Cty hợp danh có các thành viên:
- A thành viên góp vốn (chiếm 40% vốn ĐL)
- B, C là thành viên hợp danh : trong đó B (vốn góp là 30%), C (vốn góp chiếm 30%)
Trong điều lệ cty có quy định: B được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỉ lệ góp vốn của B trong cty.
Ngoài ra ko có ghi gì về 2 thành viên còn lại. Lợi nhuận năm nay là 300 triệu. Như vậy theo luật DN 2005 sẽ phải chia lợi nhuận cho A,B,C như thế nào? số tiền tương ứng của từng thành viên là bao nhiêu?
Trả lời: Tôi có tra cứu trong Luật doanh nghiệp 2005 thì thấy 2 quy định liên quan đến vấn đề của bạn như sau:
Luật doanh nghiệp 2005 viết:
Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;
....................................................................................................................................
Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
b) Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty
Nếu căn cứ vào hai quy định trên, có thể đưa ra kết luận rằng, phần lợi nhuận được chia cho các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận (tăng hoặc giảm so với tỷ lệ góp vốn) theo Điều lệ công ty còn phần lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn chỉ có một cách duy nhất là chia theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. Như vậy, phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh được chia thêm (hoặc phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh bị giảm đi) theo thỏa thuận sẽ không làm giảm (hoặc tăng) phần lợi nhuận thành viên góp vốn được chia theo tỷ lệ góp vốn của thành viên đó trong công ty hợp danh.
Từ đây, rút ra kết luận đối với trường hợp của bạn như sau:
- Các thành viên của công ty hợp danh (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) sẽ cùng được chia lợi nhuận hàng năm chứ không chia theo thứ tự ai sau ai trước, tỷ lệ chia như sau: B được chia 45% lợi nhuận (tương đương 1,5 lần tỷ lệ góp vốn của B), C được chia 15% lợi nhuận (bị giảm do chuyển một phần lợi nhuận sang cho B) và A được 40% lợi nhuận.
- Rõ ràng, nếu một thành viên hợp danh được chia lợi nhuận nhiều hơn bình thường thì phải có một hoặc một số thành viên hợp danh nào đó bị giảm phần lợi nhuận chuyển sang cho thành viên hợp danh kia. Không thể lấy phần lợi nhuận của thành viên góp vốn để bù vào phần lợi nhuận mà thành viên hợp danh được hưởng theo thỏa thuận tại Điều lệ bởi sẽ không thể lý giải được cách quy định của các nhà lập pháp tại điểm e, khoản 1, ĐIều 134 và điểm b, khoản 1, Điều 140, Luật doanh nghiệp 2005.
Việc phân chia lợi nhuận căn cứ vào tỉ lệ góp vốn và/hoặc thỏa thuận khác nếu có quy định tại Điều lệ. Hình như luật không nói rõ nhưng về nguyên tắc các thành viên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ nên không thể có chuyện "ai được chia lợi nhuận trước" như bạn hỏi.
Điều lệ cty quy định B được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỉ lệ góp vốn, mà tỉ lệ góp vốn của B là 30% thì tỉ lệ lợi nhuận được chia là 45% của tổng lợi nhuận phân phối 300 triệu tức 135 triệu. Như vậy 55% tổng lợi nhuận còn lại là 165 triệu sẽ thuộc về A và C và phân chia theo tỉ lệ góp vốn 40% và 30% (165 triệu chia thành 7 phần, A hưởng 4 phần, C hưởng 3 phần). Chia ra thấy 2 bác này nhận hơi bị nhiều tiền lẻ, khổ thân quá. Muốn có tiền chẵn thì phần chia cho A và C phải là số chia hết cho 7. Nên tính tổng lợi nhuận phân phối sao đó để dồn tiền lẻ cho bác B vì bác này kiếm nhiều hơn
Những ý trên tôi phân tích dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp 2005, có thể chưa chính xác, cũng tò mò không biết trong thực tế sẽ thế nào bởi trường hợp này khá đặc biệt. Giả sử phân tích trên của tôi là đúng, một vấn đề tôi thắc mắc là liệu thành viên góp vốn có được tham gia biểu quyết về thỏa thuận phân chia lợi nhuận của thành viên hợp danh hay không, bởi theo quy định thì họ có quyền biểu quyết đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty nhưng nếu cho họ tham gia thì cũng không hợp lý bởi thỏa thuận phân chia lợi nhuận của các thành viên hợp danh đâu có ảnh hưởng tới phần lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ góp vốn vào công ty?
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc