Dịch vụ tư vấn ly hôn làm thủ tục ly hôn trọn gói nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp. (Mẫu đơn xin ly hôn: cách viết Đơn xin ly hôn đơn phương, thuận tình ly hôn chuẩn mới nhất)

Tham khảo Mẫu đơn xin ly hôn:

xem: Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình 

xem: Mẫu đơn xin ly hôn đơn phương

Hồ sơ, thủ tục ly hôn đơn phương được quy định như sau:

- Hồ sơ ly hôn, gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

+ Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);

+ Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực);

+ Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);

+ Đơn xin ly hôn (Theo mẫu)

- Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú của người ký đơn xin ly hôn.

- Thời gian giải quyết:

Trường hợp vợ hoặc chồng xin ly hôn đơn phương, theo quy định của Điều 179Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời gian chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn tối đa là 04 tháng, nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì được gia hạn nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 01 tháng kế từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trong trường hợp có lý do chính đáng, thời hạn này là 02 tháng. Trong thực tế, thời gian giải quyết vụ án ly hôn có thể ngắn hơn hoặc kéo dài hơn thời gian mà luật qui định tùy thuộc vào tính chất của từng vụ án

Vấn đề nuôi con sau ly hôn:

Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn:

Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

Việc chia tài sản chung khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

 
 

1. Trình tự thủ tục xin ly hôn:

 

- Người xin ly hôn viết đơn xin ly hôn gửi Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

- Tòa án thụ lý đơn, xem xét đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người viết đơn ly hôn.

- Người xin ly hôn nộp án phí và nộp biên lai nộp tiền tạm ứng án phí lại cho Tòa án.

- Sau khi nộp biên lai tạm ứng án phí cho Tòa án, vụ án ly hôn chính thức được Tòa án giải quyết.

2. Hồ sơ xin ly hôn bao gồm:

- Đơn xin ly hôn (Đơn ly hôn không yêu cầu cả hai cùng ký vào đơn, nếu đơn phương ly hôn chỉ cần chữ ký của người viết đơn)

- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn ( trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền)

- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).

- Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.

- Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn. Trong trường hợp các bên không tiến hành ghi chú nhưng vẫn muốn ly hôn thì trong đơn xin ly hôn phải trình bày rõ lý do không ghi chú kết hôn.

3. Thời gian giải quyết ly hôn:

- Thời gian giải quyết vụ án tùy thuộc vào việc giải quyết các nội dung quan hệ vợ chồng.

 

Pháp luật Thời Mở Cửa là một công ty tư vấn hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, với đội ngũ luật sư năng động, giàu kinh nghiệm cam kết cung cấp tới quý khách hàng dịch vụ tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình:


Khi nào thì ly hôn ?


Tại Việt Nam, ly hôn được xem là một vụ án (hoặc “việc dân sự”) do Tòa án giải quyết.
Để tòa án chấp thuận cho ly hôn, bạn phải thực sự đã đăng ký và có Giấy chứng nhận kết hôn với vợ/chồng mình. Nếu bạn không có giấy này, hôn nhân của bạn bị xem là bất hợp pháp, bạn không được thừa nhận là đã có vợ hay chồng. Và tòa án sẽ không nhận đơn yêu cầu được ly hôn của bạn.
Ngoài ra, bạn phải nêu ra những lý do xác đáng ( đó cũng là điều bạn đã thực sự trải qua) để chứng minh việc ly hôn là cần thiết. Theo luật Việt Nam, mục đích của hôn nhân là hạnh phúc gia đình. Do vậy, bạn phải chứng minh minh không có hạnh phúc trong hôn nhân. Những lý do mà bạn có thể nêu ra và được tòa xem xét là:
- Người chồng/vợ của mình có hành vi ngoại tình, hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.
- Bạn đã bị chồng/vợ có những hành vi bạo hành (chửi mắng, đánh đập, xúc phạm …) nhiều lần và trong thời gian dài. Và nay bạn không thể chấp nhận hay chịu đựng hơn được nữa.
- Giữa hai người có những mâu thuẫn về nhiều vấn đề, không tìm được tiếng nói chung và hướng giải quyết : từ việc nuôi dạy con cái và đến quan niệm sống, nghề nghiệp, niềm vui …
- Người chồng/vợ là một người thiếu trách nhiệm, thiếu tư cách: không đóng góp cho kinh tế gia đình, nhậu nhẹt trác táng, chửi đánh con cái …
- Người chồng/vợ đã tự ý bỏ rơi gia đình, bỏ đi (vì bất kỳ lý do gì) trong thời gian dài, thậm chí nhiều năm và có thể là không có tin tức gì từ lâu.
- Tình cảm giữa hai vợ chồng không còn, không có sự yêu thương, thiếu tôn trọng nhau, ly thân… ( Trong luật VN không có chế định ly thân, trong khi đối với pháp luật một số nước, nếu hai người sống cách xa nhau từ 3 năm trở lên thì chắc chắn được giải quyết ly hôn).

Nộp đơn ly hôn ở đâu, giải quyết trong bao lâu ?

Như đã nói, ly hôn phải do Tòa án giải quyết.
Nếu là việc ly hôn đơn phương, bạn sẽ là người nộp đơn ly hôn tới Tòa án với tư cách là nguyên đơn.
Nếu cả hai cùng đồng ý ly hôn - thuận tình ly hôn, cả hai sẽ cùng ký vào đơn ly hôn.
Đơn ly hôn cần phải nêu rõ lý do xin ly hôn, nêu yêu cầu Tòa án - hoặc nói rõ về việc vì sao không yêu cầu - giải quyết việc nuôi con chung, cấp dưỡng nuôi con và chia tài sản chung. Cùng đơn kiện, phải đính kèm bản chính Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của các con, giấy tờ về tài sản chung …
Đơn ly hôn được nộp tới Tòa án nhân dân cấp quận/huyện – nơi một bên hoặc cả hai cùng có hộ khẩu thường trú.
Nếu vụ việc ly hôn của bạn đơn giản, không phải tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con, lý do xác đáng hoặc cả hai thuận tình - thì thời gian Tòa án giải quyết sẽ khá nhanh, có thể chỉ trong khoảng 1 tháng là xong. Nhưng trong thực tế có không ít vụ án ly hôn mà việc giải quyết phải kéo dài cả năm, thậm chí nhiều năm trời.

Các vấn đề pháp lý phải giải quyết trong một vụ án ly hôn
Trong một vụ án ly hôn, có 3 vấn đề sau phải giải quyết:
1. Quan hệ vợ chồng: chấp nhận cho hay không cho ly hôn.
2. Quan hệ tài sản: xác định tài sản chung, riêng và giải quyết chia tài sản chung của hai vợ chồng.
3. Quan hệ con cái: phán quyết về quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con chưa thành niên.
Nếu như nội dung đầu (quan hệ vợ chồng) nhất thiết phải qua Tòa án giải quyết thì hai nội dung sau hai vợ chồng có thể tự thỏa thuận với nhau mà không cần yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, phần lớn hai nội dung sau lại luôn có sự tranh chấp, nhiều khi rất gay go, phức tạp. Thường thì bên nào cũng muốn được chia phần tài sản nhiều nhất, hay người vợ thì thường muốn được quyền nuôi con.
Tòa án sẽ xem xét và phán quyết dựa trên cơ sở sự chứng minh của mỗi bên (qua lý lẽ và bằng chứng pháp lý).
Nên nhờ luật sư khi ly hôn
Vì ly hôn là một vụ án, là việc chia tay dứt khoát giữa hai cá nhân – trong khi cả hai đều phải tiếp tục sống trong một hoàn cảnh mới, phải bắt đầu một cuộc sống mới từ sự cô đơn – với không ít khó khăn, nên không có lý do gì khiến bạn không nên đấu tranh và yêu cầu Tòa án giải quyết quyền lợi cho mình một cách tốt nhất. Sẽ thật khôi hài và đáng thương khi bạn tỏ ra hay chứng minh rằng mình là một người cao thượng – bằng cách không thèm tranh chấp hay yêu cầu tòa giải quyết các vấn đề về tài sản, vật chất một cách rõ ràng, chính xác. Vì chắc chắn bạn sã phải trả giá cho sự ngây thơ của mình ngay sau khi ly hôn.
Do vậy, dù trong bất kỳ một vụ án ly hôn nào, to hay nhỏ, phức tạp hay đơn giản, hãy tìm một luật sư để được tư vấn và hỗ trợ.
Các luật sư theo đó sẽ hỗ trợ giúp bạn các vấn đề liên quan như:
- Nêu và chứng minh giúp bạn lý do xin ly hôn.
- Đấu tranh giành quyền lợi về tài sản cho bạn ở mức cao nhất có thể.
- Tranh luận về quyền nuôi con và vấn đề cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên. Bao gồm các vấn đề về quyền chăm sóc, thăm nom, kiểm soát và nuôi dạy con, các tình huống thay đổi người nuôi con.
- Các vấn đề liên quan khác (ví dụ như việc phân chia tài sản trước ly hôn, vấn đề tài sản chung riêng, các khoản nợ, tài sản “chìm” của một bên, thuế …).
- Hồ sơ ly hôn, gồm từ đơn kiện cho đến việc truy tìm chứng cứ, chứng minh quyền sở hữu tài sản, hướng dẫn viết các bảnkhai, trình bày tại tòa …
- Luật sư cũng có thể hỗ trợ bạn thỏa thuận về việc chia tài sản trước khi ly hôn – thông qua Bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng, hoặc Bản thỏa thuận về quyền nuôi con – để việc giải quyết vụ án đơn giản, nhanh chóng hơn.
 

TƯ VẤN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH


1. Tư vấn các quy định của pháp luật về Ly hôn:
- Tư vấn về quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải ở cơ sở;
- Tư vấn thủ tục thụ lý đơn yêu cầu Ly hôn;
- Tư vấn thủ tục hoà giải tại Toà án;
- Tư vấn các căn cứ cho Ly hôn;
- Tư vấn các quy định về thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên;
- Tư vấn các quy định về trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau ly hôn;
- Tư vấn về quyền thăm nom con sau Ly hôn;
- Tư vấn nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn và thủ tục chia tài sản;
- Tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn tại Toà án.

2. Tư vấn khởi kiện vụ án ly hôn để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền lợi;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền lợi trước cơ quan có thẩm quyền;

3. Tư vấn khởi kiện vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn:
- Tư vấn các hình thức khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Tư vấn viết đơn khởi kiện và hướng dẫn thủ tục khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản;
- Đại diện thực hiện khiếu nại, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ tranh chấp tài sản trước cơ quan có thẩm quyền;

4. Pháp luật Thời Mở Cửa tham gia tố tụng tại tòa án trong các vụ án, vụ việc hôn nhân và gia đình sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ;
- Tranh chấp về cấp dưỡng;
- Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định;
- Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật;
- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam;
- Các yêu cầu khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định.

 

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được luật sư hướng dẫn chi tiết.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư