Chế độ thai sản:Từ năm 2015 phụ nữ mang thai sẽ không được hưởng trợ cấp thai sản nữa ?
Xin chào luât sư,tôi nge nói năm 2015 không được hưởng thai sản có phải không luật sư
ĐIỀU HIỆN HƯỞNG chế độ thai sản:
QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ THAI SẢN:
THỦ TỤC HỒ SƠ:
Hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Hỏi:
Như vậy, trường hợp của bạn thì nếu ký Hợp đồng lần 3 thì đó là HĐLĐ không xác định thời hạn.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Tính thuế TNCN khi mua đất
Trước khi nghỉ việc cần thông báo trước bao nhiêu ngày
Sinh con thứ 3 có bị kỷ luật, cách chức không
Cơ quan tôi hiện nay đã có mấy trường hợp đã sinh con thứ 3, thủ trưởng đơn vị thì đang rất lo sợ nếu cơ quan không có biện pháp tuyên truyền hoặc có chế tài xử phạt hoặc kỷ luật Viên chức thì tình trạng viên chức nữ sẽ sinh con thứ 3 rất nhiều, thủ trưởng đơn vị đang yêu cầu tôi phải ban hành một quy định để quy định cho viên chức không được sinh con thứ 3.
Bản thân tôi đang rất lúng túng vì tôi không có các văn bản quy định của nhà nước quy định về việc viên chức sinh con thứ 3 nên tôi không thể làm được việc mà thủ trưởng yêu cầu, Tôi muốn nhờ Luật sư hỗ trợ để tôi hoàn thành nhiệm vụ.
Trả lời:
Chào bạn.
Trước hết, về xử phạt hành chính, việc sinh con thứ ba, không nằm trong các hành vi vi phạm hành chính (như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin dân số trái quy định của pháp luật; sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu và cung cấp phương tiện tránh thai trái với quy định của pháp luật; cản trở, cưỡng bức thực hiện kế hoạch hoá gia đình; lựa chọn giới tính thai nhi; vi phạm quyền trẻ em, vi phạm quy định trong hoạt động của cơ sở trợ giúp trẻ em …), do đó, không bị xử phạt hành chính.
Nhưng đảng viên sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng. Cán bộ, công chức, viên chức nhà nước sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý kỷ luật theo quy định của Chính phủ. Thành viên của các đoàn thể nhân dân, tổ chức xã hội sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của quy chế, quy định của đoàn thể, tổ chức. Người dân sinh con thứ ba trở lên thì bị xử lý theo quy định của hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, xóm, cụm dân cư nơi cư trú.
(Nghị định số: 114/2006/NĐ-CP ngày 3.10.2006 của Chính phủ)
Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác DS - KHHGĐ, đó là mỗi gia đình có từ 1 - 2 con và cuộc vận động về KHHGĐ đã đạt được những kết quả tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, sau khi triển khai Pháp lệnh dân số, đã có nhiều người lầm tưởng Pháp lệnh quy định về quyền được quyết định sinh con (quyết định số con) cho nên tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đã gia tăng hơn trước.
Chính vì lý do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã sửa lại Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 (Pháp lệnh số15/2008/PL-UBTVQH12 ngày 27/12/2008) và quy định cụ thể về mô hình gia đình có 1 hoặc 2 con.
Đồng thời với các quy định của Pháp lệnh dân số thì Đảng có các quy định xử lý đối với các trường hợp vi phạm chính sách DS - KHHGĐ, trong đó có quy định về xử lý các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên. Về Đảng đã có Quy định số94/QĐ-TW, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, do đó nếu vi phạm trong trường hợp sinh con thứ 3 (trừ những trường hợp pháp luật quy định khác) thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức nếu có chức vụ.
Tuy nhiên, Điều 11 của Quy định số 94 cũng chỉ rõ là những trường hợp đảng viên vi phạm đã bị xử lý kỷ luật trước đây thì nay không căn cứ vào quy định này để xem xét lại. Như vậy, những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 15/10/2007 sẽ không bị truy cứu.
Thêm vào đó, tại Hướng dẫn số 11 của Ủy ban kiểm tra Trung ương (BCH TW Đảng), ngày 24/3/2008, hướng dẫn thực hiện Quy định số 94, ngày 15/10/2007 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, trong đó cũng có quy định của Đảng về DS-KHHGĐ, cụ thể có quy định các trường hợp sinh con thứ 3 trở lên đó là kỷ luật cảnh cáo đối với đảng viên; cách chức đối với đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc chức danh quản lý của cấp ủy vi phạm lần đầu nếu sinh con thứ 3 trở lên.
Tuy nhiên, những đảng viên vi phạm chính sách DS - KHHGĐ cũng có quy định rất rõ những trường hợp đảng viên sinh con thứ 3 trở lên đã khai báo với cấp ủy của mình nhưng cấp ủy không xử lý mà chỉ phê bình, giáo dục đảng viên đó không được tái phạm chính sách DS-KHHGĐ thì nay cũng không đặt vấn đề xử lý (đây là những đảng viên vi phạm sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 mà liên quan tới Nghị quyết số 47 của Trung ương Đảng về DS-KHHGĐ thì những trường hợp sinh con thứ 3 cũng không bị xử lý nữa).
Như vậy, chúng ta dựa vào 2 văn bản đó là Quy định số 94 và Hướng dẫn số 11 của UB KTTW thì những trường hợp sinh con thứ 3 trước ngày 22/3/2005 theo Nghị quyết 47 thì sẽ không đặt vấn đề xử lý nếu đảng viên đó đã khai báo với cấp ủy quản lý mình.
Còn đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ thì trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện chính sách DS - KHHGĐ ban hành kèm theo Quyết định số 09/2006/QĐ-TTG ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ thì xử lý nghiêm những cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách DS - KHHGĐ là không đề cử, đề bạt và xem xét đưa ra khỏi các chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ công chức, viên chức vi phạm chính sách này.
Tuy nhiên, vì quyết định được ban hành năm 2006 cho nên trước thời hạn quyết định 09 có hiệu lực thì những trường hợp vi phạm trước đó sẽ không bị truy cứu nữa. Còn đối với những trường hợp không khai báo, nay bị phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Bạn có thể tham khảo các văn bản nói trên để triển khai việc vận động Cán bộ, công chức thực hiện tốt chính sách DS – KHHGĐ.
Một số ý trao đổi cùng bạn.
- sinh con thứ 3
- sinh con thứ 3 có bị cách chức không
- sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không
- xu phat sinh con thu 3
- luat sinh con thu 3
- sinh con thứ 3 có bị phạt không
- sinh con thứ 3 có bị phạt
- sinh con thứ 3 có bị đuổi việc không
- quy định về sinh con thứ 3
Nghỉ việc không hưởng lương vẫn nộp bảo hiểm xã hội BHXH
Công ty tôi la DNNN chuyển đổi sang Cty cổ phần từ năm 2003, tôi được bầu làm Trưởng ban kiểm soát nhiệm kỳ năm 2003 đến năm 2008. Năm 2005 tôi làm đơn xin nghỉ tự túc không hưởng lương vẫn nộp BHXH cho đến nay. T7 năm 2008 Công ty bi thanh kiểm tra từ năm 2005 đến năm 2008. Đã hết nhiệm kỳ 5 năm, tôi làm đơn xin không tiếp tục tham gia Ban kiểm soát nhiệm kỳ mới. Bây giờ Công ty vẫn chưa ĐHĐCĐ thành công. Tháng 6 năm 2008 tôi làm đơn xin thôi việc để rút sổ bảo hiểm về công ty mới để đóng nhưng đến nay tôi vẫn chưa được làm thủ tuc thôi việc và chốt sổ bảo hiểm, Công ty vẫn yêu cầu tôi nộp bảo hiểm của quý III. Lý do Công ty không làm thủ tục cho tôi nghỉ là tôi đang làm trưởng ban kiểm soát trong thời gian chưa có quyết định của Thanh tra thi tôi không được nghỉ. Vậy thưa Luật sư, Công ty tôi trả lời như vậy đã thỏa đáng chưa và có vi phạm luật lao động cũng như các luật doanh nghiệp không. Rất mong nhận được câu trả lời sớm của Luật sư đế tôi có đủ thông tin để chấm dứt hợp đồng lao động tại Công ty cũ. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Điều 37, 38 Bộ Luật lao động thì người lao động có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong trường hợp sau:
- Đối với HĐLĐ xác định thời hạn:
+ Khi có lý do như: Không được bố trí công việc, thời gian làm việc, điều kiện làm việc, trả lương không đúng như thoả thuận trong hợp đồng, bị ngược đãi, cưỡng bức lao động, bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn..
+ Phải báo trước 30 ngày.
- Đối với Hợp đồng lao động không xác định thời han:
+ Muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ không cần phải có lý do mà chỉ cần báo trước 45 ngày.
Như vậy, bạn có các điều kiện trên thì bạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ và được coi là chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Nghỉ Thai Sản 6 Tháng
Em tham gia Bảo Hiểm , đến tháng 2/2013 m sinh con. Theo chế độ thai sản mới thì em vẫn thuộc diện được nghỉ 6 tháng thai sản, Vậy trợ cấp thai sản của em được tính mấy tháng...
Em đăng ký tham gia BH: 1.904.000/ tháng
Trả lời:
Theo quy định của tại điều 157 - Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 quy định về nghỉ thai sản như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
* Điều kiện để được hưởng BHXH:
- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
(Khoản 2 - Điều 28 - Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010)
* Mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
(Điều 35 - Luật bảo hiểm xã hội).
Như vậy Bạn sinh vào tháng 2/ 2013 thì không được nghỉ chế độ thai sản 6 tháng mà chỉ được nghỉ 4 tháng theo Bộ luật lao động năm 2002 có hiệu lực từ ngày 01/01/2003 trong điều kiện :
- Thứ nhất: Được nghỉ 04 (bốn) tháng, nếu lao động nữ làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
- Thứ hai: Được nghỉ 05 (năm) tháng, nếu lao động nữ làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
- Thứ ba: Được nghỉ 06 (sáu) tháng, nếu lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật
Nếu trường hợp bạn sinh sau ngày 1/5/2013 trở đi thì bạn được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. (Bộ luật lao động, sửa đổi, bổ sung năm 2012)
Bạn được hưởng trợ cấp thai sản Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ.Nhưng với điều kiện bạn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong câu hỏi của bạn, bạn không nêu rõ bạn đã tham gia đóng bảo hiểm từ thời gian nào?
Chúc bạn thành công!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Chế độ thai sản 2013
Em tham gia Bảo Hiểm , đến tháng 2/2013 m sinh con. Theo chế độ thai sản mới thì em vẫn thuộc diện được nghỉ 6 tháng thai sản, Vậy trợ cấp thai sản của em được tính mấy tháng...
Em đăng ký tham gia BH: 1.904.000/ tháng
Trả lời:
Theo quy định của tại điều 157 - Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/5/2013 quy định về nghỉ thai sản như sau:
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.
4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
* Điều kiện để được hưởng BHXH:
- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
(Khoản 2 - Điều 28 - Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2010)
* Mức hưởng chế độ thai sản:
- Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
-Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
(Điều 35 - Luật bảo hiểm xã hội).
Theo điểm b, khoản 2, điều 240 của Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13: "Lao động nữ nghỉ sinh con trước ngày Bộ luật này có hiệu lực, mà đến ngày 01 tháng 5 năm 2013 vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 thì thời gian hưởng chế độ khi sinh con được thực hiện theo quy định của Bộ luật này".
Vậy theo quy định trên: Nếu bạn sinh em bé vào cuối tháng 2/2013 mà đến tháng 5/2013 bạn vẫn đang trong thời gian nghỉ sinh con thì bạn được hưởng chế độ thai sản là 6 tháng.
- Thứ nhất: Được nghỉ 04 (bốn) tháng, nếu lao động nữ làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường;
- Thứ hai: Được nghỉ 05 (năm) tháng, nếu lao động nữ làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca, làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân nhân, nữ công an nhân dân;
- Thứ ba: Được nghỉ 06 (sáu) tháng, nếu lao động nữ là người tàn tật theo quy định của pháp luật về người tàn tật
Nếu trường hợp bạn sinh sau ngày 1/5/2013 trở đi thì bạn được nghỉ chế độ thai sản là 6 tháng. (Bộ luật lao động, sửa đổi, bổ sung năm 2012)
Bạn được hưởng trợ cấp thai sản Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ.Nhưng với điều kiện bạn phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời hạn 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trong câu hỏi của bạn, bạn không nêu rõ bạn đã tham gia đóng bảo hiểm từ thời gian nào?
Chúc bạn thành công!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức
Hiện tại tôi đang kiểm tra việc liên quan đến vấn đề luân chuyển cán bộ, tôi xin được hỏi như sau: Cấp phó của một trung tâm (ví dụ phó giám đôc trung tâm xúc tiến thương mại thuộc sở Công Thương tỉnh A) khi chuyển công tác về Sở Công Thương làm việc thì có phải thỏa thuận với Sở Nội vụ hay không? Vì sao? Xin luật sư sớm giải đáp cho tôi. Tôi xin chân thành cám ơn
Trả lời:
Chào bạn
Ý kiến của luật sư trong việc này như sau:
Sở nội vụ là cơ quan tham mưu, giúp việc cho UBND tỉnh về công tác tổ chức cán bộ. Do vậy, đối với những cán bộ theo phân cấp thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh (UBND tỉnh trực tiếp bổ nhiệm, điều động, cách chức, kỷ luật, khen thưởng...) thì việc điều động dĩ nhiên phải thông qua sở nội vụ và phảii được sự chấp thuận và đề xuất của sở nội vụ.
Ngược lại, nếu là cán bộ không thuộc sự quản lý nêu trên thì các cơ quan ban ngành quản lý trực tiếp cán bộ có quyền điều động theo yêu cầu công tác. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng vĩ trí má có thể thông báo hoặc xin ý kiến của Sở nội vụ nhằm đảm bảo việc phối hợp chặt chẽ và chính xác trước khi có quyết định điều động.
Thân mến
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Ký thỏa ước lao động tập thể
pháp luật lao động hiện hành quy định thế nào trong trường hợp đại diện doanh nghiệp từ chối đề xuất của Ban chấp hành công đoàn về việc ký thỏa ước lao động tập thể để nâng lương tối thiểu cho người lao động?
TRả lời:
Chào bạn!
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định47/2010/NĐ-CP quy định: "Vi phạm những quy định về thỏa ước lao động tập thể
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao độnghoặc Chủ tịch Công đoàn cơ sở có một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng;
b) Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Tiến hành đăng ký thỏa ước lao động tập thể với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định của pháp luật đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tiến hành thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể theo yêu cầu thương lượng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Như bạn nêu thì trường hợp này là ban chấp hành công đoàn chỉ đề xuất việc sửa đổi , bổ sung Thỏa ước lao động tập thể chứ không phải là việc ký thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên, trình tự sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể cũng được tiến hành như ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Theo quy định tại Điều 46, điều 50 của Bộ Luật lao động hiện hành thì bên đại diện đại diện người sử dụng lao động không có quyền từ chối đề xuất của Ban chấp hành công đoàn về việc ký, sửa đổi bổ sung thỏa ước lao động tập thể.
Do vậy, trong trường hợp đại diện doanh nghiệp từ chối đề xuất của Ban chấp hành công đoàn về việc ký thỏa ước lao động tập thể để nâng lương tối thiểu cho người lao động là vi phạm pháp luật lao động và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật lao động.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
-
Tôi hiện đang công tác tại cơ quan nhà nước, hưởng lương từ ngân sach Nhà nước, hiện nay tôi đang...
-
Sáng 17/12/2011 vừa qua tôi đi xe máy dung tích dưới 175cc tham gia giao thông và bị công an giao thông kiểm tra nhưng tôi quên không mang giấy...
-
Tôi xin hỏi luật sư, cha tôi thụ án với mức án là 6 năm. Trong thời gian đợi xét xử, cha tôi bị tạm giam trong khoảng thời gian là 4...
-
Cách tính lương giáo viên Mầm non, Cách tính lương giáo viên Tiểu học, Cách tính lương giáo viên THCS, Cách tính...
-
E tham gia BH , đến tháng 2/2013 m sinh con. Theo chế độ thai sản mới thì em vẫn thuộc diện được nghỉ 6 tháng thai sản, Vậy trợ cấp...
-
Hệ số lương Trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ Hệ số lương theo Trình độ học vấn Hệ...
-
Từ khóa: Tra cứu mã số thuế, tra cứu thông tin doanh nghiệp,cách tra cứu mã số thuế cá nhân,tra cứu mã số thuế doanh nghiệp...
-
Quá ngày nộp mà giám đốc chưa về, công ty em bị nộp chậm BCTH sử dụng hoá đơn quí.Mang BCTH sử dụng hoá đơn lên chi cục thuế...
-
Hóa đơn bán lẻ có thể đưa vào chi phí của doang nghiệp không ? Chào bạn, + Thứ nhất, không có luật nào...
-
đối với hóa đơn bán hàng thông thường ( ví dụ như hóa đơn mua văn phòng phẩm, bàn ghế) không kê khai vào tờ khai thuế hàng tháng...
-
Bộ tài chính vừa mới ra thông tư 153,ban hành nghị định 51 cho việc các doanh nghiệp tự quản lý hóa đơn của mình.em thi chưa hiểu...
-
Theo nghị định 51/ 2010/NĐ-CP thì các Doanh nghiệp phải tự chọn hình thức hóa đơn tự in, đặt in, điện tử. Nhưng công ty em có vốn...
-
cty mình thuộc dạng siêu nhỏ, thành lập được hơn 1 năm, vốn điều lệ có 500tr thôi, mình là nhân viên kế toán tự do, mà...
-
thủ tục hủy hóa đơn GTGT theo Nghị định 51/NĐ-CP và thông tư 153/TT-BTC. Theo điều 27 thông tư 153/TT-BTC có 4 trường hợp hủy hóa...
-
Đi mua nhiều thứ dưới 100 ngàn người bán họ chỉ cho hoá đơn bán lẻ thôi. Nhưng về sếp và kế toán thì bảo trên 100 ngàn...
-
Theo Nghị định 51/2010 ngày 14/05/2010 quy định về sử dụng hóa đơn tại điều 17 có nói: " 1. Trường hợp lập hóa đơn...