Tư vấn Tài sản khi ly hôn \| Tư vấn chia tài sản khi ly hôn
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 06 Tháng 8 2013
Em có chồng và 2 con, chồng em không đi làm giấy kết hôn. Gìơ này chồng em tiếp tục đi cưới vợ khác và còn đánh em gây thương tích vào ngày 9/12/2009.
Vậy em đang khởi kiện (đòi quyền lợi cho con)ở địa phương chồng em thưa luật sư cho em hỏi thời gian xét sử là bao lâu và án phí là bao nhiêu?
Mức quyền lợi cao nhất mà con em được hưởng là bao nhiêu. Mức doanh thu bình quân hàng tháng của chồng em là 5 triệu đồng
Trả lời:
Không rõ bạn chung sống với nhau lâu chưa? Nếu hai vợ chồng bạn đăng ký trước 03/01/1987 thì không cần đăng ký kết hôn vẫn được pháp luật công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có đơn ly hôn tòa án vẫn giải quyết cho ly hôn và chia tài sản chung theo quy định của pháp luật. Bạn có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an hoặc nơi chồng bạn làm việc về việc chồng bạn đang vi phạm chế độ hôn nhân 01 vợ 01 chồng và đánh bạn gây thương tích. Cơ quan công an sẽ thụ lý và giải quyết đảm bảo quyền lợi cho bạn.
Trong trường hợp hai bạn chung sống sau năm 1987 và hiện nay vẫn chưa đăng ký kết hôn thì bạn vẫn có quyền làm đơn xin ly hôn và tòa án sẽ tuyên không công nhận quan hệ vợ chồng. (Hủy hôn nhân trái pháp luật chỉ đặt ra khi đã đăng ký kết hôn nhưng vi phạm về điều kiện đăng ký kết hôn) . Thời gian chuẩn bị xét xử của tòa án khoảng từ 6 đến 8 tháng tùy tính chất từng vụ việc. Án phi xin ly hôn không có tranh chấp về tài sản là 200.000 đồng.
Mức cấp dưỡng sẽ phụ thuộc vào mức siinh sống trung bình tại địa phương nơi các cháu đang sinh sống.
Trân trọng!
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 12 Tháng 12 2012
1- Chồng em gái tôi kê khống tài sản khi ly hôn bằng cách đưa giấy tờ vay mượn tiền của người khác để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, khi vay em tôi không biết, chồng em gái tôi đề nghị khi chia tài sản phải chia cả số nợ này, điều này có đúng không?.
2- Xin hỏi biên bản thỏa thuận phân chia tài sản giữa 2 vợ chồng chỉ cần 2 vợ chồng tự ký và có người làm chứng là đã đủ tính pháp lý trước tòa chưa? hay phải đến cơ quan công chứng; nếu phải công chức thì phòng công chứng cấp nào có giá trị ( công chứng tư nhân có giá trị trước tòa không)?
3 - Xin hỏi nếu thỏa thuận xong phân chia tài sản thì khi xử trước tòa có cần mời các bên liên quan đến các khoản 2 vợ chồng em tôi nợ người ta , khoản cho người khác nợ , khoản tin dụng ngân hàng....v v đến trước toàn làm chứng không hay chỉ cần đưa ra các hợp đồng vay mượn tiền là được?
4- Xin hỏi khi có quyết định của tòa sau khi ly hôn thì các khoản tài sản mà vợ chồng em tôi cho người khác mượn ( Chồng đứng ra cho mượn khi chưa ly hôn) em tôi có quyền đòi không ( phần tài sản đó đượ thỏa thuân cho em gái tôi khi ly hôn); nếu đi đòi có cần mang theo quyết định của tòa không?.
Các khoản nợ mà 2 vợ chồng em tôi đã mượn khi chưa ly hôn, nay thỏa thuận em tôi không phải trả ( Chồng em tôi nhận trả) mà các chủ nợ đến đòi em tôi thì phải giải quyết như thế nào?
Trả lời:
Thứ nhất: Theo quy định của luật HNGĐ 2000 khi ly hôn tài sản chung của vợ chồng được chia theo nguyên tắc chia đôi, có cân nhắc công sức, đóng góp của các bên trong quá trình hình thành tài sản. Đối với công nợ chung nếu sử dụng vì mục đích chung của vợ chồng thì phải chia đôi. Trường hợp em bạn có căn cứ cho rằng chồng lập hợp đồng vay tiền khống để yêu cầu chia tài sản thì có quyền chứng minh hoặc yêu cầu Tòa án giám định chữ ký hoặc xác minh.
Thứ hai: Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có quyền lập văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhận, nếu liên quan đến bất động sản là đất, nhà ở thì phải được công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 12 Tháng 12 2012
Từ năm 1962 đến năm 1972, gia đình ông A có nhận chuyển nhượng một số diện tích đất đai với tổng diện tích khoảng 17 ha được ty điền địa chế độ cũ xác nhận. Trong đó, diện tích xây dựng nhà ở là 3.000 m2. Diện tích trồng chè, cà phê là hơn 16 ha và một xưởng chè biến chè + cà phê với diện tích khoảng 4.000 m2 và mmọt căn nhà 100 m2 tại khu vực chợ. Sau năm 1975, theo chủ trưởng chung của Đăng và Nhà nước, hơn 16 ha đất trồng chè của gia đình ông A được hiến cho Nhà nước theo quyyết định số 76 năm 1979 của UBND huyện. Phần tài sản còn lại gồm 01 căm nhà 100 m2 ở khu chợ được UBND huyện mượn để làm cơ quan hành chính. Các thiết bị của nhà máy chế biến chè cà phê được nhà nước trương mua: máy móc, thiết bị chế biến chè cà phê, xe ô tô...Diện tích khuôn viên nhà xưởng được UBND huyện tạm quản lý sử dụng và giao cho công ty chăn nuôi quản lý . Trong quá trình giải quyết đơn trước đây của ông A, UBND tỉnh đã giải quyết bằng quyết định số 155 năm 1995 trong đó bác đơn đề nghị trả lại 16 ha đất của ông A nhưng đồng ý trả lại số tài sản đã trưng mua cho gia đình ông A bằng cách xác định gia trị còn lại của từng tài sản nhưng sau đó UBND tỉnh lại tiếp tục ban hành quyết định sửa đổi quyết định nói trên và trong đó có nội dung "việc ông A xin lại tài sản của xưởng tra, cà phê đã được UBND huyện kiểm kê hành chính và xác định là tài sản vắng chủ. Hiện nay nhà nước chưa có chủ trương giải quyết nên UBND tỉnh chưa thể giai quyết".
Từ năm 1995 đến nay, UBND huyện sử dụng phần diện tích đất khuon viên nhà máy chè - cà phê làm khu tập thể cho cán bộ công chức và hiện nay đang được UBND phê duyệt thành khu quy hoạch dân cư cho người có thu nhập thấp. Phần nhà ở tại khu chợ đã được UBND huyện tổ chức bán đấu giá và cấp giấy chứng nhận QSD đất cho người trúng đấu giá.
Nay con gái ông A tiếp tục khiếu nại đòi lại một phần diện tích đất thuộc khuôn viên nhà máy chè - cà phê có được giải quyết không và hiện nay pháp luật đã có chủ trương giải quyết tài sản này
Trả lời:
Chào bạn,
Tôi đã gặp một số trường hợp có tình tiết tương tự như bạn nêu và kết quả đạt được không hoàn toàn giống nhau, nghĩa là có nơi trả, nơi không, có nơi trả một phần. Về quy định chung của pháp luật thì nhiều nơi căn cứ tương tự như UB tỉnh mà bạn trích dẫn, song nếu đúng là chỉ "mượn" thì bạn vẫn có cơ sở pháp lý để được trả lại. Tôi nghĩ, chắc bạn cũng biết, những vụ việc như bạn nêu là khá phức tạp vì nhiều quy định pháp luật có liên quan cũng như thực trạng có thể một số địa phương còn có các quy định cụ thể khác. Vì vậy, trước hết bạn hãy nắm vững hồ sơ nhà đất để có căn cứ pháp lý vững chắc cho yêu cầu của mình, đồng thời tìm hiểu thêm các thông tin về khả năng của địa phương rồi quyết định cách thức thực hiện phù hợp. Vụ việc phức tạp và thông tin thì ngắn gọn nên rất tiếc, không thể góp ý cụ thể, chi tiết hơn cho bạn được.
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 12 Tháng 12 2012
Tôi sinh ngày 19/11/1993, đang là sinh viên đại học.
Em của tôi sinh ngày 4/3/1997, đang là học sinh phổ thông.
Bố tôi sinh ngày 30/3/1960, đang kinh doanh tại gia.
Mẹ tôi sinh ngày 1/1/1966, đang kinh doanh tại gia.
Mẹ tôi có 1 chiếc ô tô và 1 căn nhà đứng tên riêng của mẹ (tài sản sau hôn nhân)
Còn lại khối tài sản đứng tên chung 2 người bố và mẹ.
Vì gia đình xảy ra nhiều mâu thuẫn và xích mích nên ly hôn trong tương lai gần là điều sẽ không thể tránh được. Và có 1 điều phát sinh, đó là bố tôi có 1 người em gái ruột, và bố tôi đòi phải chia tài sản cho người em này, nếu không sẽ không đồng ý chia tài sản cho tôi và em của tôi. Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư, nếu ly hôn xảy ra thì khối tài sản sẽ được chia cụ thể như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
TRả lời:
Chào bạn,
Như bạn nêu thì tài sản là của bố và mẹ bạn, trừ trường hợp là của cả hộ gia đình (ví dụ đất) thì mọi người đều là đồng sở hữu. Theo quy định pháp luật thì tài sản trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, trừ khi một người chứng minh được tài sản nào đó là của riêng. Khối tài sản chung sẽ chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của mỗi bên. Trường hợp bạn kể có vẻ các bên đóng góp tương đương về công sức. Bố bạn đã nêu lên một phương án để chia tài sản, nếu mẹ bạn không chấp nhận và 2 bên cũng không thoả thuận được gì khác thì toà án sẽ quyết định chia tài sản chung căn cứ vào quy định pháp luật. Tuy nhiên, khi đó các bên sẽ phải chịu án phí và có thể cả phí thi hành án sau này.
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 12 Tháng 12 2012
Vợ chồng tôi kết hôn đươc 2 nam , có 2 bé song sinh . Trước khi kết hôn tôi được thừa hưởng từ gia đình 1 số tiền( có nhân chứng và giấy tờ lien quan. ) . Sau khi kết hôn tôi dùng số tiền đó để mua 1 căn nhà cấp 4 , diện tích 60 mét vuông . do vợ toi đứng tên . Trong thời gian sống chung , vợ tôi không đi làm , chỉ ở nhà nội trợ .
Nay tôi đang tiến hành thủ tục ly hon, xin hỏi LS : khi ly hon , tài sản trên được chia như thế nào ?
Trả lời:
Chào bạn!
1. Số tiền mua nhà có nguồn gốc là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, bạn đã sử dụng tài sản riêng đó để mua nhà đất trong thời kỳ hôn nhân, do vậy có hai trường hợp có thể xảy ra:
- Nếu nhà đất đó chỉ đứng tên mình bạn và bạn có đủ chứng cứ là ngôi nhà hình thành từ tài sản riêng thì mới là tài sản riêng của bạn.
- Nếu ngôi nhà do vợ bạn đứng tên (một mình) hoặc có tên cả hai vợ chồng bạn thì nhà đất đó sẽ là tài sản chung vợ chồng - bạn không thể cho rằng nhà đất đó là tài sản riêng của bạn được.
2. Theo quy định của luật hôn nhân thì những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng hoặc vợ hoặc chồng làm ra đều là tài sản chung.
Bạn tham khảo một số quy định pháp luật sau đây:
- Luật hôn nhân và gia đình:
"Điều 27. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận.
Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
2. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.
Điều 32. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Vợ, chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 và Điều 30 của Luật này; đồ dùng, tư trang cá nhân.
2. Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung.
Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng
Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng."
- Hướng dẫn của Tòa án tối cao (Nghị quyết số02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000):
"Tài sản chung của vợ chồng (Điều 27).
a. khoản 1 Điều 27 đã quy định tài sản chung của vợ chồng và hình thức sở hữu đối với tài sản chung của vợ chồng. "Những thu thập hợp pháp khác" của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng thưởng xổ số, mà vợ, chồng có được hoặc tài sản mà vợ chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại các Điều 247, 248, 249, 250, 251 và 252 Bộ luật dân sự... trong thời kỳ hôn nhân.
b. khoản 2 Điều 27 quy định: "Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ và chồng".
Thực tiễn cho thấy chỉ có tài sản rất lớn, rất quan trọng đối với đời sống gia đình thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu mới ghi tên của cả vợ chồng (như: nhà ở, quyền sử dụng đất...), song cũng không phải trong mọi trường hợp. Đối với các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận thường chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng (như: xe môtô, xe ôtô, tàu, thuyền vận tải...). Mặt khác, khoản 1 Điều 32 đã quy định cụ thể về tài sản riêng của vợ chồng. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng; nếu có tranh chấp là tài sản riêng thì người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh được tài sản này do được thừa kế riêng, được tặng riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản này có được từ nguồn tài sản riêng quy định tại khoản 1 Điều 32 (ví dụ: được thừa kế riêng một khoản tiền và dùng khoản tiền này mua cho bản thân một chiếc xe môtô mà không nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng). Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là tài sản riêng thì theo quy định tại khoản 3 Điều 27 tài sản đó là tài sản chung của vợ chồng".
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 12 Tháng 12 2012
Vợ chồng chúng tôi đã ly hôn và con thì em nuôi, về tài sản thì trong quá trình Tòa giải quyết thì vợ tôi tự định giá về tài sản + nhà hiện tôi đang quản lý và vợ tôi nhận toàn bộ tài sản, đồng ý trả cho tôi số tiền 200.000.000đ. Sau khi bản án có hiệu lực. Tôi có làm đơn yêu cầu Chi cục thi hành án dân sự giải quyết yêu cầu vợ tôi thi hành theo bản án đã có hiệu lực vào ngày 26/09/2012.
Xin hỏi luật sư:
1. Tôi làm đơn yêu cầu thi hành án tại thời điểm 26/09/2012 thì thời điểm 2 bên tự nguyện thi hành bản án là 15 ngày, trong bản án thì nếu vợ tôi không tự nguyện thi hành (trả 200.000.000đ cho tôi) thì có phải là vợ tôi phải chịu phần lãi suất chậm thi hành án theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố không ?
2. Tôi có đến gặp trực tiếp bên Thi hành án thì cán bộ thi hành án nói rằng: Giờ vợ tôi không giao tiền mà yêu cầu đem ngôi nhà hiện cha con tôi đang ở để đem bán với hình thức là đấu giá. Xin hỏi luật sư vợ tôi có quyền đem bán căn nhà này có đúng không vì tôi nghĩ ngôi nhà tôi vẫn có quyền sử dụng (vì vợ tôi chưa giao tiền), chỉ khi nào vợ tôi giao đủ số tiền 200.000.000đ theo như bản án của Tòa án thì tôi mới giao nhà và vợ tôi mới có quyền sang bán căn nhà này.
Rất mong Luật sư tư vấn dùm tôi trong thời gian sớm nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn,
Toà đã xử thì Thi hành án và các bên căn cứ vào bản án mà thực hiện. Vì bạn không nêu rõ bản án tuyên như thế nào nên qua thông tin bạn nêu, tôi có ý kiến như sau:
- Bản án tuyên về chia tài sản và nói rõ, nếu vợ bạn chậm thi hành án thì phải chịu lãi suất, khi đó Thi hành án mới buộc vợ bạn thi hành nội dung này được.
- Nếu trong bản án có tuyên, các tài sản bạn nêu thuộc về vợ bạn thì căn cứ vào đó, các tài sản này không còn là của bạn nữa. Vợ bạn chỉ còn nghĩa vụ trả 200 triệu đồng cho bạn mà thôi. Vợ bạn yêu cầu đấu giá để thi hành án là có cơ sở.
Trân trọng!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 04 Tháng 12 2012
Chúng tôi kết hôn 6 năm có một con gái chung năm nay 6 tuổi.cách đây 5 năm chồng tôi đi xuất khẩu lao động ở hàn quốc.chúng tôi có 2 mảnh đất.1 mảnh đứng tên 1 mình tôi mảnh còn laị đứng tên hai vợ chồng.nay chồng tôi muốn li di tôi để được định cư ở bên đó sau vài năm làm ăn nữa sẽ về,tôi không tin nhưng tôi vẫn làm đơn li hôn đơn phương cho anh ấy vì nhiều lí do.khi li hôn tài sản phải chia đôi tôi muốn hỏi trước khi li hôn tôi phải làm thế nào để được hưởng cả tài sản là mảnh đất đứng tên 1 mình tôi.chồng tôi hiện vẫn đang bên hàn quốc và không có ý định về mà tôi ở nhà tự làm mọi thủ tục li hôn.khi làm thủ tục li hon chúng tôi tự thoả thuận phân chia tài sản được không hay toà án phải phân chia hộ.nếu tự phân chia thì có cần giáy tờ gì không
Trả lời: 1. Bạn chỉ có thể được sở hữu toàn bộ tài sản là thửa đất đứng tên bạn nếu bạn chứng minh là tài sản đó là tài sản riêng của bạn (được tặng cho riêng, thừa kế riêng hoặc có nguồn gốc từ tài sản riêng). Nếu chồng bạn đồng ý cho bạn thửa đất đó thì bạn không phải chứng minh nữa.
2. Vợ chồng bạn có thể tự thỏa thuận phân chia tài sản chung. Nếu không tự phân chia được hoặc có tranh chấp thì mới đưa đến tòa án để đề nghị xem xét giải quyết.
3. Nếu chồng bạn không về VN thì bạn không thể ly hôn được. Cần phải có mặt hai vợ chồng tại Tòa án để làm thủ tục và hòa giải.
Theo hướng dẫn Nghị quyết01/2003/NQ-HĐTP của TAND TC về giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình
2. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
2.1. Đối với trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước xin ly hôn với công dân Việt Nam đã đi ra nước ngoài
Khi giải quyết loại việc này, cần phân biệt như sau:
a. Đối với những trường hợp uỷ thác tư pháp không có kết quả vì lý do bị đơn sống lưu vong, không có cơ quan nào quản lý, không có địa chỉ rõ ràng nên không thể liên hệ với họ được, thì Toà án yêu cầu thân nhân của bị đơn đó gửi cho họ lời khai của nguyên đơn và báo cho họ gửi về Toà án những lời khai hoặc tài liệu cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Sau khi có kết quả, Toà án có thể căn cứ vào những lời khai và tài liệu đó để xét xử theo thủ tục chung.
b. Trường hợp bên đương sự là bị đơn đang ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức hoặc giấu địa chỉ nên nguyên đơn ở trong nước không thể biết địa chỉ, tin tức của họ, thì giải quyết như sau:
- Nếu bị đơn ở nước ngoài không có địa chỉ, không có tin tức gì về họ (kể cả thân nhân của họ cũng không có địa chỉ, tin tức gì về họ), thì Toà án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự và giải thích cho nguyên đơn biết họ có quyền khởi kiện yêu cầu Toà án cấp huyện nơi họ thường trú tuyên bố bị đơn mất tích hoặc đã chết theo quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết.
- Nếu thông qua thân nhân của họ mà biết rằng họ vẫn có liên hệ với thân nhân ở trong nước, nhưng thân nhân của họ không cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án, cũng như không thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết để gửi lời khai về cho Toà án, thì coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, từ chối khai báo, từ chối cung cấp những tài liệu cần thiết. Nếu Toà án đã yêu cầu đến lần thứ hai mà thân nhân của họ cũng không chịu cung cấp địa chỉ, tin tức của bị đơn cho Toà án cũng như không chịu thực hiện yêu cầu của Toà án thông báo cho bị đơn biết, thì Toà án đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị đơn theo thủ tục chung. Sau khi xét xử Toà án cần gửi ngay cho thân nhân của bị đơn bản sao bản án hoặc quyết định để những người này chuyển cho bị đơn, đồng thời tiến hành niêm yết công khai bản sao bản án, quyết định tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi bị đơn cư trú cuối cùng và nơi thân nhân của bị đơn cư trú để đương sự có thể sử dụng quyền kháng cáo theo quy định của pháp luật tố tụng.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 01 Tháng 12 2012
Ông N và bà H đã chung sống với nhau 25 năm, ông bà có 2 người con nuôi là C 20 tuổi và D 16 tuổi và có 1 người con rột là E nhưng đã qua đời (E có con 3 tuổi). Do mâu thuẫn ông bà làm đơn xin ly hôn, tòa án đã thụ lý giải quyết, ngày 1/4/2005 tòa án ra quyết định ly hôn. Ngày 10/4/2005 ông N bị đau tim và qua đời, trước khi chết ông N có di chúc miệng trước sự làm chứng của C và 2 đồng nghiệp của N để định đoạt khối tài sản riêng của ông trị giá 400 triệu đồng như sau: Cho đứa cháu 3 tuổi 350 triệu đồng, D 50 triệu.
Hỏi:-di chúc miệng của ông N có hiệu lực hay không?
-C có được làm chứng trong trường hợp này không?
-Bà H có được thừa kế tài sản của ông N không? Tại sao? Nếu được thì thừa kế bao nhiêu?
-C và D có được thừa kế tài sản của ông N hay không? Việc ông N phân chia như trên có được thực hiện đúng như ý nguyện của ông không?
Mong luật sư giúp em! cảm ơn luật sư
Trả lời: 1.Điều 654 BLDS quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc như sau:
"Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
3. Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự."
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì C không đủ điều kiện là người làm chứng của ông N.
2. Khoản 5, Điều 652 BLDS quy định về di chúc miệng hợp pháp như sau:"Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.".
Như vậy, sau khi chứng kiến ý nguyện của ông N mà hai đồng nghiệp của N ghi chép lại nội dung và cùng ký tên, điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ông N di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng mà di chúc đó được công chứng hoặc chứng thực thì di chúc mới có thể có hiệu lực pháp luật.
3. Bà H đã ly hôn với ông N trước khi ông N chết nên bà H không được thừa kế đối với di sản do ông N để lại.
4. C và D chỉ được thừa kế của ông N nếu C và D là con nuôi hợp pháp.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 26 Tháng 11 2012
Ông bà nội em có 7 người con 5 trai và 2 gái,trong đó có 1 con trai riêng bà nội,1 bác trai và 1 cô đã mất.
Bà nội mất năm 2001 và không để lại di chúc,đén năm 2008 thì ông nội em mất
trước khi mất thi ông nội em bi tai biến 3 lần và bi liệt nữa người ( lần 1 năm 1999,lần 2 năm 2001,lần 3 năm 2005,lần cuois năm 2008 và mất)
gia đình có tổ chức 2 cuộc họp gia đình năm 2006 với i kiến là để cái nhà ông nội em đang ở để làm nhà thờ từ đường và 1 số vấn đề chăm sóc lúc ông nội đau ốm ( có chữ ký của ông nội và tất cả những người con trong gia đình ) và 2009 sau khi ông nội mất cả gia đình cũng thống nhất lại vấn đề như thế.
Ngôi nhà này có ba và chú út của em ở từ lúc nhỏ đến nay,hiện cả 2 đã có gia đình va con cái đều ở trong ngôi nhà đấy,trong cuộc họp 2009 các anh chị em thông nhất để ba va chú út em ở phía sau,o giữa nhà làm bàn thờ và phía trước ba và chú buôn bán ( tất cả đều ký và chú út em cũng có ký ).
Đến năm 2011 đùng đùng chú em kiện ba với bác em ra tòa về vấn đề nhà cửa( những người khác chú em đã đưa tiền để nhận lại giấy ủy quyền phần thừa kế của những người đó nên chỉ kiện ba và bác em với 1 bác đã mất),chú có đưa ra 1 bản di chúc của ông nội là để lại cho chú 1/2 cái nhà đó (di chúc được làm năm 2006 ).Nhưng trong đó chỉ có 1 dấu lăn tay của ông nội em + 1 chữ ký và đóng dấu của nhân viên phòng công chứng chứ thôi chứ không có chữ ký của người làm chứng nào khác.
Tòa án co gọi những người liên quan đến để hòa giải nhưng không được,vì ba và bác em với vợ con của người bác đã mất chỉ đồng ý để nhà đấy làm nhà thờ ( như trong cuộc họp gia đình năm 2009 ) chứ không thể đẻ cho chú em đúng tên và quyết định hoàn toàn cai nhà này.
Ngày 9/6/2011 vừa rồi tòa lại tuyên bố là chú út em thắng kiện và có nghĩa vụ phải hoàn lại tiên thừa kế cho những người còn lại.
Ba và bác em không đồng ý với quyết định của tòa
Em nghĩ có 1 số vấn đề ở tờ di chúc đó,thứ 1 năm 2006 ông nội em vẫn có thể ký được vào biên bản họp gia đình được thi sao lại lăn tay,thứ 2 khi làm di chúc ông nội em đã có bệnh như thế thi không thể gọi là tỉnh táo trong lúc lập di chúc thì sao lại không có thêm những người khác làm chứng,thứ 3 nêu là nhân viên phòng công chứng thì chỉ có thể xác nhận di chúc đó chứ không thể vừa kiêm là người ký xác nhận + là người làm chứng trong lúc ông nội em lập di chúc được ?
Vậy luật sư cho em hỏi tờ di chúc đó có hợp pháp và có đúng với pháp luật quy định không ?
Trong những cuộc họp gia đình 2006 & 2009 chú em đều đồng ý như thế và đã ký vào biên bản họp thì chú kiện như thế có được không
Còn bây giờ nếu muốn kháng cáo lên tòa án cao hơn thì ba với bác em phải làm như thế nào và cần những gì thưa luật sư !!!!
Rất mong sớm nhận được sự tư vấn và giúp đỡ của luât sư.
Em xin chân thành cảm ơn và chúc luật sư sức khỏe !!!
Trả lời: Trước hết, cha bạn phải nhanh chóng làm đơn kháng cáo theo hạn định (15 ngày) kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Nhiều người nhầm lẫn là 15 ngày kể từ ngày có bản án sơ thẩm.
Theo trình bày của bạn đúng sự việc. Bản án sơ thẩm xử như vậy là mâu thuẫn.
Theo tôi, vụ việc này khá phức tạp. Cần phải có hồ sơ để nghiên cứu.
Nếu có hồ sơ photo tại Tòa sơ thẩm. Bạn nên gởi cho chúng tôi tham khảo.
Gởi theo địa chỉ như sau:
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 25 Tháng 11 2012
Cô tôi hiện là việt kiều Mỹ, cô định cư ở Mỹ đã hơn 15 năm. Trước khi đi Mỹ cô có sở hữu một ngôi nhà (đang chờ nhà nước hóa giá). Khi cô đi thì ngôi nhà đó do con trai cô ở (đã có vợ).
Khi nhà nước hóa giá thì con cô và vợ của anh này làm thủ tục hóa giá và giấy tờ nhà đất đứng tên hai người. Đến năm 2004 hai người này di hôn (trong đơn ly hôn không đề cập đến việc phân chia tài sản). Nay chị vợ của anh trai tôi đòi phân chia tài sản.
1. Cô tôi hiện không có giấy tờ chứng minh nhà của cô tôi (do người bán nhà cho cô tôi không còn nữa). Nhưng mọi người xung quanh, và chính quyền địa phương có thể làm chứng đây là nhà của cô tôi. Khi cô tôi đi đinh cư bên Mỹ vẫn chưa làm thủ tục rút quốc tịch Việt Nam.
2. Vợ chồng anh Trai con cô tôi có với nhau 2 đứa con, 1 trai trên 18 tuổi, 1 gái dưới 18 tuổi.
Mong luật sư tư vấn giúp:
1. Việc chị dâu tôi đòi chia tài sản có hợp lý không, vì đây không phải là tài sản của chị làm ra, đây là công sức của cô và vượn tôi, bây giờ chia cho chị chúng tôi thấy rất đau lòng
2. Khi việc này đưa ra tòa án anh Trai tôi có khả năng thắng kiện không?
3. Hiện gia đình cô tôi đồng ý thỏa thuận chia co chị dâu khoản 1/4 giá trị căn nhà, nhưng chị ấy không chịu chị đồi phải chia 1/2 giá trị căn nhà.
Nếu vụ việc này đưa ra tòa, mong luật sư cho gia đình chúng tôi biết chi phí khoản bao nhiêu, và nếu gia đình chúng tôi nhờ luật sư theo vụ kiện này thì chi phí khoản bao nhiêu?
Mong luật sư tư vấn và giúp cho gia đình chúng tôi
Chân thành cảm ơn luật sư
Trả lời: Chào bạn! Theo nội dung bạn trình bày tôi xin góp một số ý như sau:
1. Cô bạn chỉ là người thuê nhà chứ không phải là chủ sở hữu căn nhà đó,nhà nước mới là chủ sở hữu nên khi cô bạn đi xuất cảnh, cô bạn không còn bất cứ quyền gì trong căn nhà đó.
2. Sau khi cô bạn không còn cư ngụ, người con trai được nhà nước tiếp tục ký hợp đồng thuê và sau đó làm thủ tục mua hóa giá, chính thủ tục này mới khẳng định quyền sở hữu, và cũng theo quy định chung, khi tạo lập được tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng,
Vì vậy giấy chủ quyền ghi tên cả 2 người ( mà dù chỉ ghi tên 1 người nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung và khi giao dịch cơ quan chức năng vẫn yêu cầu cà 2 vợ chồng có mặt và ký kết ).
3. Tuy nhiên trong trường hợp nguồn gốc căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cô dượng bạn nhưng vì 1 lý do nào đó nhà nước quản lý, hoặc trước đây cấp cho cô dượng bạn theo 1 tiêu chuẩn nào đó thì có thể yêu cầu Tòa xem xét để giải quyết hơp tình hợp lý.
Tất nhiên trên tất cả nếu gia đình bạn hòa giải được thì vừa không bị thiệt hại về tài sản ( án phí, chi phí tố tụng, thời gian v.v..) vừa giữ được tình cảm trong gia đình.
4. Khi có yêu cầu mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, bạn có thể gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và thỏa thuận ( thường thì chi phí trọn gói cho một vụ kiện từ sơ thẩm đến phúc thẩm và kết thúc việc thi hành án vào khoản 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp) vì có rất nhiều loại chi phí tùy thuộc theo tính chất phức tạp hay đơn giản, gần xa, nhanh hay chậm v.v...
Thân ái chào bạn !!!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- Chi tiết
- Chuyên mục: Tranh chấp tài sản khi ly hôn
- Được đăng: 24 Tháng 11 2012
Tôi muốn ly hôn và tài sản hiện giờ tôi đang có trong thời gian hôn nhân là một căn nhà, 4 chiếc xe máy( 1 chiếc đứng tên con tôi, 2 chiếc chồng tôi đứng và chiếc còn lai tôi đứng), 3 chiếc xe lu và 1 chiếc xe hùn với người ta 1 nữa. tất cả những tải sản đều mang tên tôi. và có 2 đứa con. 1 đứa tật nguyền. 1 đứa đã trưởng thành.
Vậy khi ra toà thì phần tài sản sẽ được chia như thế nào?
Trả lời: Về nguyên tắc là chia đôi nhưng có xem xét hoàn cảnh tình trạng ts, công sức đóng góp của mỗi bên. bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con chưa thành niên, có nhược điểm về thể chất tinh thần. Bảo vệ quyền lợi, lợi ích chính đáng của mỗi bên trong hoạt động sản xuất kinh doanh....
Việc thanh toán này sẽ do hai bên tự thoả thụân. Nếu không thoả thuận được thì yêu cầu TA giải quyết (án phí sẽ cao nếu ts lớn). Việc xem xét đâu là ts chung, riêng còn phải dựa vào nhiều căn cứ khác.
Vả lại tôi không phải là thẩm phán nên không thể đưa ra phán quyết cuối cùng.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam