Chào luật sư, tôi có một trường hợp về vay nợ ngân hàng. Nhờ luật sư tư vấn giúp:

chị bạn tôi là giám đốc chi nhánh một ngân hàng. Năm 2011, vì cần tiền nên sau khi cho khách hàng đến vay vốn (khách hàng có đầy đủ thủ tục vay), chị giám đốc đã thỏa thuận và làm giấy cam kết vay lại một số tiền của khách hàng vừa vay vốn đó với số lãi do hai bên thỏa thuận. Cho đến nay 2012, những khách hàng mà chị giám đốc vay tiền liên tục quá hạn ngân hàng, chị giám đốc cũng không có khả năng trả nợ số tiền đã vay của khách hàng. Xin hỏi, nếu ba bên là ngân hàng - chị giám đốc - khách vay vốn không thỏa thuận và không trả được nợ thì ai sẽ là người được quyền khởi kiện? Khi đó, tòa án sẽ giải quyết theo xu hướng nào (khoản vốn vay ngân hàng lên đến 2.5 tỷ)? 

Tôi có thể tham khảo những luật có liên quan nào?

Trả lời: Trong trường hợp bạn nêu,thì rõ ràng là quan hệ vay tài sản một là hợp đồng tín dụng giữa người vay ( A) và ngân hàng( B); một hợp đồng mượn nợ giữa chị Giám đốc chi nhành (C) và người kia tạm gọi là (A). Hai quan hệ vay này hoàn toàn độc lập nhau. Do vậy, căn cứ vào hợp đồng tín dụng và hợp đồng vay, mà xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.Ví dụ như: A vi phạm hợp đồng tín dụng với ngân hàng B. không khả năng chi trả theo thoả thuận khi đáo hạn, thì ngân hàng B có quyền thanh lý tài sản thế chấp hoặc khởi kiện ra TA. yêu cầu giải quyết. Trong hơp đồng vay nợ, nếu đến hạn thoả thuận theo hợp đồng mượn, C không có khả năng thanh toán cho A theo thoả thuận, thì A có quyền khởi kiện C ra TA. yêu cầu thanh toán khoản nợ trên. Bạn có thể tham khảo Chương 18, mục 4 Bộ luật dân sư 2005. Ngoài rà, vê quyền và nghĩa theo thoả thuận, thì xem xét nội dung HD tín dụng hoặc HD mươn nợ.
Chào bạn.

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 

Liên hệ luật sư