Ngày 01/10/2006 công ty TNHH Hồng Hà (trụ sở tại Diễm Châu - Nghệ an) ký 1 hợp đồng bán cho công ty cổ phần Tam Dương ( Lê Chân - Hai Phòng) đồ nội thất trị giá 1 tỷ đồng, thời điểm giao hàng là 05/10/2006, thời điểm thanh toán là 1/11/2006.

1- Giả sử hdong đó có hiệu lực pháp lý, nhưng ngày 5/10/2006 Hồng Hà mới giao số hàng trị giá 300tr, ngày 15/10/2006/2006 giao số hàng trị giá 200tr, ngày 25/10/2006 giao số hàng trị giá 200tr, ngày 30/10/2006 giao nốt số còn lại. Do nhận đươc hàng chậm nên công ty Tam Duong ko thực hiện được đúng hợp đồng với Khách hàng nên đã bị phạt tiền mặt 18tr, và bị thiệt hại ước tính 30tr. Cty Tam Duong yêu cầu Hồng hà bù đắp thiệt hại bằng hình thức kéo dài thời gian thanh toán nhưng cty Hồng Hà ko đồng ý. tam dương ko thanh toán cho Hồng hà mà làm đơn kiện.
Vậy Tòa án nào có thẩm quyền giả quyết chanh chấp trên.?
Và tranh chấp được giả quyết như thế nào theo pháp luật hiện hành?.

Trả lời: Chào bạn,
Câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất, về xác định cơ quan Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết.
Để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết hay không, trước tiên phải xem điều khoản về giải quyết tranh chấp, các bên có thỏa thuận Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa họ hay không. Nếu các bên lại thỏa thuận một tổ chức Trọng tài cụ thể, thì Tòa án ko có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này. Giả sử trong tình huống này, các bên có thỏa thuận cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án, thì thẩm quyền của Tòa dc xác định như sau:
Theo điểm b khoản 1 điều 33, điểm a, b khoản 1 điều 35: nếu các bên không có thỏa thuận thì Tòa án nhân dân cấp huỵên nơi có trụ sở của bị đơn có thẩm quyền giải quyết, nếu các bên có thỏa thuận thì Tòa án nơi có trụ sở của nguyên/bị đơn có thẩm quyền giải quyết.
Thứ hai, xác định hậu quả pháp lý.
Vì pháp luật hợp đồng luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia ký kết, trừ khi thỏa thuân đó trái với quy định của pháp luật. Vì tình huống bạn đưa ra thiếu chi tiết, nên hơi khó để xác định hậu quả pháp lý một cách cụ thể và chi tiết, tuy nhiên chúng ta cần xem xét các yếu tố: điều khoản trong hợp đồng về phương thức giao hàng (nếu các bên ko thỏa thuận, hoặc thỏa thuận chung chung, thì xác địnhtheo quy định của pháp luật); thông lệ kinh doanh giữa 2 bên, các văn bản giao dịch trong quá trình giao hàng ( bên Tam Dương có đồng ý giao hàng như vậy hay không, hoặc có văn bản không đồng ý hay không?...)

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc 

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư