Xã viên hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia định hoặc pháp nhân. Điều kiện để trở thành xã viên đối với các chủ thể này như sau:
a. Đối với cá nhân:
Cá nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là công dân Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
Cá nhân không có đủ các điều kiện nói trên, cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cá nhân đang phải chấp hành hình phạt tù, cá nhân bị Tòa án tước quyền hành nghề do phạm các tội theo quy định của pháp luật và cá nhân đang trong thời gian chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh không được là xã viên hợp tác xã.
b. Đối với cán bộ, công chức:
Cán bộ, công chức muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Được sự đồng ý bằng văn bản của thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức;
- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã; tán thành Điều lệ, Nội quy, Quy chế của hợp tác xã;
- Góp vốn theo quy định của Điều lệ hợp tác xã; góp sức dưới các hình thức trực tiếp quản lý, trực tiếp tham gia lao động sản xuất, tư vấn cung cấp kiến thức, kinh doanh và khoa học kỹ thuật cho hợp tác xã tuỳ thuộc vào nhu cầu của hợp tác xã;
- Không được giữ các chức danh: Trưởng Ban quản trị và thành viên Ban quản trị; Trưởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát; Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm hợp tác xã; kế toán trưởng hoặc kế toán viên và các cán bộ chuyên môn nghiệp vụ của hợp tác xã;
Cán bộ, công chức không có đủ các điều kiện quy định nói trên; cán bộ, công chức đang làm việc trong các lĩnh vực thuộc bí mật nhà nước, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân không được là xã viên hợp tác xã.
c. Đối với hộ gia đình:
Hộ gia đình muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là hộ gia đình mà các thành viên trong hộ có cùng tài sản chung để hoạt động kinh tế như: diện tích đất đang sử dụng vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; những tài sản cố định khác phục vụ sản xuất, kinh doanh của hộ gia đình;
- Hộ gia đình phải cử người đại diện bằng giấy uỷ quyền. Người đại diện của hộ phải có đủ các điều kiện như đối với cá nhân quy định của pháp luật và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Khi muốn thay đổi người đại diện, hộ gia đình phải có đơn đề nghị Ban quản trị xem xét, quyết định;
Hộ gia đình không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.
d. Đối với pháp nhân:
Pháp nhân muốn trở thành xã viên hợp tác xã phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Là các tổ chức, cơ quan (trừ quỹ xã hội, quỹ từ thiện) theo quy định của Bộ luật Dân sự và theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
- Có đơn xin gia nhập hợp tác xã. Người đứng tên trong đơn phải là đại diện theo pháp luật của pháp nhân và tham gia vào hoạt động của hợp tác xã, thực hiện các nghĩa vụ của một xã viên theo quy định của Điều lệ hợp tác xã. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân khác là người trong bộ máy lãnh đạo của pháp nhân làm đại diện tham gia hợp tác xã nếu Điều lệ hợp tác xã không quy định khác;
- Góp vốn, góp sức theo quy định của Điều lệ hợp tác xã;
Cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân không được sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để góp vốn vào hợp tác xã;
Pháp nhân không có đủ các điều kiện trên không được là xã viên hợp tác xã.
Để tạo điều kiện cho người lao động có thể phát huy những tiềm năng về tư liệu sản xuất, tiền vốn, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của họ và tăng thu nhập cho họ, Luật hợp tác xã quy định cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là xã viên của nhiều hợp tác xã trong trường hợp Điều lệ hợp tác xã không cấm.
2. Các quyền của thành viên hợp tác xã:
Điều 18 của Luật Hợp tác xã, quy định các quyền của xã viên hợp tác xã.
3. Các nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã:
Luật Hợp tác xã tại điều 19 quy định các nghĩa vụ của xã viên.
4. Chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã.:
Về việc chấm dứt tư cách xã viên trong hợp tác xã, điều 20 của luật hợp tác xã quy định các trường hợp.
Điều lệ hợp tác xã quy định việc giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ đối với xã viên trong các trường hợp chấm dứt tư cách xã viên đã nêu ở trên.