Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty cổ phần có được giảm vốn điều lệ, mẫu điều lệ công ty cổ phần, mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất, điều lệ công ty cổ phần xây dựng, điều lệ công ty cổ phần 2013, dự thảo điều lệ công ty cổ phần, sửa đổi điều lệ công ty cổ phần, điều lệ công ty cổ phần 2014,
Theo quy định tại 4 Điều 40 Nghị định số43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì: "Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán".
- Khoản 4 Điều 6 Nghị định102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định: "Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty."
- Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Điều 91 luật Doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần đã bán theo quyết định của công ty. "Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán" (khoản 2 Điều 92 Luật Doanh nghiệp)
Vậy, Công ty cổ phần có thể sử dụng quy đinh này để giảm vốn cho doanh nghiệp!? Vì số cổ phần mua về sẽ là số cổ phần được quyền chào bán mà số cổ phần được quyền chào bán đâu được coi là vốn điều lệ!???(hiện các Sở KH&ĐT chỉ thừa nhận trường hợp giảm vốn: Sau 03 năm kể từ ngày thành lập, nếu số CP được quyền chào bán ko được chào bán hết thì được giảm vốn xuống ngang bằng với số CP đã phát hành - Khoản 9 Điều 4 Nghị định102/2010/NĐ-CP)
Trả lời: chào bạn,
Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Theo quy định tại 4 Điều 40 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì có thể hiểu là vốn điều lệ công ty chỉ bao gồm giá trị các cổ phần mà cổ đông đã đăng ký mua, số còn lại sẽ không được tính vào vốn điều lệ của công ty. Ví dụ, một công ty cổ phần khi thành lập phát hành 100.000 cp, mệnh giá 10.000đ/cp, cổ đông sáng lập đăng ký mua 50% số cổ phần này, tương đương 50.000 cp thì vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đ. Do vậy, không thể theo cách này để giảm vốn điều lệ.
Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
Như vậy, công ty cổ phần chỉ cần bảo đảm 20% vốn điều lệ để hoạt động. Trong vòng 3 năm đầu, các cổ đông sáng lập phải bảo đảm 20% số vốn này để bảo đảm hoạt động bình thường của công ty.
Vốn điều lệ do các sáng lập viên quyết định trên cơ sở nhu cầu hoạt động kinh doanh dự kiến, Luật cho phép vốn sử dụng thực tế tối thiểu chỉ là 20% vốn điều lệ, nhưng nếu huy động đến 20% mà không đảm bảo được dẫn đến nhu cầu cần giảm vốn điều lệ hơn nữa thì cả công ty lẫn kế hoạch kinh doanh của công ty này cần phải xem xét lại để bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác khi góp vốn.
Trên thực tế, nhu cầu giảm vốn điều lệ không lớn vì pháp luật không buộc vốn điều lệ phải đúng bằng số vốn công ty sử dụng để kinh doanh
Chúc bạn thành công