Doanh nghiệp Luật thương mại
Để tư vấn luật gọi ngay 1900 6279 Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Luật Thương mại | tư vấn luật thương mại

Nghĩa vụ của doanh nghiệp

Bên cạnh các quyền, doanh nghiệp phải thực thi những nghĩa vụ theo pháp luật quy định. Nhìn chung doanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp có các nghĩa vụ cơ bản như sau:

- Nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo đúng các ngành, nghề đã đăng ký. Đây là một nghĩa vụ bắt buộc nhằm đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Pháp luật Việt Nam không công nhận hình thức doanh nghiệp kinh doanh mà không có đăng ký kinh doanh;

Xem tiếp...

Quyền của doanh nghiệp

Quyền của doanh nghiệp là những điều được pháp luật cho phép thực hiện. Nhìn chung, doanh nghiệp có những quyền cơ bản như sau:

- Quyền đối với tài sản của doanh nghiệp: theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp xác định doanh nghiệp là một chủ sở hữu đối với tài sản của mình do đó doanh nghiệp có quyền đối với tài sản như các quyền của các chủ tài sản đối với tài sản của họ.

- Quyền đối với hoạt động kinh doanh: doanh nghiệp có toàn quyền quyết định hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật, cụ thể là quyền chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn đầu t­ư, hình thức đầu t­ư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị tr­ường, khách hàng và ký kết hợp đồng; lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn; kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu; tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh doanh; tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng ph­ương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;

Ngoài ra, để đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp còn quy định doanh nghiệp có quyền từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp các nguồn lực không đ­ược pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào, trừ những khoản tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích;

Doanh nghiệp còn có các quyền khác do pháp luật quy định trong các văn bản khác.

 

lienhe

Chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn

Sau khi được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh, thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:

a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;

b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.

Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;

c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.

Cần lưu ý là theo quy định của Luật Doanh nghiệp, tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp.

lienhe

Định giá tài sản góp vốn

Định giá tài sản góp có nghĩa là xác định giá trị (bằng tiền) của tài sản được đem đi góp vốn. Tài sản khi góp vào công ty phải thực hiện định giá.

Luật Doanh nghiệp có những quy định hoàn toàn khác Luật Công ty về vấn đề định giá tài sản góp vốn. Trước đây những tài sản góp vốn phải được định giá và phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền (Ngân hàng, cơ quan công chứng, cơ quan đăng ký kinh doanh) về giá trị tài sản.

Hiện nay, Luật doanh nghiệp quy định như sau:

- Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.

- Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

- Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Tài sản có thể được góp vốn

Cơ sở để hình thành công ty là sự cam kết góp vốn vào công ty để cùng kinh doanh sinh lợi. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản của công ty được hình thành từ sự đóng góp của các thành viên. Khi góp vốn thành lập công ty, những người tham gia góp vốn có được quyền tham gia quản lý công ty và quyền được phân chia lợi nhuận của công ty.

Theo Luật Doanh nghiệp thì những tài sản có thể góp vốn vào công ty có thể là:

- Tiền mặt: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng.

- Tài sản bằng hiện vật: máy móc, thiết bị, nhà xưởng, công trình xây dựng, nguyên nhiên vật liệu.

Xem tiếp...

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Người thành lập doanh nghiệp nộp đủ hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của nội dung hồ sơ đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm:

1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

a. Nội dung của Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm các nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.

b. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp cho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm những nội dung quy định tại Điều 25 Luật Doanh nghiệp và Điều 26 Luật Quản lý Thuế và được ghi trên cơ sở những thông tin trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

c. Mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành và được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

d. Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trước khi Nghị định này có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

e. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhưng không thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp nộp giấy đề nghị kèm theo bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

2. Dự thảo Điều lệ công ty (Không cần đối với Doanh nghiệp tư nhân).

Xem tiếp...

Đăng ký kinh doanh, khắc con dấu của doanh nghiệp, đăng kýmã số thuế của doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp mới có được tư cách chủ thể để có thể tham gia hoạt động trên thị trường.

lienhe

Trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp

Đăng ký kinh doanh, khắc con dấu của doanh nghiệp, đăng kýmã số thuế của doanh nghiệp:

Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận về mặt pháp lý sự ra đời của một doanh nghiệp. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp mới có được tư cách chủ thể để có thể tham gia hoạt động trên thị trường.

Về cơ bản, thủ tục đăng ký kinh doanh gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh:

Xem tiếp...

Ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp có thể đăng ký hoạt động trong một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh cụ thể nào đó. Điều 7 Luật Doanh nghiệp quy định: “Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có quyền kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm. Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”.

Ngành, nghề cấm kinh doanh: Luật Doanh nghiệp cấm kinh doanh các ngành, nghề gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khỏe của nhân dân. Chính phủ công bố danh mục cụ thể ngành, nghề cấm kinh doanh.

Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện: là những ngành, nghề doanh nghiệp được quyền lựa chọn để đăng ký kinh doanh nhưng trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể do pháp luật quy định.

Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức:

a/ Giấy phép kinh doanh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b/ Các quy định về tiêu chuẩn về vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định về phòng cháy, chữa cháy, trật tự xã hội, an toàn giao thông... (điều kiện kinh doanh không cần giấy phép).

Ngành, nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề:

Chứng chỉ hành nghề chỉ cấp cho các cá nhân có đủ điều kiện chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về một ngành, nghề nhất định.

lienhe

Góp vốn vào doanh nghiệp

So với đối tượng được phép thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp, đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp mở rộng hơn. Điều này thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Theo quy định tại khoản 3 và 4, Điều 10 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh , trừ các trường hợp sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

lienhe

Đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp và quyền góp vốn vào doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp phân chia hai đối tượng nhà đầu tư, bao gồm: người được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp và người chỉ được quyền góp vốn vào doanh nghiệp.

a. Thành lập và quản lý doanh nghiệp:

Theo quy định Khoản 1 và 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;

c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;

d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;

e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;

g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

b. Góp vốn vào doanh nghiệp:

So với đối tượng được phép thành lập và tham gia quản lý doanh nghiệp, đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp mở rộng hơn. Điều này thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực vào sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế. Theo quy định tại khoản 3 và 4, Điều 10 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh , trừ các trường hợp sau:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

lienhe

Trang 14/20