Luật Thương mại | tư vấn luật thương mại
Quyền của doanh nghiệp là những điều được pháp luật cho phép thực hiện. Nhìn chung, doanh nghiệp có những quyền cơ bản như sau:
- Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp xác định doanh nghiệp là một chủ sở hữu đối với tài sản của mình do đó doanh nghiệp có quyền đối với tài sản như các quyền của các chủ tài sản đối với tài sản của họ.
- Quyền đối với hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể là quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;
Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp còn quy định doanh nghiệp có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích;
Doanh nghiệp còn có các quyền khác do pháp luật quy định trong các văn bản khác.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn - xem 492 lần
- Định giá tài sản góp vốn - xem 1100 lần
- Tài sản có thể được góp vốn - xem 786 lần
- Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh - xem 435 lần
- Đăng ký kinh doanh, khắc con dấu của doanh nghiệp, đăng kýmã số thuế của doanh nghiệp - xem 308 lần
- Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp - xem 1274 lần