thủ tục thành lập công ty cổ phần, hồ sơ thành lập công ty cổ phần, điều lệ công ty cổ phần, thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục thành lập công ty tnhh, dự thảo điều lệ công ty cổ phần, thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập chi nhánh công ty cổ phần,
đăng ký thàh lập công ty cổ phần xây dựng thì như thế nào
tôi muốn đăng ký thành lập công ty cổ phần về lĩnh vực tưu vấn và xây lắp thì cần những gì. Mình đã tìm các thông tư nghị định về vấn đề này nhưng mình không tập hợp được những điều mình phải làm. Vậy nhưng bạn nào biết hay đã từng làm hướng dẫn gọn cho mình được không. Mình cảm ơn nhé
TRả lời: Tư vấn thành lập doanh nghiệp
thành lập công ty cổ phần xây dựng cần có chứng chỉ hành nghề xây dựng
Ngoài ra bạn phải có giải trình cụ thể về năng lực hoạt động xây dựng
Một số thông tin cần thiết về thủ tục Đăng ký kinh doanh:
- Cơ quan Đăng ký kinh doanh: Sở KẾ hoạch và Đầu tư (HCM: 32 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp.HCM).
- Văn bản:
Luật: Doanh nghiệp 2005
Nghị Định 88/2006 về Đăng ký Kinh doanh.
Nghị định 139/2007 Hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Thông tư 03/2006/Bộ KH-ĐT hướng dẫn về hồ sở, trình tự, thủ tục Đăng ký Kinh doanh (Đã được sửa đổi theo TT 01/2009/BKH.
Văn bản tra Mã ngành.
- Thủ tục kèm theo:
Khắc dấu ở Phòng Cảnh Sát Quảnlý hành chính về Trật tự xã hội CA.TP HCM.
Đăng ký thuế tại Cục thuế Tp.HCM.
Đăng ký thuế ban đầu tại Chi cục Thuế của Quân nơi Doanh nghiệp có trụ sở.
- Lưu ý: Soạn hồ sơ phải đúng mẫu và tuân theo các yêu cầu.
Thủ tục Đăng ký thành lập đối với doanh nghiệp tư nhân
a) Trình tự thực hiện:
+ Người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận – 290, Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết. Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí, viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp bổ sung.
+ Trả kết quả tại hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 (từ ngày thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần; Riêng thứ 7 chỉ làm việc vào buổi sáng).
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận “một cửa”.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp : theo mẫu Phụ lục I.1
- Bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam hoặc một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hộ chiếu Việt Nam; hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài) hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác đối với các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
+ 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định: đối với trường hợp không liên thông làm con dấu.
+ 09 ngày làm việc: đối với trường hợp có liên thông làm con dấu.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
f) Cơ quan thực hiện TTTHC: (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
+ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.
+ Cơ quan phối hợp:
* Công an tỉnh Bình Thuận: phối hợp khắc dấu
g) Kết quả thực hiện TTHC: giấy chứng nhận
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp).
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu Phụ lục I-1.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
+ Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh);
+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 : Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ về hướng dẫn chí tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp);
+ Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/06/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13 tháng 01 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH);
+ Quy chế số 3514/SKHĐT-CAT ngày 01/9/2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Tỉnh về việc phối hợp giải quyết đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thay thế quy chế số 4234/SKHĐT-CA-CT ngày 21/10/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Tỉnh, Cục thuế Tỉnh về việc phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp).
+ Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND, ngày 03/6/2009 của UBND Tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
thủ tục thành lập công ty, thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, thủ tục thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục thành lập công ty tnhh, thủ tục thành lập công ty 100 vốn nước ngoài, thủ tục thành lập công ty xây dựng, thủ tục thành lập công ty tư nhân,
thủ tục thành lập công ty
thủ thành lập công ty, chức năng hoạt động của công ty có cần phải có những yêu cầu gì không. xin quý cty giúp tôi
Trả lời: Thành lập Công ty
Bạn muốn thành lập loại hình Công ty nào?
- Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH 1TV, TNHH 2 TV trở lên,...
Bạn muốn nhanh trở thành Giám đốc thì ra 1 Văn Phòng Luật sư gần nhất nhé.
Nếu không bạn lên Phòng ĐKKD- Sở KH& ĐT hỏi thủ tục hoặc đọc Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006.Luật Doanh nghiệp 2005.
Thủ tục Đăng ký thành lập đối với doanh nghiệp tư nhân
a) Trình tự thực hiện:
+ Người thành lập doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các loại hồ sơ theo quy định.
+ Nộp hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận – 290, Trần Hưng Đạo, thành phố Phan Thiết. Bộ phận “một cửa” tiếp nhận hồ sơ, thu lệ phí, viết giấy hẹn. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người thành lập doanh nghiệp bổ sung.
+ Trả kết quả tại hồ sơ tại Bộ phận “một cửa” của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.
+ Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: sáng từ 7 giờ 00 đến 11 giờ 30, chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00 (từ ngày thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần; Riêng thứ 7 chỉ làm việc vào buổi sáng).
b) Cách thức thực hiện:
Nộp hồ sơ trực tiếp và nhận kết quả trực tiếp tại Bộ phận “một cửa”.
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ: (sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp và Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp : theo mẫu Phụ lục I.1
- Bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam hoặc một trong số các giấy tờ còn hiệu lực đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (hộ chiếu Việt Nam; hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài) hoặc giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam hoặc hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định đối với ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác đối với các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
+ Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
d) Thời hạn giải quyết: (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
+ 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định: đối với trường hợp không liên thông làm con dấu.
+ 09 ngày làm việc: đối với trường hợp có liên thông làm con dấu.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân
f) Cơ quan thực hiện TTTHC: (sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp)
+ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Thuận.
+ Cơ quan phối hợp:
* Công an tỉnh Bình Thuận: phối hợp khắc dấu
g) Kết quả thực hiện TTHC: giấy chứng nhận
h) Phí, lệ phí: 100.000 đồng/lần cấp
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: (sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp).
+ Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu Phụ lục I-1.
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
l) Căn cứ pháp lý của TTHC:
+ Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
+ Căn cứ Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về đăng ký Doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh);
+ Nghị định số 102/2010/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 01/10/2010 : Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ về hướng dẫn chí tiết thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp);
+ Căn cứ Thông tư số 14/2010/TT-BKH, ngày 04/06/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP, ngày 15/04/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp (thay thế Thông tư số 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh; Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29 tháng 7 năm 2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và Thông tư số 01/2009/TT-BKH ngày 13 tháng 01 năm 2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 03/2006/TT-BKH);
+ Quy chế số 3514/SKHĐT-CAT ngày 01/9/2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Tỉnh về việc phối hợp giải quyết đăng ký doanh nghiệp và khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp (thay thế quy chế số 4234/SKHĐT-CA-CT ngày 21/10/2008 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công an Tỉnh, Cục thuế Tỉnh về việc phối hợp giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp).
+ Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND, ngày 03/6/2009 của UBND Tỉnh về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Giấy phép Dịch vụ cầm đồ
Thủ tục xin Giấy phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải thực hiện như thế nào? Quy trình thực hiện, hồ sơ thủ tục, cơ quan giải quyết và các khoản phí/lệ phí có liên quan, kết quả đạt được?
Chân thành cảm ơn!
Trả lời: Cấp Giấy phép Dịch vụ cầm đồ
chào bạn!
Vấn đề bạn hỏi tôi có ý kiến tư vấn sau:
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định43/2010/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thì cá nhân, tổ chức muốn tiến hành hoạt động kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Người kinh doanh có thể đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp:
1. Cá nhân hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp làm một bộ hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh cấp Tỉnh để được cấp GCN đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ xin phép kinh doanh dịch vụ cầm đồ gồm: - Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
- Dự thảo điều lệ Công ty,
- Danh sách thành viên Công ty (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty CP),
- Kèm theo các giấy tờ trên là bản sao hợp lệ CMND hoặc hộ chiếu mỗi thành viên.
- Chứng chỉ hành nghề hoặc chứng nhận vốn pháp định (nếu có)
Thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh:
1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cập Huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
Theo quy định của Nghị định59/2006/NĐ-CP, kinh doanh dịch vụ cầm đồ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo đó, kinh doanh dịch vụ cầm đồ sẽ áp dụng theo quy định của Nghị định số72/2009/NĐ-CP quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cụ thể như sau:
1. Người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và người đại diện hợp pháp theo pháp luật của cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự phải có đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng và không thuộc một trong các trường hợp:
a. Tổ chức, cá nhân mà Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp, cấm thực hiện các hoạt động kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự.
b. Người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người nghiện ma túy.
c. Người đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử.
d. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, bị phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; được tạm hoãn đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.
e. Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia; tội do lỗi cố ý có mức án từ 10 năm trở lên hoặc các tội khác liên quan trực tiếp đến ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự mà chưa được xóa án tích; người đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
2. Cơ sở kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về an ninh, trật tự chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh sau khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
3. Chỉ các cá nhân, tổ chức Việt Nam ở trong nước mới được sản xuất con dấu. Chỉ các cơ sở của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân mới được sản xuất, kinh doanh sửa chữa công cụ hỗ trợ và sửa chữa súng săn.
4. Địa điểm kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự không nằm trong khu vực cấm theo quy định của pháp luật.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải cam kết thực hiện đúng các quy định, điều kiện về an ninh, trật tự với cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện.
Như vậy, bạn tiến hành đăng ký kinh doanh trong đó có kinh doanh dịch vụ cầm đồ, sau đó làm cam kết như trên và nộp cho cơ quan công an cấp tỉnh hoặc cấp huyện để có thể kinh doanh dịch vụ cầm đồ đúng theo quy định của pháp luật.
Trân trọng.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Công bố tiêu chuẩn chất lượng, thủ tục công bố tiêu chuẩn, công bố tiêu chuẩn chất lượng thực phẩm, công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, bản công bố tiêu chuẩn cơ sở
cung cấp các dịch vụ về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tư vấn cho khách hàng thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.
I. HỒ SƠ CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM GỒM:
1. Đối với công bố tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài:
- Giấy đăng ký KD bản sao công chứng của công ty đứng ra công bố
- Giấy phép CA (Certyficate Of Analysis)
- Bản phân tích thành phần của nhà sản xuất hoặc phiếu kiểm nghiệm (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu liên quan) của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định độc lập nước xuất xứ;
- Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) ;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoạc bản tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT.
2. Đối với sản phẩm sản xuất trong nước:
- Giấy đăng ký KD bản sao công chứng của công ty đứng ra công bố;
- Kết quả kiểm nghiệm tại trung tâm kiểm định đo lường tiêu chuẩn ( Bravolaw có thể đứng ra làm thêm dịch vụ kiểm nghiệm trên nếu quý DN chưa làm kiểm nghiệp và yêu cầu Bravolaw thực hiện)
- 03 Mẫu sản phẩm yêu cầu kiểm nghiệm, kèm theo các chỉ tiêu yêu cầu làm kiểm nghiệp cho Bravolaw.
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoạc bản tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục SHTT.
II. TƯ VẤN THỦ TỤC CÔNG BỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM :
Khách hàng làm Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tại Bravolaw sẽ được hưởng một số dịch vụ ưu đãi miễn phí của công ty như:
1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm như:
- Tư vấn những quy định của pháp luật về Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn các Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn soạn hồ sơ chuẩn xin Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm;
- Tư vấn các vấn đề liên quan khác.
2. Đại diện hoàn tất các Thủ tục công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Bravolaw sẽ tiến hành soạn hồ sơ Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Đại diện trên Chi Cục đo lường chất lượng nộp hồ sơ đăng ký Công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cho khách hàng;
- Khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận (Nếu có);
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt nhất.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Trước đây em có sang một quán cafe ở quận tân bình, nhưng vì không lời nên đành phải sang lại cho người khác, nhưng lúc sang thì về việc sang giấy phép kinh doanh em chỉ đưa bản chính và giấy chứng minh photo của em cho bên người sang để họ tự đi làm thủ tục sang tên, nhưng tới giờ em không biết bên đó có đi sang tên chưa vì em sợ họ lấy giấy phép của em đi làm chuyện gì không hay thì sẽ liên quan tới em, mong luật sư tư vấn cho em, xin cám ơn rất nhiều.
Trả lời; Về giấy phép kinh doanh
Chào bạn !
Về nguyên tắc quan hệ mua bán hàng hóa thì bạn chỉ được phép sang nhượng tài sản của mình ở quán , còn giấy phép kinh doanh nếu bạn không tiếp tục thực hiện kinh doanh thì bạn phải báo cơ quan chức năng về việc tạm ngừng hoặc ngưng kinh doanh và trả lại giấy phép.
Còn người sang nhượng quán của bạn họ phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh mới
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
thủ tục mở đại lý bán đồ chơi văn phòng phẩm
Bạn em muốn mở đại lý bán đồ chơi văn phòng phẩm.Ls cho em hỏi có cần giấy phép đăng ký kinh doanh không?Nếu mở cửa hàng thì cần nhưng loại giấy tơ gí?
TRả lời": Hỏi thủ tục mở đại lý bán đồ chơi văn phòng phẩm
Bạn chỉ cần làm thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể tại UBND quận/huyện, và Chi cục thuế, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và Mã số thuế cá nhân (nếu chưa có) để kê khai thuế hàng tháng cho hoạt động kinh doanh của mình.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
thủ tục đăng ký kinh doanh quán, thủ tục đăng ký kinh doanh quán cafe, thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể, thủ tục đăng ký kinh doanh công ty tnhh, thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng, hồ sơ đăng ký kinh doanh,
Tôi hiện đang muốn kinh doanh một quán bar,cafe,thức ăn nhẹ, có phục vụ nhạc sóng và các hình thức ca múa khác trên tàu/xà lang.
Tôi xin hỏi thủ tục, hồ sơ pháp lý và cách đánh thuế trên lĩnh vực kinh doanh đó là như thế nào :nếu trường hợp tôi có kinh doanh rượu mạnh (>40% độ cồn), và trường hợp tôi chỉ kinh doanh thức uống nhẹ, nước trái cây, cocktail, Rượu vang.
Thêm vào đó tôi muốn biết liệu NN có những quy định đặc biệt nào đối với loại hình kinh doanh giải trí trên xà lang/tàu bè? và nếu có liên quan đến yếu tố nước ngoài thì sao?
TRả lời: Giấy phép kinh doanh quán bar
Chào bạn!
Theo những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi xin tư vấn về nguyên tắc chung như sau:Bạn có thể kinh doanh dưới 2 hình thức: Hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập Doanh nghiệp.
(I): Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh đối với Hộ kinh doanh:
Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và bản sao giấy chứng minh thư nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện của hộ kinh doanh.
Đối với ngành nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo các giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với ngành nghề cần yêu cầu có vốn pháp định thì kèm theo giấy tờ trên phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền.
Hồ sơ nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
(II) Đối với hình thức doanh nghiệp: thì bạn có thể thành lập 1 trong 5 loại hình công ty sau: Công ty TNHH1 thành viên; Công ty TNHH 2 thành viên; Công ty cổ phần; công y hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân.Thủ tục, hồ sơ đăng ký kinh doanh của từng loại hình công ty được quy định từ điều 16 đến điều 19 của Luật Doanh nghiệp năm 2005.
Hồ sơ thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất của cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
- Dự thảo điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo:
Đối với cá nhân: bảo sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp.Đối với thành viên là tổ chức: Bản sao quyết đinh thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, văn bản ủy quyền, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy chứng thực của người đại diện theo ủy quyền. Đối với thành viên là người nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đã đăng ký không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản xác nhận vốn pháp định nếu công ty kinh doanh ngành nghề mà quy định của pháp luật cần có vốn pháp định.
- Chứng chỉ hành nghề của giám đốc, tổng giám đốc và các cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật cần có chứng chỉ hành nghề.
Nếu bạn kinh doanh rượu thì bạn phải có giấy phép kinh doanh rượu. Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu gồm: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu; bản sao chứng nhận đăng ký kinh doanh; các tài liệu về địa điểm kinh doanh rượu và việc đảm bảo vệ sinh môi trường; bản kê các loại rượu kinh doanh và nguồn mua các loại rượu đó.
Nếu bạn kinh doanh karaoke, quán bar, nhạc sống và ca múa nhạc thì bạn phải có giấy phép hành nghề Karaoke, vũ trường và phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự.
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh Karaoke: Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh karaoke trong đó ghi rõ địa điểm kinh doanh, số phòng, diện tích từng phòng (có mẫu kèm theo);Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý;Ý kiến bằng văn bản của các hộ liền kề (có mẫu kèm theo).
Hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh vũ trường:Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vũ trường (có mẫu kèm theo); Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có giá trị pháp lý; Bản sao giấy chứng nhận trình độ của người điều hành hoạt động trực tiếp tại phòng khiêu vũ
Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự: Đơn đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự để làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; Bản sao (Có công chứng, hoặc chứng thực, hoặc chứng nhận của cơ quan nhà nước theo quy định) "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh", hoặc "Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động", hoặc "Giấy phép đầu tư" của cơ sở; Bản khai lý lịch có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn hoặc cơ quan quản lý trực tiếp của người đứng đầu hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ sở.
Trường hợp người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có Bản khai nhân sự, bản sao Hộ chiếu, Phiếu nhập cảnh, xuất cảnh (khi nộp bản sao phải xuất trình bản chính để kiểm tra); Danh sách người làm trong cơ sở hoặc bộ phận ngành, nghề kinh doanh có điều kiện của cơ sở; Sơ đồ khu vực sản xuất, kinh doanh của cơ sở (sơ đồ phòng nghỉ, khu vực sản xuất, kho chứa nguyên vật liệu và khu vực liên quan); Biên bản kiểm tra xác nhận điều kiện về phòng cháy chữa cháy đối với ngành nghề kinh doanh
Về thuế: Ngoài những loại thuế bạn phải đóng theo quy định của pháp luật thì nếu bạn kinh doanh bar, sóng nhạc thì bạn phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt như sau:
Đối với dịch vụ kinh doanh vũ trường thì mức thuế suất là 40%
Dịch vụ kinh doanh karaoke thì mức thuế suất là 50%.
Nếu bạn trực tiếp nhập khẩu rượu để kinh doanh thì bạn phải đóng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt là: Đối với rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ c thì thuế suất là 25%. Còn rượu có nồng độ cồn từ 20 độ c trở lên thì áp dụng mức thuế suất là 45% từ ngày 01/01/2010 đến ngày 31/12/2012. Còn từ 01/01/2013 thì mức thuế suất sẽ là 50%.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Đăng ký mở trung tâm gia sư
Tôi là giáo viên ra trường đã đi dạy được vài năm, nay có ý định mở trung tâm gia sư. Kính mong luật sư tư vấn cho tôi về thủ tục đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh, các loại thuế phải nộp là bao nhiêu %. Tôi xin cảm ơn luật sư!
Trả lời: đăng ký mở trung tâm gia sư
Chào bạn,
Như bạn đã tham khảo, quy trình, thủ tục thành lập các loại hình trung tâm nói chung phần lớn là giống nhau, chỉ khác biệt ở những tiểu tiết, chẳng hạn, về nhân sự, môn học được giảng dạy, tên gọi của trung tâm, thành phần hồ sơ, v.v.
Trường hợp không thành lập trung tâm như nêu ở trên, bạn có thể xin đăng ký mở các lớp dạy thêm ngoài nhà trường theo quy định tại Quyết định số 21/2008/QĐ-UBND ngày 25/3/2008 của Ủy ban nhân dân TP. HCM (nếu bạn mở các lớp dạy thêm tại thành phố này). Các lớp dạy thêm nói trên sẽ tồn tại và hoạt động dưới hình thức là một cơ sở bồi dưỡng văn hoá (ví dụ, Cơ sở bồi dưỡng văn hoá Lửa Việt). Theo quyết định nêu trên, điều kiện cấp phép hoạt động dạy thêm bao gồm:
1. Người quản lý tổ chức dạy thêm phải đạt trình độ đào tạo chuẩn theo quy định hiện hành của ngành giáo dục đào tạo.
2. Giáo viên dạy thêm phải đạt chuẩn trình độ tương ứng với nội dung dạy thêm; phải có tinh thần trách nhiệm và mẫu mực về đạo đức.
3. Có đủ phương tiện dạy học và cơ sở vật chất lớp học theo yêu cầu tại Quy định về vệ sinh trường học ban hành kèm theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT ngày 18/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo trật tự, an ninh và an toàn.
Theo Quyết định số 1221/2000/QĐ-BYT nêu trên, lớp dạy thêm phải đạt yêu cầu như sau (chỉ trích dẫn các yêu cầu phù hợp với cơ sở dạy thêm là lớp dạy thêm):
- Phòng học: Diện tích trung bình từ 1,10m2 đến 1,25m2 cho một học sinh. Kích thước phòng học: chiều dài không quá 8,5m, chiều rộng không quá 6,5m, chiều cao 3,6m. Phòng học được thông gió tự nhiên, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có hệ thống thông gió nhân tạo như quạt trần, quạt thông gió treo cao trên mức nguồn sáng… để đảm bảo tỷ lệ khí CO2 trong phòng không quá 0,1%. Phòng học phải được yên tĩnh. Tiếng ồn trong phòng không được quá 50 đềxiben (dB). Phòng học phải được làm vệ sinh hằng ngày trước giờ học 20 phút hoặc sau khi tan học.
- Chiếu sáng: Phòng học cần đảm bảo độ chiếu sáng đồng đều không dưới 100 lux. Riêng phòng học có học sinh khiếm thị thì độ chiếu sáng không dưới 300 lux. Chiếu sáng tự nhiên: phòng học phải được chiếu sáng tự nhiên đầy đủ. Hướng để lấy ánh sáng tự nhiên chủ yếu là hướng Nam (cửa sổ ở phía không có hành lang) về phía tay trái của học sinh khi ngồi viết. Tổng số diện tích các cửa được chiếu sáng không dưới 1/5 diện tích phòng học. Cửa sổ phải có cửa chớp, cửa kính để che nắng và cản mưa, gió lạnh thổi vào. Chiếu sáng nhân tạo: để hỗ trợ khi phòng học thiếu ánh sáng tự nhiên cần chiếu sáng nhân tạo. Số lượng bóng đèn chiếu sáng như sau: nếu là bóng đèn tóc thì cần 4 bóng, mỗi bóng có công suất từ 150W đến 200W treo đều ở 4 góc. Nếu là bóng đèn neon thì treo 6-8 bóng, mỗi bóng dài 1,2m. Các bóng đèn treo ở độ cao cách mặt bàn học 2,8m. Trần của phòng học quét vôi trắng, tường quét vôi mầu vàng nhạt.
- Bàn, ghế học sinh:
1. Bàn ghế phải đủ rộng, chắc chắn, các góc cạnh bàn phải tròn, nhẵn đảm bảo an toàn.
2. Kích thước (chiều cao, bề rộng, chiều sâu) của bàn và ghế phải tương ứng với nhau đồng thời phải phù hợp với tầm vóc của học sinh.
- Loại I giành cho học
sinh có chiều cao cơ thể từ 1,00m đến 1,09m.
- Loại II giành cho
học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,10m đến 1,19m.
- Loại III giành cho
học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,20m đến 1,29m.
- Loại IV giành cho
học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,30m đến 1,39m.
- Loại V giành cho học
sinh có chiều cao cơ thể từ 1,40m đến 1,54m.
- Loại VI giành cho
học sinh có chiều cao cơ thể từ 1,55m trở lên.
Bàn học thích hợp nhất là loại bàn 2 chỗ ngồi, mỗi chỗ ngồi rộng không dưới 0,5m. Ghế học phải rời với bàn và có thành tựa.
3. Cách kê bàn ghế trong phòng học: Bàn đầu đặt cách bảng từ 1,7m đến 2m. Bàn cuối cùng cách bảng không quá 8m.
- Bảng học: Bảng cầnđược chống loá. Kích thước: Chiều dài từ 1,8m đến 2,0m. Chiều rộng từ 1,2m đến 1,5m. Mầu sắc bảng: Màu xanh lá cây hoặc mầu đen (nếu viết bằng phấn), mầu trắng nếu viết bằng bút dạ bảng đen. Cách treo bảng: Treo ở giữa tường, mép dưới bảng cách nền phòng học từ 0,8m đến 1m. Chữ viết trên bảng có chiều cao không nhỏ hơn 4cm.
- Phòng thí nghiệm: phòng thí nghiệm bao gồm các phòng vật lý, hoá học, sinh học… phải đảm bảo các yêu cầu vệ sinh sau đây:
1. Bảng nội quy của phòng thí nghiệm viết rõ ràng, cụ thể, đầy đủ và được treo ở nơi dễ đọc.
2. Chiếu sáng đồng đều: từ 150 lux đến 200 lux.
3. Các đường dẫn điện, khí đốt, các ổ cắm điện… đảm bảo an toàn cho học sinh khi tiến hành làm thí nghiệm.
- … vân vân.
Cơ quan có thẩm quyền cấp phép dạy thêm:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện và cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức dạy thêm; hoạt động dạy thêm cấp trung học phổ thông và nhiều cấp (liên cấp) cùng một cơ sở giáo dục.
b) Phòng Giáo dục các quận - huyện cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thẩm định điều kiện và cấp giấy phép hoạt động cho các tổ chức dạy thêm cấp trung học cơ sở, cấp tiểu học.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
em muốn mở 1 văn phòng tuyển dụng nhỏ tại nhà (trong đó e giới thiệu cho khách hàng sơ lược về công ty em đang làm và thu phí vài chục ngàn vnđ, tạm gọi là phí giới thiệu, nhưng chỉ giới thiệu có 1 việc làm thôi, không nhiều như ở các trung tâm giới thiệu việc làm khác) thì em có cần xin giấy phép kinh doanh và đóng thuế không ạ. Treo bảng hiệu văn phòng có cần xin phép không, xin ai, ở đâu. Em tự ý treo bảng hiệu có bị phạt không ạ. Nếu chỉ treo áp phích nhỏ trước nhà để thu hút sự chú ý thôi thì có bị gì không ạ. Mong luật sư giải đáp giùm em trong thời gian sớm nhất. Em xin cảm ơn nhều.
Trả lời;
thành lập công ty giới thiệu việc làm
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh giới thiệu việc làm như sau:
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Công ty tôi hiện kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, đã có giấy phép sản xuất bánh ngọt và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Hàng năm chúng tôi sản xuất bánh Trung Thu để bán trong dịp Tết Trung Thu. Năm nay Ban giám đốc quyết định không sản xuất mà đặt mua bánh của 1 đơn vị khác gia công sản xuất, rồi đêm về đóng bao bì gói hộp với tên công ty sản xuất là công ty của chúng tôi.
Xin hỏi: Công ty chúng tôi có được phép đóng tên, logo trên bao bì gói hộp lấy tên công ty chúng tôi là nhà sản xuất được không ?
Nếu như được thì chúng tôi cần làm các trình tự thủ tục gì? và nếu không được thì chúng tôi kính nhờ luật sư hướng dẫn giải đáp.
Xin luật sư tư vấn giúp. Trân trong cám ơn
Trả lời: Hướng dẫn thủ tục kinh doanh hợp pháp
Chào bạn.
Trường hợp này công ty bạn không nên làm như ý kiến của Ban giám đốc, theo tôi Công ty bạn nếu không muốn thực hiện tất cả các khâu trong sản xuất thì có thể tìm đối để hợp tác kinh doanh, trong đó đối tác thực hiện sản xuất và công ty bạn đóng gói theo thương hiệu của công ty bạn.
Như vậy vừa an toàn, vừa hợp pháp và có thể đảm bảo được việc kiểm soát chất lượng sản phẩm
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Hiện nay tôi đang lên kết hoạch mở cửa hàng bán sỉ và lẻ các loại gạo tại TP.HCM.Cụ thể sẽ bán gạo lẻ tại cửa hàng và phân phối gạo cho các nhà hàng, quán ăn....
Tôi không biết phải làm thủ tục đăng kí kinh doanh thế nào, và với hình thức như trên tôi có phải đóng các khoản thuế hay không và khi bán ra có phải làm xuất hóa đơn theo giá trị gia tăng hay không.
Trả lời: Thủ tục mở đại lý bán lẻ
Chào bạn,
Về câu hỏi của bạn (gồm 3 ý), tôi xin được góp ý trả lời như sau:
Thứ 1: Về thủ tục Đăng ký kinh doanh
A. Trước hết, bạn cần lựa chọn một loại hình hoạt động kinh doanh trong số các loại hình sau:
1. Hộ kinh doanh:
- Ưu điểm: việc quản lý hoạt động kinh doanh đơn giản, không phải thực hiện nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp mà chỉ phải tiến hành nộp thuế Thu nhập cá nhân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân (với thuế suất từ 5% - 35%). Chỉ cần tiến hành đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Nhược điểm: là chỉ có thể mở 1 cửa hàng duy nhất tại địa chỉ của địa điểm kinh doanh; chỉ được sử dụng dưới 10 lao động; và không có tư cách pháp nhân - trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ tài sản của Hộ kinh doanh; cá nhân chỉ được thành lập 1 hộ kinh doanh
2. Doanh nghiệp tư nhân:
- Ưu điểm: hoạt động quản lý kinh doanh đơn giản, có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể sử dụng trên 10 lao động; Chủ doanh nghiệp tư nhân ko phải nộp thuế Thu nhập cá nhân cho các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Nhược điểm: Phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập); Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập duy nhất 1 doanh nghiệp tư nhân; Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của Doanh nghiệp do không có tư cách pháp nhân
3. Công ty: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH 2 TV trở lên hoặc Công ty cổ phần , và Công ty hợp danh
- Ưu điểm: hoạt động quản lý mang tính chuyên nghiệp, phù hợp cho định hướng mở rộng quy mô và địa bàn hoạt động kinh doanh; có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại tất cả các địa bàn trong cả nước.
- Nhược điểm: Cơ cấu tổ chức quản lý phức tạp; Cơ chế quản lý, kiểm soát của Nhà nước mang tính chặt chẽ hơn; vừa phải đóng thuế Thu nhập Doanh nghiệp (mức cố định 25% thu nhập), vừa phải đóng thuế Thu nhập cá nhân (5%-35%). Riêng Cty TNHH 1 thành viên thì đóng thuế giống với DN tư nhân.
B. Tiếp đến, bạn cần lựa chọn việc ghi ngành nghề kinh doanh:
Ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn có thể ghi là: "Bán buôn gạo" (mã ngành nghề 4631 - theo quyết định10/2007/QĐ-TTg) và "Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh" (mã ngành nghề 47210 - QĐ10/2007/QĐ-TTg) />
Trường hợp, cơ quan đăng ký kinh doanh cho phép bạn ghi tên ngành nghề không cứng nhắc giống hệt theo Tên và mã ngành nghề Kinh tế Quốc dân (như ở Hà Nội) thì bạn có thể ghi ngành nghề thỏa mái như Bán buôn, bán lẻ gạo...
C. Về giấy tờ hồ sơ thủ tục Đăng ký kinh doanh:
Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh mà bạn lựa chọn, bạn có thể xem hướng dẫn tại trang web của Sở kế hoạch và Đầu tư HCM:
Trong đó sẽ có đầy đủ hướng dẫn về các đầu giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị, đồng thời hướng dẫn chi tiết về thời gian, địa điểm nộp hồ sơ, nhận kết quả đăng ký kinh doanh.
Thứ 2. Về Thuế phải nộp
Theo quy định của pháp luật, hầu hết mọi hoạt động kinh doanh có lợi nhuận đều phải nộp thuế cho Nhà nước. Theo đó, tùy từng loại hình hoạt động kinh doanh, hàng hóa dịch vụ kinh doanh, mà tổ chức, cá nhân kinh doanh sẽ phải nộp các khoản thuế tương ứng. Đối với hoạt động kinh doanh gạo của bạn, các khoản thuế sẽ phải nộp là:
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp và/hoặc Thuế Thu nhập cá nhân:
Như trên đã trình bày, nếu bạn thành lập Hộ kinh doanh thì bạn sẽ không phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, còn các loại hình khác, tất cả đều phải nộp thuế Thu nhập Doanh nghiệp, đồng thời phải nộp thêm thuế Thu nhập cá nhân (Doanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH 1 thành viên thì chỉ nộp thuế TNCN cho khoản thu ko phải từ hoạt động kinh doanh)
- Thuế môn bài:
Ngoài thuế TNDN, và Thuế TNCN, Thuế môn bài là khoản thuế mà khi tham gia hoạt động kinh doanh, tổ chức, cá nhân bắt buộc phải nộp. Mức thuế sẽ tùy thuộc vào Số vốn đầu tư, vốn điều lệ đã đăng ký của Doanh nghiệp, hoặc tùy thuộc vào thu nhập của Hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh gồm 6 mức từ 50.000 đ - 1.000.000 đ, đối với loại hình Doanh nghiệp gồm 4 mức từ 1.000.000 đ - 3.000.000 đ.
- Thuế giá trị gia tăng:
Thuế Giá trị gia tăng - đây là khoản thuế mà bản chất là bạn sẽ nộp thay cho Người mua hàng. Người mua hàng sẽ phải trả một khoản thuế giá trị gia tăng cho việc tiêu thụ hàng hóa (thông thường là 10%) khi mua hàng, và khoản này sẽ được trả cho bên bạn, sau đó bạn có nghĩa vụ nộp lại khoản này cho Nhà nước. - Bản chất là bạn không phải nộp gì cho nhà nước cả.
Một số mặt hàng khác còn có thể phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên...
Thứ 3: Về việc xuất hóa đơn Giá trị gia tăng
Theo quy định mới nhất của pháp luật, trừ trường hợp giá trị hàng hóa dịch vụ dưới 200.000 đ và khách hàng không yêu cầu xuất hóa đơn, thì tất cả các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đều phải xuất hóa đơn cho khách hàng.
Căn cứ vào hóa đơn xuất ra, cơ quan thuế mới có thể xác định được khoản thu nhập thực tế mà Doanh nghiệp thu được, trên cơ sở đó để tính mức thuế phải nộp cho Nhà nước.
Đối với trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ dưới 200 nghìn đồng và khách ko yêu cầu xuất hóa đơn, theo quy định của pháp luật, đơn vị kinh doanh vẫn phải kê khai đầy đủ, chính xác vào sổ sách kế toán nhằm làm căn cứ xác định mức thuế phải nộp cho nhà nước.
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc