Doanh nghiệp Luật thương mại

Luật Thương mại | tư vấn luật thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án

 Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do đó các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ tranh chấp của họ để giải quyết bằng trọng tài[1].

Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thông qua Tòa án được tiến hành khi mà việc áp dụng cơ chế thương lượng không có hiệu quả và các bên tranh chấp cũng không thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra giải quyết tranh chấp tại trọng tài.



lienhe

Trọng tài trong tranh chấp thương mại

Trọng tài là thể thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thỏa thuận đưa những tranh chấp ra trước một trọng tài viên hoặc ủy ban trọng tài để giải quyết và trọng tài sau khi xem xét vụ việc sẽ đưa ra một phán quyết ràng buộc các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là một bên thứ ba độc lập nhằm chấm dứt các xung đột bằng cách đưa ra một phán quyết buộc các bên tham gia tranh chấp phải thực hiện.

Đây là hình thức giải quyết tranh chấp rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi do những ưu điểm và lợi thế mà các hình thức giải quyết tranh chấp khác không có được như:

- Các bên được bảo đảm tối đa quyền tự do định đoạt trên nhiều phương diện (lựa chọn trọng tài viên, lựa chọn địa điểm, thủ tục, phương thức giải quyết tranh chấp...)

- Thủ tục đơn giản, ngắn gọn và trong trường hợp cần thiết thì bảo đảm bí mật hơn so với giải quyết bằng Tòa án.

Bên cạnh đó, phán quyết của trọng tài là một ràng buộc có hiệu lực thi hành không bắt buộc phải dựa trên sự thống nhất của đôi bên.

lienhe

Hòa giải tranh chấp thương mại

Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa... Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp có lợi nhất cho đôi bên, có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp do họ đề ra, chấm dứt xung đột.

Xem tiếp...

Thương lượng trong tranh chấp thương mại

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tháo gỡ những bất đồng với nhau mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của người thứ ba.

Đây là hình thức ra đời rất sớm và thường được các thương nhân lựa chọn vì những mặt ưu điểm của nó sau đây:

- Thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, linh hoạt

- Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc.

- Đảm bảo bí mật.

- Ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên. Không gây tác động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng có khi thương lượng xong.

Tuy vậy, thương lượng cũng có những nhược điểm sau:

- Hình thức thương lượng chỉ thích hợp đối với hai bên có thiện chí muốn tìm giải pháp đối với tranh chấp. Nếu có bên muốn dùng hình thức thương lượng để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dài thời gian hơn.

- Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh những tiêu cực, trái pháp luật.

Mặt khác, pháp luật điều chỉnh giai đoạn thương lượng này chưa rõ, hiệu lực của thỏa thuận đôi bên có hiệu lực đến đâu, chế tài ra sao đối với một bên không chấp hành thỏa thuận lúc thương lượng, thương lượng này có được Tòa án công nhận hay không...cần phải làm đầy đủ các quy định như thế thì hình thức thương lượng mới có tác dụng, hiệu quả.

lienhe

giải quyết tranh chấp trương mại

Giải quyết tranh chấp thương mại theo nghĩa chung nhất có thể được hiểu là cách thức, phương pháp hay các hoạt động để điều chỉnh các bất đồng, các xung đột nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thương nhân, các chủ thể kinh doanh khác, bảo vệ trật tự kỷ cương của xã hội.[1]

Hiện nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tồn tại bốn phương thức giải quyết tranh chấp thương mại cơ bản sau:

- Thương lượng

- Hòa giải

- Trọng tài thương mại

- Tòa án



lienhe

Đặc điểm tranh chấp thương mại

- Tranh chấp thương mại là nhữn mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong mối quan hệ cụ thể.

-         Những bất đồng mâu thuẫn đó phải phát sinh từ hoạt động thương mại

-         Những mâu thuẫn đó chủ yếu giữa thương nhân

lienhe

Khái quát về Tranh chấp thương mại

Trong quá trình hoạt động thương mại, việc tranh chấp giữa các chủ thể kinh doanh là điều không tránh khỏi. Vậy hiểu thế nào là tranh chấp thương mại.

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa, khái niệm được sử dụng là tranh chấp kinh tế. Theo Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế ngày 16/3/1994 và Nghị định 116 ngày 05/09/1994 đã liệt kê các tranh chấp kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án kinh tế và trọng tài kinh tế. Theo đó, những tranh chấp kinh tế bao gồm:

Xem tiếp...

Hợp đồng cho thuê hàng hoá

Hợp đồng cho thuê hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê hợp đồng cho thuê hàng hoá có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể (đối với những loại hợp đồng cho thuê hàng hoá mà văn bản pháp luật khác quy định là phải bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Ví dụ hợp đồng thuê nhà làm trụ sở kinh doanh)

Quyền & nghĩa vụ các bên trong hợp đồng cho thuê hàng hóa

Xem tiếp...

Cho thuê hàng hóa

Cho thuê hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hoá (gọi là bên cho thuê) cho bên khác (gọi là bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê. (Điều 269 LTM 2005)

lienhe

Hợp đồng gia công hàng hóa

Chủ thể:

Trong hợp đồng phải có ít nhất 1 bên là thương nhân, và bên không có mục đích sinh lợi chọn áp dụng LTM thì các quan hệ về gia công trong thương mại mới chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại, ngược lại thì quan hệ này chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự

Hình thức : hợp đồng được lập thành văn bản

Nội dung hợp đồng: hợp đồng gia công có thể bao gồm:

  • Tên và địa chỉ các bên trong hợp đồng gia công.
  • Nội dung và yêu cầu cụ thể của việc gia công.
  • Phương thức giao nhận nguyên vật liệu để gia công và việc nhận sản phẩm đã gia công phải ghi rõ yêu cầu về số lượng, chất lượng, nguyên liệu, định mức hao phí nguyênliệu, thời hạn giao nguyên liệu.
  • Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của người đặt gia công và nhận gia công.
  • Tiền thù lao và phương thức thanh toán.
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công.

lienhe

    Hợp đồng nhượng quyền thương mại

    -         thỏa thuận giữa bên nhượng quyền & bên nhận quyền

    -         bên nhượng quyền sẽ giao cho bên nhận quyền quyền thương mại thuộc sở hữu của mình

    Xem tiếp...

    Trang 4/20