Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp
Tôi có khách hàng đang nợ tiền tôi nhưng họ chuẩn bị bán công ty của họ cho người khác. Xin hỏi, sau khi công ty được bán thì khảon nợ của tôi đối với chủ mới thế nào nếu họ không có thiện chí trả nợ? Xin chỉ giúp tôi phải làm sao để đảm bảo quyền thu hồi công nợ?
Quí công ty có dịch vụ thực hiện những việc trên không ạ
Trả lời:
Chào bạn,
Theo quy định của luật doanh nghiệp, thì chỉ có doanh nghiệp tư nhân mới có quyền bán toàn bộ doanh nghiệp. theo khoản 2 điều 145 Luật doanh nghiệp thì sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác mà doanh nghiệp chưa thực hiện, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác. Đối với công ty cổ phần thì chuyển nhượng cổ phần và đối với công ty TNHH thì chuyển nhượng vốn góp. Tuy nhiên, xung quanh thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp có rất nhiều vấn đề pháp lý cần được nêu ra và làm rõ để đi đến xác định trách nhiệm pháp lý tiếp theo của mỗi bên. Vì thế, tốt nhất bạn nên mời luật sư tham gia vào thương vụ này để bảo vệ quyền lợi tối ưu cho bạn.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Trân trọng
Tin mới
- Những ngành nghề cần có vốn pháp định và chứng chỉ hành nghề trước khi đăng ký kinh doanh - xem 456 lần
- Kinh doanh không đúng ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh TMC - xem 890 lần
- Tranh chấp hàng hóa không đúng chất lượng hợp đồng - xem 337 lần
- khởi kiện tranh chấp hợp đồng cung cấp thiết bị - xem 340 lần
- Nhập khẩu hàng hóa thiết bị - xem 287 lần
Các tin khác
- Nguồn gốc xuất xứ hàng hóa không được xác định - xem 414 lần
- Thành lập văn phòng đại diện đối với chi nhánh - xem 289 lần
- Kinh doanh gây tiếng ồn - xem 426 lần
- Lợi nhuận phát sinh từ chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán có bị đánh thuế thu nhập cá nhân không - xem 329 lần
- Vợ, Chồng có được Thành lập công ty không - xem 441 lần
- Ủy quyền một phần cổ phần cho ngưới khác - xem 303 lần