Thủ tục giải thể Công ty, thủ tục giải thể công ty cổ phần, thủ tục giải thể công ty tnhh, thủ tục giải thể công ty tnhh mtv, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, thủ tục giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, thủ tục giải thể công ty tnhh 2 thành viên, thủ tục giải thể công ty tnhh một thành viên,  

Hỏi: Hiện tại em đang làm thủ tục giải thể công ty TNHH một thành viên. Từ khi thành lập cho đến nay công ty em không phát sinh bất cứ 1 hoạt động nào. Chưa mở tài khoản, chưa sử dụng hóa đơn, chưa ký kết bất kỳ 1 hợp đồng nào? Và cũng không sử dụng lao động.
 
Vì công ty không có nhân viên nên nhận làm giúp? Em đã làm hồ sơ giải thể theo mẫu quy định, tuy nhiên phần : DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG , em ghi là " không có."  Do đó khi đi nộp hồ sơ thì bộ phận tiếp nhận nói rằng em phải làm lại vì bản thân em là người lập biểu và làm các thủ tục này thì là nhân viên rồi, nên phải về kê khai lại danh sách lao động.
 
Khi em đi nộp hồ sơ bắt buộc phải có giấy giới thiệu của công ty. Trường hợp này em phải điền chức danh là gì? Có cần phải có giấy ủy quyền của giám đốc không ạ?
 
Mong nhận được sự giúp đỡ của các Anh/Chị.
 
 
 
Trả lời: Khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bị xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau đây: 
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký kinh doanh là giả mạo; 
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp đó là: 
+ Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; 
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; 
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam; 
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; 
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; 
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh; 
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. 
- Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn một năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 
- Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn sáu tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận thay đổi trụ sở chính; 
- Không báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh trong mười hai tháng liên tục; 
- Ngừng hoạt động kinh doanh một năm liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh; 
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khi xét thấy cần thiết cho việc thực hiện các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005 đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn ba tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản; 
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
 
Nói chung xài chiêu này là "hạ sách" nhưng nếu bất đắc dĩ thì vẫn dùng được. Muốn "chết" đoàng hoàng mà không cho chết thì đành vậy. Thực tế tôi không làm về đăng ký kinh doanh và doanh nghiệp (tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh) nhưng tôi biết được có hàng trăm ngàn doanh nghiệp hiện nay ở Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh chỉ còn cái tên.     

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư