Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp
Chúng tôi ký hợp đồng với Cty A của Việt Nam về việc cung cấp 01 thiết bị của tập đoàn Klauke của Đức với yêu cầu thiết bị xuất xứ từ Đức. Khi nhận được thiết bị thì Cty A trình cho chúng tôi hồ sơ nhập khẩu thiết bị gồm:
1. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) do Công ty Elesco Asia PTE LTD Singapore cấp có nội dung xác nhận thiết bị có xuất xứ từ Đức.(Bản photocopy).
2.Vận tải đơn đường hàng không với nhà xuất khẩu thiết bị là Công ty Singapore và người nhận thiết bị là Cty A Việt Nam. Theo vận tải đơn này thì thiết bị được vận chuyển từ cảng Sigapore Airport đến cảng Sân bay TSN (HCM).
3. Tờ khai hải quan có xác nhận của Hải Quan VN nội dung cơ bản sau:
- Người nhập khẩu là Cty A Việt Nam
- Người xuất khẩu là Cty Singapore.
- Thuế nhập khẩu là 5%.
- Hàng hóa đã được thông quan theo nội dung khai của người khai hải quan.
Khi chúng tôi yêu cầu Cty A trình cho chúng tôi Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) do Phòng thương mại Singapore cấp thì Công ty A trả lời là không có và hồ sơ nhập khẩu như vậy là đầy đủ rồi. Như vậy với hồ sơ nêu trên có đủ cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ thiết bị là từ Đức không? Theo quy định cụ thể nào? Công ty Singapore có được quyền cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa không? Nếu không đủ cơ sở xác định thì chúng tôi phải làm gì?
Trả lời:
Chào bạn,
Tính pháp lý của C/O bao gồm:
-Do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá cấp.
-Do nhà sản xuất cấp: Phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.
-Do nước lai xứ cấp: Trường hợp hàng hoá có đi qua nước thứ 3 (nước lai xứ) để tập kết, chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước thứ ba sau đó tái xuất khẩu) nhưng không làm thay đổi xuất xứ hàng hoá, vẫn đảm bảo tính nguyên trạng, hoặc (nếu có) chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để bảo quản hay đóng gói lại hàng hoá nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, không làm thay đổi giá trị thương mại của hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá đi qua nhiều nước, thì “nước thứ 3” được xác định là nước cuối cùng mà từ đó hàng hoá được xuất khẩu đến Việt Nam-nước nhập khẩu. C/O do nước lai xứ cấp được chấp nhận tính pháp lý trong hai trường hợp sau:
+Nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp.
+Nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của Việt Nam).
Vì vậy, Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin) do Công ty Elesco Asia PTE LTD Singapore cấp có nội dung xác nhận thiết bị có xuất xứ từ Đức vẫn có thể chấp nhận được nhưng phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Trân trọng
Tin mới
- Kinh doanh không đúng ngành nghề trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh TMC - xem 882 lần
- Tranh chấp hàng hóa không đúng chất lượng hợp đồng - xem 333 lần
- khởi kiện tranh chấp hợp đồng cung cấp thiết bị - xem 339 lần
- Nhập khẩu hàng hóa thiết bị - xem 284 lần
- thanh toán nợ khi công ty đã bán cho người khác - xem 287 lần
Các tin khác
- Thành lập văn phòng đại diện đối với chi nhánh - xem 284 lần
- Kinh doanh gây tiếng ồn - xem 422 lần
- Lợi nhuận phát sinh từ chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán có bị đánh thuế thu nhập cá nhân không - xem 326 lần
- Vợ, Chồng có được Thành lập công ty không - xem 434 lần
- Ủy quyền một phần cổ phần cho ngưới khác - xem 300 lần
- Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời có cần xin cấp phép không - xem 340 lần