Hãy trình bày dấu hiệu của phá sản doanh nghiệp? So sánh phá sản doanh nghiệp với giải thể doanh nghiệp và liên hệ thực tế

 

trả lời: DN lâm vào tình trạng phá sản là Dn không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi có chủ nợ yêu cầu.

Có 5 dấu hiệu của DN lâm vào tình trạng phá sản:
- Mất khả năng thanh toán k có nghĩa là Dn hoàn toàn cạn kiệt tài sản
- Có thể Dn lâm vào tình trạng tài chính tuyệt vọng
- Với các DN trách nhiệm vô hạn, nếu kí kết hoạt động sxkd mà phát sinh các khoản nợ thì đó là cơ số để đánh giá tình trạng phá sản của DN
- Pháp luật k nhất thiết quy định cụ thể mất khả ngăng thanh toán 1 khoản nợ bao nhiêu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản
- Mất khả năng thanh toán k có nghĩa là trùng với biểu hiện bên ngoài là trả đc nợ hay không
ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA GIẢI THỂ VÀ PHÁ SẢN

Nếu nhìn vào hiện tượng thì giữa phá sản và giải thể có nhiều điểm trùng hợp như:

  • Chấm dứt sự tồn tại của một doanh nghiệp,
  • Diễn ra quá trình phân chia tài sản còn lại của doanh nghiệp,
  • Giải quyết quyền lợi cho người làm công...

Tuy nhiên, về bản chất thì nó là hai hiện tượng khác nhau:

a. Về lý do phá sản hoặc giải thể:

Nếu như giải thể có nhiều lý do như người kinh doanh không muốn tiếp tục kinh doanh hoặc hết thời hạn kinh doanh hoặc đã hoàn thành được mục tiêu đã định hoặc không thể tiếp tục kinh doanh vì làm ăn thua lỗ thì phá sản chỉ có một lý do duy nhất đó là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

b. Về thẩm quyền giải quyết:

Nếu giải thể do chính chủ cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện hoặc cơ quan quản lý Nhà nước ra quyết định thì phá sản do cơ quan duy nhất có quyền quyết định đó là Tòa án - cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện.

c. Về tính chất thủ tục tiến hành:

Giải thể là một thủ tục hành chính còn phá sản là một thủ tục tư pháp.

d. Về xử lý quan hệ tài sản:

Khi giải thể, chủ doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trực tiếp thanh toán tài sản, giải quyết mối quan hệ nợ nần với các chủ nợ còn khi phá sản, việc thanh toán tài sản, phân chia giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện thông qua một cơ quan trung gian là tổ thanh toán tài sản sau khi có quyết định tuyên bố phá sản.

đ. Về hậu quả pháp lý:

Nếu như giải thể bao giờ cũng dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, xóa sổ doanh nghiệp trên thực tế thì việc phá sản doanh nghiệp không phải bao giờ cũng có kết cục như vậy. Có những trường hợp chỉ dẫn đến sự thay đổi về chủ sở hữu doanh nghiệp mà thôi (ví dụ một người nào đó mua lại toàn bộ doanh nghiệp để tiếp tục sản xuất kinh doanh).

e. Về trách nhiệm của chủ doanh nghiệp:

Giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị trong doanh nghiệp bị phá sản bị hạn chế quyền tự do kinh doanh (cấm kinh doanh trong một thời hạn nhất định). Còn trong trường hợp doanh nghiệp giải thể thì chủ doanh nghiệp và những người quản lý, điều hành không bị hạn chế quyền đó.



Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư