Việc giải thể doanh nghiệp là nhằm chấm dứt hoạt động doanh nghiệp; giải thể trước hết là công việc nội bộ của doanh nghiệp; nhưng để bảo vệ quyền lợi của các chủ nợ, của các cổ đông hoặc thành viên trong công ty mà nhà nước phải quy định và can thiệp vào các quyết định giải thể của doanh nghiệp.
a. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp:
Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp Điều 157.
b. Thủ tục giải thể doanh nghiệp:
Trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp được thực hiện như sau:
- Bước 1: Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp
- Bước 2: Thông báo quyết định giải thể
- Bước 3: Thanh lý các tài sản và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
- Bước 4: Xoá đăng ký kinh doanh
c. Các hoạt động bị cấm kể từ khi có quyết định giải thể:
Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, nghiêm cấm doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Cất giấu, tẩu tán tài sản;
2. Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;
3. Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;
4. Ký kết hợp đồng mới không phải là hợp đồng nhằm thực hiện giải thể doanh nghiệp;
5. Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;
6. Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;
7. Huy động vốn dưới mọi hình thức khác.
