1) tại sao công ty hợp danh lại có tư cách pháp nhân? 
Có tư cách pháp nhân thì phải có đủ 4 điều kiện trong điều 84 BLDS 2005. Chứng minh công ty hợp danh có đủ 4 điều kiện đó?
2) Tại sao công ty hợp danh không phát hành được bất kì loại chứng khoán nào?
3) Tại sao trong hội đồng thành viên của công ty hợp danh chỉ có thành viên hợp danh?

Trả lời: 

+ Thứ nhất: Tại sao công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân? Câu hỏi này đặt ra có người sẽ nghĩ đó là câu chuyện của các nhà làm luật hay đó chỉ là ý chí chủ quan của các nhà làm luật. Tuy nhiên, câu chuyện đó lại có thể trả lời cho câu hỏi này của bạn. Theo tờ trình của Chính phủ về dự ánLuật Doanh nghiệp năm 2005 (nguồn:http://ncseif.gov.vn/Default.aspx?mo...at=33&nid=1254) thì:"Thừa nhận tư cách pháp nhân của công ty hợp danh. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của loại hình doanh nghiệp được coi là khá mới và chưa phổ biến này ở Việt Nam". Như vậy, sự chồng chéo giữa LDN và BLDS không phải là nhà làm luật không biết mà xuất phát từ nhu cầu thực tế mà người ta nhận thấy rằng cần công nhận tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. 
+ Thứ hai, tại sao công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào? Điều này lại càng dễ hiểu, xuất phát từ "trách nhiệm vô hạn" của các thành viên thì ai dám cho công ty hợp danh hay DNTN được phát hành chứng khoán, quyền lợi của các nhà đầu tư sẽ bảo đảm thế nào? 
+Thứ ba, tại sao thành viên trong hội đồng thành viên của công ty hợp danh chỉ gồm thành viên hợp danh? Xin khẳng định câu hỏi này của bạn là SAI. Căn cứ Khoản 1 - Điều 135 LDN 2005: "tất cả thành viên hợp lại thành hội đồng thành viên" và Điểm a - Khoản 1 - Điều 140: "thành viên góp vốn có quyền tham gia, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty". Như vậy, hội đồng thành viên sẽ bao gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn. Tất nhiên cũng theo các quy định này thì chỉ có thành viên hợp danh mới có thực quyền, còn việc tham gia, biểu quyết hay thảo luận của các thành viên góp vốn tại Hội đồng thành viên không có giá trị bắt buộc đối với việc thông qua Quyết định của Hội đồng thành viên (hay nói khác đi là nói không ai nghe, bỏ phiếu không ai tính. Ví dụ: khoản 3 Điều 135 quy định: quyết định các vấn đề....phải được ít nhất 3/4 tổng số thành viên hợp danh chấp thuận nếu Điều lệ không quy định khác như vậy sự góp mặt của thành viên góp vốn không có ý nghĩa. Bạn có thể tham khảo Điều 135 LDN để tìm hiểu kỹ vấn đề này.


Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

Liên hệ luật sư