18 18.181 Huấn luyện viên 3 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98 VK 5%              
    CC-VC loại Ao                                    
  Ao Ngach mới (Cao đẳng) 3 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89              
1 15c.207 GV trung học (CĐẳng) 3 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89              
    CC-VC loại B                                    
  01.004 Cán sự 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  06.032 Kế toán viên trung cấp 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  13.096 Kỹ thuật viên 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  16.119 Y sĩ 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  17.171 Thư viện viên trung cấp 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26
  15.115 Giáo viên mầm non 2 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
    CC-VC loại C.2                                    
  06.035 Thủ quỹ cơ quan, đơn vị 2 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
    CC-VC loại C.3                                    
  06.033 Kế toán viên sơ cấp 2 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
    NV thừa hành, phục vụ                                    
  01.005 Kỹ thuật viên đánh máy 2 2.05 2.23 2.41 2.59 2.77 2.95 3.13 3.31 3.49 3.67 3.85 4.03 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.010 Lái xe cơ quan 2 2.05 2.23 2.41 2.59 2.77 2.95 3.13 3.31 3.49 3.67 3.85 4.03 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.007 Nhân viên kỹ thuật 2 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.006 Nhân viên đánh máy 2 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.011 Nhân viên bảo vệ 2 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.008 Nhân viên văn thư 2 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
  01.009 Nhân viên phục vụ 2 1.00 1.18 1.36 1.54 1.72 1.90 2.08 2.26 2.44 2.62 2.80 2.98 VK 5% VK 7% VK 9% VK 11%  
Ghi chú:  SNNB: Số năm để xét nâng bậc lương thường xưyên.    
 

 

Chào luật sư. cho em hỏi là. tháng 9/2013 em đóng  bảo hiểm với cty B. em sinh em bé ngày 26/2/2014. như vậy em có được hưởng chế độ thai sản không . tháng 2 em vẫn đóng bao hiểm bình thường.

Chào bạn!
Theo quy định của Bộ luật lao động, điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản là phải đóng dủ 06 tháng bảo hiểm trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Bạn đóng bảo hiểm từ 9/2013 đến 2/2014, như vậy bạn đóng đủ 6 tháng nên bạn có thể được hưởng chế độ thai sản (Điều 28 Bộ luật Lao động).
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết

 

Hỏi:

Tôi có 1 thắc mắc như sau:
 
Hiện tại, Công ty có 1 người lao động xin nghỉ phép 20 ngày, theo quyết định của ban giám đốc thì trong thời gian nghỉ phép này người lao động không được hưởng lương. Vậy điều này là đúng hay sai ? Có văn bản pháp luật đang hiện hành nào qui định về những chế độ nghỉ hưởng lương và không hưởng lương cho người lao động hay không ?
 
Rất mong nhận được câu trả lời của mọi người. Xin cám ơn.
Trả lời:
Chào bạn,
1. Công ty bạn có 1 người lao động xin nghỉ phép 20 ngày, theo quyết định của ban giám đốc thì trong thời gian nghỉ phép này người lao động không được hưởng lương ?
=> Theo tôi bạn phải kiểm tra lại thông tin xem vì sao BGĐ duyệt không hưởng lương? Vì có thể:
- Người này đã sử dụng hết phép năm tính đến ngày xin nghỉ 20 ngày mà công ty bạn có quy định không được ứng phép trước?
-Theo Điều 111 Bộ Luật lao động  quy định " Người lao động có #ff0000">đủ 12 tháng làm việc thì được nghỉ phép hưởng nguyên lương", tương ứng 1 tháng được nghỉ 1 ngày phép, trong lúc đó NLĐ xin nghỉ 1 lúc 20 ngày thì theo tôi phép đâu ra mà nghỉ lắm thế,  nếu công ty bạn không có chính sách ứng phép hoặc cho gộp phép như quy định tại khoản 3 Điều 111 thì BGĐ cho nghỉ không hưởng lương có thể dựa vào căn cứ này đấy.
2. Có văn bản pháp luật đang hiện hành nào qui định về những chế độ nghỉ hưởng lương và không hưởng lương cho người lao động hay không ?
- Bạn tham khảo Điều 111,112,116 Luật lao động 1012
- Bạn tham khảo Nội quy lao động và Thỏa ước lao động của công ty ( Chắc chắn ở 2 văn bản nội bộ này phải có nêu ( nếu công ty bạn có xây dựng)
- Nghị định 45/2013/NĐ-CP
3. Tất nhiên đã nghỉ chế độ phép thì phải được hưởng 100% lương như luật sư nói ở trên, nhưng vấn đề không phải họ nói xin nghỉ phép là được nghỉ hưởng lương mà phải kiểm tra lại với phòng Nhân sự như tôi nêu.
Trân trọng!
 
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết