Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp
Mình thấy bạn là người nghiên cứu rất nhiều về việc thành lập, hoạt động của công ty thì phải. Mình có vấn đề này mong được sự giúp đỡ từ bạn.
Theo khoản 1, điêuều 39, LDN thì cổ đông, thành viên công ty có quyền thay đổi tài sản cam kết góp vốn vào công ty. Thế giả sử, cổ đông đã góp đủ số vốn đã cam kết bằng tiền mặt, sau đó lại muốn rút lại một phần tiền mặt và góp bằng quyền tài sản khác có được không?
Mình chỉ thấy các quy định về thay đổi tài sản cam kết góp thôi chứ không thấy quy định về thay đổi tài sản đã góp. Tuy nhiên cũng k có quy định nào nói k được cả. Tất nhiên, trong trường hợp này có sự đồng ý của ĐHCD.
Trả lời:
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
Trong trường hợp, bongbaybay nêu ra: "cổ đông đã góp đủ số vốn đã cam kết bằng tiền mặt, sau đó lại muốn rút lại một phần tiền mặt và góp bằng quyền tài sản khác có được không?" thì theo Hiya đây là một vấn đề khác không thể chỉ nó đến khoản 1 Điều 39 LND không được, cụ thể như sau:
Thứ nhất, Khi các Cổ đông đã góp đủ vốn thì những CĐ này có các quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể tại Điều 79, Điều 80 LDN đối với CĐ nắm CPPT; Điều 81, Điều 82, Điều 83 LND đối với CĐ nắm cổ phần ưu đãi. Do đó, việc "thay đổi loại tài sản góp vốn" không phải là thay đổi thông thường nữa mà bắt buộc phải thực hiện 2 trình tự khác nhau: 1. Là rút vốn ; 2. Là góp vốn bằng tài sản khác.
Thứ hai, Việc rút vốn sẽ bị hạn chế rất nhiều so với việc thay đổi tài sản góp vốn đây khi góp vào. Bởi lẽ, khi cam kết góp tài sản chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của công ty, do đó, việc thay đổi hay không góp vào vẫn ok. Nhưng khi đã thành tài sản của công ty thì sẽ liên quan đến các quyền lợi của các cổ đông khác, và việc rút vốn không phải muốn rút là rút, cụ thế: Tại điểm d khoản 1 Điều 77; khoản 1 Điều 80; khoản 3 Điều 81; khoản 5 Điều 84; Điều 87 quy định về việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần (hình thức CĐ tự rút vốn) LND. Kem theo việc rút vốn này, thì công ty phải làm thủ tục, thông báo thay đổi danh sách CĐ của công ty (về số lượng CP nắm giữ, nếu chuyển nhượng cho người khác ngoài công ty thì cần bổ sung danh sách CĐ).
Thứ ba, Còn việc góp vốn lại bằng tài sản khác nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận thì vẫn được thực hiện như thông thường. Hiya nghĩ trường hợp này, công ty vẫn phải làm thủ tục tăng vốn điều lệ và đợi sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền. Bởi lẽ, CĐ rút vốn thì số vốn của họ giảm vì đã chuyển cho người khác, nhưng thực chất về tài sản của công ty vẫn như vậy không thay đổi. Bây giờ lại góp thêm vào thì phải làm thủ tục tăng vốn, ngoài ra còn thủ tục, thông báo thay đổi danh sách CĐ,...
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Tin mới
- Giải thể Công ty TNHH 2 thành viên - xem 222 lần
- Chấm dứt dự án đầu tư, thu hồi giấy chứng nhận đầu tư - xem 228 lần
- Chuyển nhượng cổ phần công ty nước ngoài - xem 144 lần
- Thành lập công ty Sản xuất Bột canh, Muối tiêu ớt & đóng gói Trà bán ra thị trường - xem 284 lần
- Hết hạn phiếu Công bố mỹ phẩm - xem 181 lần
Các tin khác
- Góp vốn bằng tài sản vào công ty - xem 319 lần
- Thành lập công ty cổ phần như thế nào, thủ tục ra sao - xem 173 lần
- Bản quyền tác giả âm nhạc, sách - xem 211 lần
- Mở cửa hàng Kinh doanh Bao cao su, gel bôi trơn - xem 290 lần
- Thuê Giám đốc ở Công ty cổ phần - xem 311 lần
- Thành lập công ty bảo vệ - xem 163 lần