TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH, ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH

In

1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các Điều 19, 20, 21; đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 24; đăng ký kinh doanh đối với trường hợp bổ sung, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34; đăng ký kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 38 và 41 Nghị định số 88/2006/ NĐ-CP.

a) Trong trường hợp người thành lập doanh nghiệp ủy quyền cho người đại diện của mình làm thủ tục đăng ký kinh doanh, khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh đề nghị người được ủy quyền xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và văn bản ủy quyền.

b) Giấy biên nhận quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP thực hiện theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

c) Thông báo của cơ quan đăng ký kinh doanh về nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký tính doanh quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP thực hiện theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.

d) Thông báo của doanh nghiệp, hộ kinh doanh về thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh quy định tại các Điều 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

đ) Khi thay đổi các nội dung đã đăng ký của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV.

Trường hợp thay đổi tên chi nhánh, văn phòng đại điện có địa chỉ nằm ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, kèm theo thông báo, phải có bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Khi thay đổi tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính về việc đã thay đổi tên, địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện và kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

e) Khi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện để nộp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện dự định chấm dứt hoạt động. Đối với công ty, kèm theo thông báo phải có thêm bản sao hợp lệ quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện; đồng thời gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, để được đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Người thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể gửi hồ sơ đăng ký kinh doanh tới cơ quan đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử. Trong trường hợp này, sau khi xem xét hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo cho người thành lập doanh nghiệp các nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) hoặc thời điểm đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thời hạn thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP. Khi đến nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, người thành lập doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh bằng giấy quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP để cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và lưu hồ sơ. Quy định này cũng áp dụng đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký lập chi nhánh. văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký kinh doanh.

3. Mã ngành, nghề đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chỉ có ý nghĩa trong công tác thống kê.

 

Tham khảo: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HỒ SƠ, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết


Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.

Liên hệ: Luật sư tại TP Hồ Chí Minh để tư vấn cụ thể.

Liên hệ luật sư


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn: