Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp
cách đây 2 tuần em có cho một người bạn vay số tiền là 23trieu VND. Hẹn đến 2 tuần sau se trả. Người kia có viết một giấy cầm chiếc xe máy của bạn ấy và viết 1 giấy mượn lại chiếc xe đó. nhưng nay đã quá hạn mà bạn đó không thanh toán bây giờ bạn ấy nói không trả và nói giấy cầm xe ấy không có ý nghĩa gì cả. Em muốn hỏi nếu bây giờ em dua ra phap luật thì em co giải quyết được không? Vì bây giờ em không giữ 1 giấy tờ gì của người đó cả ngoài tờ giấy cầm xe nhưng em co người lam chứng bạn dó đã viết giấy vay tiền em. Em nên báo công an vì bạn ấy phạm tội gì?
Trả lời; bạn có thể báo với cơ quan công an và tham khảo Điều 140 Bộ luật Hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
"Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm :
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
Các tin khác
- lãi suất khi cho vay cầm đồ - xem 979 lần
- Cổ đông sáng lập chưa đóng tiền hoặc góp vốn - xem 347 lần
- Hợp đồng nguyên tắc và hợp đồng mua bán - xem 609 lần
- vay tiền mà không đủ khả năng trả nợ - xem 521 lần
- tăng vốn điều lệ với công ty TNHH - xem 778 lần
- Cán bộ công chức thành lập, quản lý và điều hành Doanh nghiệp - xem 425 lần