Thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài,Giấy phép lao động cho người nước ngoài cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài,gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Tôi có một người bạn, anh ấy được sinh ra và lớn lên và thường trú tại Việt Nam nhưng mang quốc tịch Đài Loan. Nay anh đang công tác tại Đài Loan và mong muốn về làm việc ở Việt Nam, cho hỏi anh cần phải làm những thủ tục gì? và có phải đóng thuế thu nhập như người nước ngoài làm vịêc tại Việt Nam hay không và nếu có thì mức đóng là bao nhiêu? Xin cảm ơn.
Trả lời: Thủ tục người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
Hai văn bản sau đây quy định thủ tục NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Nghị định số34/2008/NĐ-CP và Thông tư số08/2008/TT-BLĐTBXH.
Giấy phép lao động cho người nước ngoài
Theo NĐ34/2008/NĐ-Cp ngày 25/3/2008 một Nghị định mới được ban hành quy định về việc cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài. Đây thực sự là một tin vui cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nhưng nếu xem xét kỹ nội dung của NĐ này ta vẫn thấy có một số vấn đề lưu ý:
NĐ 34 đã bãi bỏ quy định 3% đối với tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đây là một quy định được đông đảo các nhà đầu tư nước ngoài ủng hộ. Nhưng nếu xem kỹ các quy định của NĐ 34 cũng như TT 08 thì thay thế cho quy định tỷ lệ 3% lại có thêm những quy định khác gây cản trở khá lớn cho việc cấp phép lao động:
1. Một số người được miễn cấp giấy phép lao động theo NĐ105/2003/NĐ-CP và NĐ93/2005/NĐ-CP lại không được miễn cấp giấy phép theo NĐ 34: Cụ thể với trường hợp trưởng văn phòng đại diện, trưởng chi nhánh theo quy định trước đây không phải cấp giấy phép lao động nhưng theo quy định mới thì phải cấp phép lao động.
2. Đối với các trường hợp miễn cấp phép lao động thì lại có thêm quy định về thủ tục hành chính gây rắc rối cho các nhà đầu tư nước ngoài: Người sử dụng lao động lập danh sách trích ngang về người nước ngoài và gửi các giấy tờ liên quan của người nước ngoài đó đến Sở LĐTBXH trước 7 ngày kể từ ngày người nước ngoài bắt đầu làm việc. Và ngoài việc báo cáo về DS trích ngang người lao động thì theo NĐ 34, người sử dụng lao động còn phải nộp kèm cho Sở LĐTBXH một số giấy tờ sau:
- Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước của người nước ngoài đó cấp
- Lý lịch tự thuật (theo mẫu)
-Giấy chứng nhận SK
-Bản sao về trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc
Như vậy có thế thấy trên thực tế các quy định này của các văn bản pháp luật hiện nay đã cản trở rất lớn trong thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo Bảng xếp hạng về môi trường thuận lợi cho thương mại của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam đứng ở vị trí 91 trong số 118 quốc gia và vùng lãnh thổ (Global Enabling Trade Report 2008). Trong đó riêng với Chỉ số Môi trường chính sách thì Việt Nam đứng thứ 83 trong số 118 quốc gia. Như vậy để có thể cải thiện môi trường pháp lý thu hút đầu tư nước ngoài thì rất cần có những quy định pháp luật thực sự phụ hợp và khả thi thực hiện. Không thể tiếp tục tồn tại các văn bản pháp luật theo kiểu” Tiến một bước và lùi tới hai bước”
Nếu bạn thấy thông tin trên có ích cho bạn, đừng ngần ngại hãy liên hệ với chúng tôi.
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam
- 29/04/2013 22:12 - Thủ tục chuyển giấy đăng ký ô tô của cổ đông sang …
- 29/04/2013 13:22 - Thủ tục bổ sung ngành nghề
- 28/04/2013 11:51 - Đăng ký thủ tục kinh doanh chế biến thực phẩm
- 27/04/2013 12:04 - Thời hạn đóng thêm vốn góp điều lệ?
- 26/04/2013 20:02 - Hợp đồng ký đơn giá USD