Dịch vụ Công chứng, Chứng thực chữ ký và chữ ký số,
Chữ ký số là công nghệ bảo mật dựa trên nền tảng hạ tầng mã hóa công khai (Public Key Infrastructure - PKI), cung cấp các khả năng bảo mật như: xác thực, mã hóa, toàn vẹn dữ liệu, chống từ chối. Chữ ký số có giá trị pháp lý tương đương chữ ký tay trong các giao dịch điện tử, đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp xảy ra tranh chấp.
Nhằm nhận diện một cá nhân, một máy chủ, hoặc một vài đối tượng khác, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số còn cấp một dạng chứng thư điện tử gọi là "chứng thư số". Chứng thư số có thể xem là một "chứng minh thư" sử dụng trong môi trường máy tính và Internet.
Dịch vụ chứng thực chữ ký số (Certification Authority) của FPT IS đảm bảo được giá trị pháp lý, độ an toàn bảo mật cao, thao tác đăng ký đơn giản, nhanh chóng. FPT-CA là một hệ thống hiện đại, có tính mở cao, có khả năng cấp phát, xử lý hàng triệu chứng thư số, và đã được áp dụng cho các hệ thống CA lớn trên thế giới như các hệ thống của Bộ Tài chính & Bộ Quốc phòng Pháp, hệ thống e-Passport cho chính phủ các nước Châu Âu...
Đặc điểm nổi bật:
Khả năng bảo mật (Secure): Đạt tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật mức cao nhất EAL4+, đáp ứng hầu hết các thiết bị HSM và Smartcard.
Khả năng mở rộng (Scalable): Dựa trên kiến trúc PKI hiện đại, được thiết kế theo mô hình có độ sẵn sàng cao, FPT-CA có khả năng mở rộng để cấp phát hàng triệu chứng thư số một cách dễ dàng.
Khả năng sẵn sàng (Available): Tất cả chính sách, log, dữ liệu về chứng thư số và CRL được lưu trữ trên cơ sở dữ Oracle, là hệ cơ sở dữ liệu lớn nhất và đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Khả năng mở, tương thích (Open): Được thiết kế để tuân thủ các tiêu chuẩn mở quốc tế như X509, PKIX, LDAP...
Khả năng kiểm soát bằng chính sách (Policy Driven): Hệ thống FPT-CA có khả năng áp dụng các chính sách khác nhau với việc đăng ký các loại chứng thư số khác nhau.
Khả năng linh động (Flexible): FPT-CA có thể hỗ trợ nhiều phương thức đăng ký chứng thư số khác nhau: Web, Email, Face-to-face, CMP, SCEP...
Dịch vụ Công chứng, Chứng thực chữ ký và chữ ký số, chứng thực chữ ký số, chứng thực chữ ký số là gì, chứng thực chữ ký số công cộng, trung tâm chứng thực chữ ký số, giao dịch chữ ký số, mẫu chứng thực chữ ký, thủ tục chứng thực chữ ký, Chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký ở đâu, chứng thực chữ ký là gì, đăng ký hộ tịch, mẫu chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký số, thủ tục chứng thực chữ ký, chứng thực chữ ký số là gì, lệ phí chứng thực chữ ký,
Điều 21. Thẩm quyền công chứng của Phòng Công chứng
1. Các việc sau đây chỉ thuộc thẩm quyền của Phòng Công chứng:
a) Công chứng hợp đồng, giao dịch có yếu tố nước ngoài;
b) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng theo quy định tại khoản 1 Điều 23 của Nghị định này;
c) Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
d) Công chứng bản dịch giấy tờ từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại;
đ) Công chứng chữ ký của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở trong nước và ở nước ngoài, chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch ở nước ngoài;
e) Nhận lưu giữ di chúc;
g) Các việc khác do pháp luật quy định.
2. Phòng Công chứng được công chứng các việc thuộc thẩm quyền chứng thực củaUỷ ban nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 22 của Nghị định này, trừ hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản thuộc thẩm quyền địa hạt củaUỷ ban nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.
Phòng Công chứng được công chứng tất cả các việc thuộc thẩm quyền chứng thực củaUỷ ban nhân dân cấp xã quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
Điều 22. Thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
1. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:
a) Chứng thực bản sao giấy tờ, văn bằng, chứng chỉ bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài;
b) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản theo thẩm quyền địa hạt quy định tại khoản 2 Điều 23 của Nghị định này;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng;
đ) Chứng thực văn bản thoả thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản;
e) Các việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện uỷ quyền cho Trưởng phòng Tư pháp thực hiện các việc chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này. Trưởng phòng Tư pháp phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Mỗi Phòng Tư pháp phải có cán bộ Tư pháp chuyên trách giúp Trưởng phòng Tư pháp thực hiện việc chứng thực; cán bộ Tư pháp chuyên trách phải có bằng cử nhân Luật và đã được bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực.
Điều 23. Thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng và Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc công chứng, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thẩm quyền địa hạt công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong địa phương mình cho từng Phòng Công chứng. "Địa hạt" là một hoặc một số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong phạm vi địa hạt của huyện, quận, thị xã mình mà không thuộc thẩm quyền địa hạt của Phòng Công chứng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Việc công chứng, chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản liên quan đến bất động sản không phải tuân theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 24. Thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền thực hiện các việc sau đây:
a) Chứng thực chữ ký của công dân Việt Nam trong các giấy tờ phục vụ cho việc thực hiện các giao dịch dân sự ở trong nước;
b) Chứng thực di chúc, văn bản từ chối nhận di sản;
c) Các việc khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã phụ trách Tư pháp thực hiện việc chứng thực quy định tại khoản 1 Điều này và phải đăng ký chữ ký tại Sở Tư pháp. Cán bộ Tư pháp cấp xã giúp Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịchUỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện việc chứng thực; cán bộ Tư pháp cấp xã phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 13 của Nghị định số83/1998/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch và được bồi dưỡng về nghiệp vụ chứng thực.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Thủ tục đăng ký kinh doanh - xem 176 lần
- Ký tên trên uỷ nhiệm chi. - xem 295 lần
- "Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp" và "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" có giống nhau không - xem 171 lần
- Thủ tục hướng dẫn giảm vốn điều lệ công ty cổ phần - xem 210 lần
- Hợp đồng dự án xây dựng công ty - xem 155 lần
Các tin khác
- Thủ tục mở thẩm mỹ viện, thẩm mỹ viện, bệnh viện thẩm mỹ - xem 362 lần
- Cổ đông sở hữu 5% cổ phần - xem 151 lần
- Thay đổi cổ đông sáng lập Công ty cổ phần - xem 221 lần
- Chuyển nhượng vốn cho người nước ngoài - xem 281 lần
- Chuyển nhượng vốn của công ty cổ phần - xem 289 lần
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - xem 260 lần