Khái niệm và các trường hợp HĐ vô hiệu

HĐ vô hiệu là những giao dịch được xác lập trái với các quy định của pháp luật nên không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên với nhau

HĐ có hiệu lực khi có đủ các điều kiện:

-         các chủ thể tham gia HĐ phải có năng lực chủ thể để thực hiện nghĩa vụ HĐ

-         đại diện của các bên giao kết phải đúng thẩm quyền

-         mục đích, nội dung HĐ phải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

-         HĐ được giao kết phải tuân theo nguyên tắc GKHĐ

-         hình thức của HĐ là điều kiện có hiệu lực của HĐ khi pháp luật có quy định

Hậu quả và cách xử lý HĐ vô hiệu

HĐ vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm xác lập. Khi hđ bị tuyên bố vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi lợi tức thu được bị tịch thu theo pháp luật.

Việc kết luận và xử lý HĐ vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án hoặc trọng tài

lienhe

Sửa đổi HĐ: các bên có thể thỏa thuận sửa đổi HĐ & giải quyết hậu quả của sửa đổi trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

HĐ được lập thành văn bản, được công chứng chứng thực, phải đăng ký hoặc phải được cho phép thì việc sửa đổi cũng phải tuân theo hình thức đó

Chấm dứt HĐ: HĐ chấm dứt trong các trường hợp sau:

-         HĐ đã được hoàn thành

-         theo thỏa thuận của các bên

-         cá nhân giao kết HĐ chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt hoạt động mà HĐ phải do chính cá nhân, pháp nhân, chủ thể đó thực hiện

-         HĐ bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt

-         HĐ không thể thực hiện được do đối tượng của HĐ không còn, các bên có thể thỏa thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại

 

 

lienhe

-         mỗi bên phải tự giác thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn

-         bên phải thực hiện trước có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ nếu tài sản của bên kia sụt giảm đến mức không thể thực hiện nghĩa vụ như cam kết cho đến khi bên kia có khả năng thực hiện trở lại hoặc có người bảo lãnh.

-         bên phải thực hiện nghĩa vụ sau có quyền hoãn thực hiện nghĩa vụ trước chưa thực hiện nghĩa vụ khi đến hạn

-         khi 1 bên không thực hiện được nghĩa vụ do lỗi bên kia thi có quyền yêu cầu bên kia tiếp tục thực hiện HĐ hoặc hủy bỏ HĐ hoặc yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu

-         Nếu 2 bên không có thõa thuận ai thực hiện nghĩa vụ trước thì 2 bên cùng song song thực hiện. Nếu không thể thì nghĩa vụ nào mất nhiều thời gian sẽ thực hiện trước

lienhe

Bảo lãnh tài sản: là việc bên thứ 3 (bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) nếu đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận bê bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bl không có khả năng thực hiện

lienhe

Địa điểm GKHĐ: do các bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì địa điểm là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của Pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết HĐ

Thời điểm giao kết hợp đồng:

-         HĐ được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết HĐ

-         HĐ được giao kết khi hết hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận sự im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết HĐ

-         thời điểm GKHĐ bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận xong nội dung của HĐ

-         thời điểm GKHĐ bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản

Hiệu lực của HĐ: HĐ được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác

Theo BLDS 2005 thì Giao dịch dân sự có hiệu lực khi:

-         người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

-         mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

-         người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện

lienhe

Hình thức: khi pháp luật ko quy định HĐ phải được giao kết bằng 1 hình thức nhất định nào thì HĐ có thể giao kết bằng văn bản, bằng lời nói bằng hành vi cụ thể

Nội dung: những điều khoản mà các bên đã thõa thuận, được ghi nhận trong hợp đồng, làm phát sinh quyền & nghĩa vụ cụ thể của các bên đối với nhau (số lượng, chất lượng, giá cả hàng hóa,thời điểm, phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, quyền nghĩa vụ các bên…) trong hợp đồng có thể bao gồm những điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ, điều khoản tùy nghi

Xem thêm: Hình thức & nội dung của hợp đồng

Chấp nhận đề nghị GKHĐ: là sự trả lời của bên được đề nghị đối với bên đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị

Thời hạn trả lời chấp nhận GKHĐ:

-         khi bên đề nghị có ấn định thời hạn trả lời thì việc trả lời chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn đó

-         nếu bên đề nghị nhận được trả lời khi đã hết thời hạn trả lời thì chấp nhận này được coi là đề nghị mới của bên chậm trả lời

-         khi các bên trực tiếp giao kết với nhau kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận trừ trường hợp có thỏa thuận về thời hạn trả lời

Rút lại thông báo chấp nhận GKHĐ

bên được đề nghị GKHĐ có thể rút lại thông báo rút lại chấp nhận GKHĐ nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận

lienhe

1. Đề nghị GKHĐ

Là việc thể hiện rõ ý định GKHĐ và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể

Đề nghị GKHĐ có hiệu lực vào 1 trong các thời điểm sau:

-         do bên đề nghị ấn định

-         không ấn định thời gian thì đề nghị có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó

Các trường hợp được coi là đã nhận được đề nghị:

-         Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân

Xem thêm: Giao kết hợp đồng (GKHĐ)

1. khái niệm: HĐ trong thương mại có thể được hiểu là sự thõa thuận nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền & nghĩa vụ trong hoạt động thương mại giữa thương nhân với nhau hoặc với người liên quan

2. Đặc điểm HĐ trong thương mại:

-         Lĩnh vực phát sinh quan hệ HĐ là mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ…

-         Chủ thể trong hợp đồng là thương nhân với nhau hoặc thương nhân với người

-         liên quan

-         Mục đích trong HĐ: chỉ cần 1 bên trong HĐ có mục đích lợi nhuận

-         Hình thức HĐ: bằng lời nói, văn bản, hành vi…

lienhe

Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, các hợp tác xã bình đẳng trước pháp luật với các loại hình doanh nghiệp khác. Do đó, nếu các hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản đối với các hợp tác xã cũng được thực hiện theo luật phá sản 2003 và những văn bản pháp luật có liên quan.

 

lienhe

1. Tổ chức lại hợp tác xã:

Mục đích của việc tổ chức lại hợp tác xã là tạo ra một quy mô hợp lý nhất cho sự ổn định và phát triển của hợp tác xã, bảo đảm đạt được năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.

Việc tổ chức lại hợp tác xã có thể được thực hiện theo hướng hợp nhất nhiều hợp tác xã nhỏ thành hợp tác xã lớn hơn hoặc chia tách một hợp tác xã lớn thành những hợp tác xã nhỏ hơn. Đại hội xã viên là cơ quan duy nhất có quyền quyết định việc sáp nhập hoặc chia tách hợp tác xã.

Điều 40 và 41 Luật Hợp tác xã đã quy định cụ thể về thủ tục sáp nhập hoặc chia tách hợp tác xã.

2. Giải thể hợp tác xã:

Xem thêm: TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ, PHÁ SẢN HỢP TÁC XÃ