Doanh nghiệp Luật doanh nghiệp

Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp

Góp vốn công ty bằng tài sản

Email In

 

Mình thấy bạn là người nghiên cứu rất nhiều về việc thành lập, hoạt động của công ty thì phải. Mình có vấn đề này mong được sự giúp đỡ từ bạn.
Theo khoản 1, điêuều 39, LDN thì cổ đông, thành viên công ty có quyền thay đổi tài sản cam kết góp vốn vào công ty. Thế giả sử, cổ đông đã góp đủ số vốn đã cam kết bằng tiền mặt, sau đó lại muốn rút lại một phần tiền mặt và góp bằng quyền tài sản khác có được không?
Mình chỉ thấy các quy định về thay đổi tài sản cam kết góp thôi chứ không thấy quy định về thay đổi tài sản đã góp. Tuy nhiên cũng k có quy định nào nói k được cả. Tất nhiên, trong trường hợp này có sự đồng ý của ĐHCD.
 
 
Điều 39. Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
 
1. Thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn bằng loại tài sản góp vốn như đã cam kết. Trường hợp thành viên thay đổi loại tài sản góp vốn đã cam kết thì phải được sự nhất trí của các thành viên còn lại; công ty thông báo bằng văn bản nội dung thay đổi đó đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày chấp thuận sự thay đổi.
 
Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thông báo bằng văn bản tiến độ góp vốn đăng ký đến cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày cam kết góp vốn và phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại cho công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không chính xác, không trung thực, không đầy đủ.
 
Trong trường hợp, bongbaybay nêu ra: "cổ đông đã góp đủ số vốn đã cam kết bằng tiền mặt, sau đó lại muốn rút lại một phần tiền mặt và góp bằng quyền tài sản khác có được không?" thì theo Hiya đây là một vấn đề khác không thể chỉ nó đến khoản 1 Điều 39 LND không được, cụ thể như sau:
 
Thứ nhất, Khi các Cổ đông đã góp đủ vốn thì những CĐ này có các quyền và nghĩa vụ quy định cụ thể tại Điều 79, Điều 80 LDN đối với CĐ nắm CPPT; Điều 81, Điều 82, Điều 83 LND đối với CĐ nắm cổ phần ưu đãi. Do đó, việc "thay đổi loại tài sản góp vốn" không phải là thay đổi thông thường nữa mà bắt buộc phải thực hiện 2 trình tự khác nhau: 1. Là rút vốn ; 2. Là góp vốn bằng tài sản khác. 
 
Thứ hai, Việc rút vốn sẽ bị hạn chế rất nhiều so với việc thay đổi tài sản góp vốn đây khi góp vào. Bởi lẽ, khi cam kết góp tài sản chưa chính thức thuộc quyền sở hữu của công ty, do đó, việc thay đổi hay không góp vào vẫn ok. Nhưng khi đã thành tài sản của công ty thì sẽ liên quan đến các quyền lợi của các cổ đông khác, và việc rút vốn không phải muốn rút là rút, cụ thế: Tại điểm d khoản 1 Điều 77; khoản 1 Điều 80; khoản 3 Điều 81; khoản 5 Điều 84; Điều 87 quy định về việc chào bán và chuyển nhượng cổ phần (hình thức CĐ tự rút vốn) LND. Kem theo việc rút vốn này, thì công ty phải làm thủ tục, thông báo thay đổi danh sách CĐ của công ty (về số lượng CP nắm giữ, nếu chuyển nhượng cho người khác ngoài công ty thì cần bổ sung danh sách CĐ).
 
Thứ ba, Còn việc góp vốn lại bằng tài sản khác nếu được ĐHĐCĐ chấp thuận thì vẫn được thực hiện như thông thường. Hiya nghĩ trường hợp này, công ty vẫn phải làm thủ tục tăng vốn điều lệ và đợi sự chấp nhận của cơ quan có thẩm quyền. Bởi lẽ, CĐ rút vốn thì số vốn của họ giảm vì đã chuyển cho người khác, nhưng thực chất về tài sản của công ty vẫn như vậy không thay đổi. Bây giờ lại góp thêm vào thì phải làm thủ tục tăng vốn, ngoài ra còn thủ tục, thông báo thay đổi danh sách CĐ,...

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Góp vốn bằng tài sản vào công ty

Email In

Công ty tôi là công ty cổ phần mới thành lập. Trong Điều lệ Công ty có ghi: "vốn điều lệ của công ty được các cổ đông góp bằng tiền mặt hoặc tài sản". 

 
Vậy khi cổ đông xin góp vốn điều lệ bằng tài sản thì có cần trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt nữa không? Nếu không thì những thủ tục còn lại là gì? Khi làm thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty thì tài sản đó có chịu các sắc thuế không? Cụ thể là những sắc thuế nào?
 
Việc góp vốn bằng tài sản vào CTCP được quy định theo Điều 29, Điều 30 LDN như sau:
 
- Nếu tài sản góp vốn không phải là tiền VN, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng thì tài sản này phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá tài sản. Việc định giá này giúp làm rõ giá trị góp vốn mà mỗi cá nhân góp vào khi tham gia công ty và làm căn cứ để khấu hao về sau do quá trình sử dụng.
 
- Tài sản góp vốn này có 2 loại: Tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất và tài sản không đăng ký quyền sở hữu: 1. Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản cho công ty; 2.Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu thì việc góp vốn phải bằng việc giao nhận có xác nhận bằng văn bản.
 
- Về vấn đề Thuế: Việc góp vốn bằng cách chuyển quyền sở hữu tài sản không phát sinh ra loại thuế nào cả, bởi những căn cứ như sau:
Điểm b khoản 1 Điều 29 LDN "Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;"
Điểm 2.18 mục III Phần B TT129/2008/TT-BTC hướng dẫn 1 số điều Luật Thuế GTGT và NĐ123/2008/NĐ-CP quy định:
 "Cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng trong các trường hợp:Nhận tiền bồi thường về đất, hỗ trợ về đất, tái định cư do bị thu hồi đất;Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp;Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp; Điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm."
 
Như vậy, nếu tổ chức góp vốn bằng tài sản vào tổ chức khác thì không phải nộp thuê VAT.
 
- Theo Hiya, thì CĐ góp vốn vào CTCP đương nhiên trở thành CĐSL, do đó, việc góp vốn này phải có sự phê duyệt của ĐHĐCĐ. Ngoài ra, còn có các thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ, đăng ký thay đổi danh sách CĐSL....
 
Thân ái,
P/s: Bạn có thể tham khảo thêm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai và Điều 167, 168,169,170 Luật Dân sự  nhé!

Thành lập công ty cổ phần như thế nào, thủ tục ra sao

Email In

thành lập Công ty Cổ phần, điều kiện thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập công ty cổ phần, hồ sơ thành lập công ty cổ phần, thủ tục đăng ký thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty cổ phần cần những gì, thành lập công ty tnhh, dịch vụ thành lập công ty, thành lập công ty trọn gói,  

Tôi chuẩn bị thành lập Công ty cổ phần về đào tạo. Tôi đang băn khoăn về tên công ty. Không biết trong tên công ty thì có được phép có chữ "Học Viện" không? (Tôi chỉ thành lập công ty và thành lập trung tâm đào tạo bình thường)
 
 
Trả lời: Chào bạn, việc đặt tên công ty đã được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp 2005. Tên doanh nghiệp phải đầy đủ hai hoặc ba thành tố sau đây:
 
Loại hình doanh nghiệp + (Ngành nghề kinh doanh có đăng ký) + Tên riêng của doanh nghiệp. 
 
Ngày trước một số sở kế hoạch & đầu tư ở các tỉnh không quy định rõ phải có tên loại hình với loại hình doanh nghiệp tư nhân nhưng hiện nay thì đến cả doanh nghiệp tư nhân cũng đã thống nhất mô hình trên.
 
Trở lại vấn đề của bạn, nếu bạn nhất thiết phải có chữ học viện thì theo mình là không được. 
 
Căn cứ tại Điều 32. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp
 
 
 
"....
 
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó."

Bản quyền tác giả âm nhạc, sách

Email In

bản quyền tác giả, bản quyền tác giả là gì, đăng ký bản quyền tác giả, vi phạm quyền tác giả, điều kiện bảo hộ quyền tác giả, bản thảo, cục bản quyền tác giả việt nam, cục bản quyền tác giả, cục bản quyền tác giả tphcm,  

1. Mình đang định chia sẻ một số lượng lớn audio book thu thập từ các trang web khác thông qua facebook nhau với 2 trường hợp
 
TH1: Giữ nguyên toàn bộ cả phần audio  nêu tên của sở hữu - người,web thực hiện cuốn sách nói đó
TH2: Có chỉnh sửa, xóa đi một phần nội dung (phần audio nêu cái tên của chủ sở hữu - người, website thực hiện cuốn sách nói đó)
 
Trong cả hai trường hợp ở mình đều dẫn nguồn bằng Link trên bài viết đến trang web nguồn, liệu mình có vi phạm bản quyền gì không? Nếu có mức xử lý như thế nào.
 
2. Tiếp theo là mình muốn hỏi những người, tổ chức làm sách nói - Đọc những sách đang kinh doanh có bản quyền trên thị trường như sách giáo khoa,... có vi phạm bản quyền không? Mình muốn làm sách nói thì phải làm thủ tục thế nào để được công nhận.
 
Mình có hai câu hỏi như thế, rất mong nhận được giúp đỡ của các bạn. Xin cảm ơn.
 
Chúc các bạn năm mới vui vẻ và thành công!
 
Trả lời: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là căn cứ vững chắc nhất để chứng minh sự sở hữu của chủ sở hữu đối với tác phẩm trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm các tài liệu sau:
 1. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả
03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng 1 bản);
Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;
Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự) – 1 bản (theo mẫu);
Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);
  2. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)
03 bản mẫu tác phẩm gốc;
01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);
01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;
Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);
Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu tác phẩm(pháp nhân) và tác giả (cá nhân), trong trường hợp tác giả thực hiện tác phẩm theo nhiệm vụ được giao và hưởng lương hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm bỏ toàn bộ chi phí để tác giả thực hiện tác phẩm.
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;
Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);
Các thông tin khác: bút danh của tác giả; địa chỉ; số điện thoại và fax của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Mở cửa hàng Kinh doanh Bao cao su, gel bôi trơn

Email In

 

Hiện nay tôi muốn mở cửa hàng kinh doanh bao cao su , gel bôi trơn ....vốn khoảng 70 -> 100 triệu .Vậy thủ tục như thế nào.Và những loại thuế mà cửa hàng phải nộp và tính thuế như thế nào ?
 
Trả lời: xin trả lời bạn như sau: các mặt hàng bạn muốn kinh doanh đó đều là dược phẩm.để có thể kinh doanh các mặt hàng này thì bạn phải có chứng chỉ hành nghề dược cộng với thâm niên ít nhất là 2 năm để có thể mở cửa hàng thuốc.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thuê Giám đốc ở Công ty cổ phần

Email In

Giám đốc ở Công ty cổ phần trách nhiệm của giám đốc công ty cổ phần quyền hạn của giám đốc công ty cổ phần  

mẫu hợp đồng thuê Giám đốc ở Công ty cổ phần.
Điều lệ Công ty qui định:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc.
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật.
 
 
Trả lời: Hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên, làm sao có mẫu chung cho tất cả mọi người được. Bạn nên thảo hợp đồng theo quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc và công ty bạn. Nhưng phải thỏa mãn điều lệ công ty quy định về giám đốc.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thành lập công ty bảo vệ

Email In

 thành lập công ty, các bước thành lập công ty, quy trình thành lập công ty, thành lập công ty cổ phần, thủ tục thành lập công ty tnhh, thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thành lập công ty tnhh 2 thành viên, luật thành lập công ty cổ phần, điều lệ thành lập công ty cổ phần,  

Tôi muốn mở một công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ,
 
Xin hỏi có vướng mắc gì ko? xin hướng dẫn giúp thủ tục pháp lý.
 
 
Trả lời: Tôi xin được tư vấn việc thành lập công ty bảo vệ của bạn như sau:
 
Hồ sơ thành lập công ty bảo vệ bao gồm:
 
Thủ tục thành lập công ty bảo vệ , điều kiện thành lập công ty bảo vệ
 
1. Thủ tục thành lập công ty bảo vệ đối với tổ chức, cá nhân trong nước:
 
- Mức vốn pháp định đối với ngành nghề kinh doanh dịch vụ bảo vệ là 2.000.000.000 đồng (hai tỷ đồng).
 
- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định nêu trên trong suốt quá trình hoạt động.
 
- Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn quy định tại khoản 1 nêu trên bao gồm:
 
- Biên bản góp vốn của các cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần hoặc của cácthành viên sáng lập đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên; quyết định giao vốn của chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là một tổ chức; bản đăng ký vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân và đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà chủ sở hữu là cá nhân;
 
- Đối với số vốn được góp bằng tiền, phải có xác nhận của ngân hàng thương mại được phép hoạt động tại Việt Nam về số tiền ký quỹ của các thành viên sáng lập;
 
- Đối với số vốn góp bằng tài sản, phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá ở Việt Nam về kết quả định giá tài sản được đưa vào góp vốn. Chứng thư phải còn hiệu lực tính đến ngày nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
 
 2. Thủ tục thành lập công ty bảo vệ đối với doanh nghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước:
 
Doanh nghiệp nước ngoài phải là doanh nghiệp chuyên kinh doanh dịch vụ bảo vệ, có số vốn và tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp từ 500.000USD trở lên; đã có thời gian hoạt động kinh doanh liên tục từ năm năm trở lên; có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận doanh nghiệp và người đại diện cho phần vốngóp của doanh nghiệp trong liên doanh với doanh nghiệp Việt Nam chưa có hành vi vi phạm pháp luật nước sở tại hoặc pháp luật của nước có liên quan.
 
 
Thủ tục thành lập Cty Bảo vệ chi tiết:
 
1. Yêu cầu về mặt giấy tờ:
 
***Các sáng lập viên của công ty là cá nhân phải có:
 
- Bằng tốt nghiệp cao đẳng, Đại học trở lên chuyên ngành Luật hoặc Kinh tế;
 
- Chứng minh nhân dân bản sao, Sơ yếu lí lịch bản gốc, sổ Hộ khẩu bản sao;
 
- Bản lý lịch tư pháp còn hiệu lực pháp lý;
 
*** Đối với sáng lập viên là tổ chức, thì tổ chức đó cần có: Bản sao điều lệ công ty, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Biên bản họp về việc đầu tư thành lập Doanh nghiệp bảo vệ, Quyết định cử người đại diện quản lý phần vốn góp kèm theo;
 
Người quản lý phần vốn góp cũng yêu cầu đầy đủ như sáng lập viên là cá nhân kể trên;
 
 
 
2. Về vốn pháp định (là mức vốn tối thiểu của vốn điều lệ): yêu cầu phải có là 2.000.000 VND (Hai tỷ đồng Việt Nam) chứng minh qua tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng TMCP được phép hoạt động tại Việt Nam.
 
3. Về Hợp đồng thuê/mượn nhà làm trụ sở văn phòng: thời gian sử dụng ổn định là 12 tháng
 
- Nếu trụ sở văn phòng thuộc sở hữu của 1 trong các sáng lập viên nên Doanh nghiệp thì chỉ cần có hợp đồng mượn nhà không cần công chứng kèm theo Giấy chứng nhận QSD đất là được;
 
- Nếu trụ sở đi thuê thì phải có hợp đồng công chứng Nhà nước hoặc tư nhân đều được;
 
- Nếu trụ sở đi thuê của các tòa nhà văn phòng hoặc Cty cho thuê văn phòng thì không cần công chứng, chỉ cần kèm theo HĐ có giấy tờ chứng minh tòa nhà đó có chức năng cho thuê văn phòng.

 

Chia lợi nhuận công ty hợp danh

Email In

Chia lợi nhuận công ty hợp dánh,Chia lợi nhuận công ty, chia lợi nhuận công ty cp 2013 hạch toán công ty em, chia lợi nhuận trong công ty tnhh, chia lợi nhuận trong công ty cổ phần,  

Câu hỏi: Cty hợp danh có các thành viên:
- A thành viên góp vốn (chiếm 40% vốn ĐL)
- B, C là thành viên hợp danh : trong đó B (vốn góp là 30%), C (vốn góp chiếm 30%)
Trong điều lệ cty có quy định: B được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỉ lệ góp vốn của B trong cty. 
Ngoài ra ko có ghi gì về 2 thành viên còn lại. Lợi nhuận năm nay là 300 triệu. Như vậy theo luật DN 2005 sẽ phải chia lợi nhuận cho A,B,C như thế nào? số tiền tương ứng của từng thành viên là bao nhiêu?
 
 
 
Trả lời: Tôi có tra cứu trong Luật doanh nghiệp 2005 thì thấy 2 quy định liên quan đến vấn đề của bạn như sau:
Luật doanh nghiệp 2005 viết:
Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
 
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;
 
....................................................................................................................................
 
 Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
 
1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
 
b) Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty
 
 
 
Nếu căn cứ vào hai quy định trên, có thể đưa ra kết luận rằng, phần lợi nhuận được chia cho các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận (tăng hoặc giảm so với tỷ lệ góp vốn) theo Điều lệ công ty còn phần lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn chỉ có một cách duy nhất là chia theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. Như vậy, phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh được chia thêm (hoặc phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh bị giảm đi) theo thỏa thuận sẽ không làm giảm (hoặc tăng) phần lợi nhuận thành viên góp vốn được chia theo tỷ lệ góp vốn của thành viên đó trong công ty hợp danh. 
 
Từ đây, rút ra kết luận đối với trường hợp của bạn như sau:
 
- Các thành viên của công ty hợp danh (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) sẽ cùng được chia lợi nhuận hàng năm chứ không chia theo thứ tự ai sau ai trước, tỷ lệ chia như sau: B được chia 45% lợi nhuận (tương đương 1,5 lần tỷ lệ góp vốn của B), C được chia 15% lợi nhuận (bị giảm do chuyển một phần lợi nhuận sang cho B) và A được 40% lợi nhuận.
 
- Rõ ràng, nếu một thành viên hợp danh được chia lợi nhuận nhiều hơn bình thường thì phải có một hoặc một số thành viên hợp danh nào đó bị giảm phần lợi nhuận chuyển sang cho thành viên hợp danh kia. Không thể lấy phần lợi nhuận của thành viên góp vốn để bù vào phần lợi nhuận mà thành viên hợp danh được hưởng theo thỏa thuận tại Điều lệ bởi sẽ không thể lý giải được cách quy định của các nhà lập pháp tại điểm e, khoản 1, ĐIều 134 và điểm b, khoản 1, Điều 140, Luật doanh nghiệp 2005.
 
Những ý trên tôi phân tích dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp 2005, có thể chưa chính xác, cũng tò mò không biết trong thực tế sẽ thế nào bởi trường hợp này khá đặc biệt. Giả sử phân tích trên của tôi là đúng, một vấn đề tôi thắc mắc là liệu thành viên góp vốn có được tham gia biểu quyết về thỏa thuận phân chia lợi nhuận của thành viên hợp danh hay không, bởi theo quy định thì họ có quyền biểu quyết đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty nhưng nếu cho họ tham gia thì cũng không hợp lý bởi thỏa thuận phân chia lợi nhuận của các thành viên hợp danh đâu có ảnh hưởng tới phần lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ góp vốn vào công ty?

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thành lập chi nhánh, chi nhánh công ty cổ phần

Email In

công ty cổ phần đang kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng ở Hà Nội muốn thành lập một chi nhánh sản xuất và kinh doanh bia hơi ở Hà Nam có được không?

 
 
Trả lời: Chào bạn,
 
Tôi xin tư vấn với bạn như sau:
 
Bạn muốn thành lập chi nhánh của công ty bạn ở Hà Nam thì ngành nghề bạn muốn làm ở Chi nhánh thì trong đăng ký của công ty bạn phải có mới có thể đăng ký hoạt động cho Chi nhánh được. Vì vậy, bạn cần xem lại trong đăng ký của công ty bạn có ngành nghề sản xuất, kinh doanh bia hơi không, nếu có thì bạn mới đăng ký thành lập Chi nhánh có ngành nghề này ở Hà Nam được. Còn nếu không có thì bạn phải tiến hành bổ sung ngành nghề cho công ty bạn trước rồi mới làm thủ tục thành lập chi nhánh ở Hà Nam sau.
 
Chúc bạn thành công!
 

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Từ khóa: thành lập chi nhánh, thành lập chi nhánh công ty, thành lập chi nhánh công ty cổ phần, thành lập chi nhánh công ty nước ngoài tại việt nam, thành lập chi nhánh công ty ở nước ngoài, thành lập chi nhánh khác tỉnh, thành lập chi nhánh ở nước ngoài, thành lập chi nhánh công ty tnhh 1 thành viên, thành lập chi nhánh công ty nước ngoài

Hợp đồng kinh tế, bối thường thế nào

Email In
Công ty có ký hợp đồng kinh tế mua giỏ quà Tết, nhưng trong hợp đồng không quy định về mức phạt nếu vi phạm hợp đồng mà chỉ viết nếu bên nào vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luaajtj.
 
Khi nhận hàng, Công ty kiểm tra 10 hộp bánh thì phát hiện 4 hộp bánh bị nát vụn, không giống bao bì hộp đựng. Công ty đã tiến hành lập Biên bản có 2 bên mua bán cùng nhau xác nhận về tình trạng này.
 
Trong trường hợp này, bên Công ty mua hàng sẽ được hưởng quyền lợi gì.
 
Nên thông báo cho bên bán bồi thường thiệt hại hay là làm quyết định xử phạt vi phạm
 
Tôi rất mong sớm nhận được tư vấn của Luật sư !
 
 
 
Trả lời: Chào bạn, nếu không có quy định rõ mức phạt trong hợp đồng thì có lẽ cty bạn chỉ có thể yêu cầu bên kia họ đổi 4 hộp bánh theo đúng quy cách.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Chia lợi nhuận thế nào cho các thành viên góp vốn

Email In

 

Cty hợp danh có các thành viên:
 
- A thành viên góp vốn (chiếm 40% vốn ĐL)
- B, C là thành viên hợp danh : trong đó B (vốn góp là 30%), C (vốn góp chiếm 30%)
Trong điều lệ cty có quy định: B được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỉ lệ góp vốn của B trong cty. 
Ngoài ra ko có ghi gì về 2 thành viên còn lại. Lợi nhuận năm nay là 300 triệu. Như vậy theo luật DN 2005 sẽ phải chia lợi nhuận cho A,B,C như thế nào? số tiền tương ứng của từng thành viên là bao nhiêu?
 
Trả lời: Tôi có tra cứu trong Luật doanh nghiệp 2005 thì thấy 2 quy định liên quan đến vấn đề của bạn như sau:
 
 
 
Luật doanh nghiệp 2005 viết:
Điều 134. Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh có các quyền sau đây:
 
e) Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thoả thuận quy định tại Điều lệ công ty;
 
....................................................................................................................................
 
 Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn
 
1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:
 
b) Được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty
 
 
 
Nếu căn cứ vào hai quy định trên, có thể đưa ra kết luận rằng, phần lợi nhuận được chia cho các thành viên hợp danh có thể thỏa thuận (tăng hoặc giảm so với tỷ lệ góp vốn) theo Điều lệ công ty còn phần lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn chỉ có một cách duy nhất là chia theo tỷ lệ vốn góp tương ứng. Như vậy, phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh được chia thêm (hoặc phần lợi nhuận của một thành viên hợp danh bị giảm đi) theo thỏa thuận sẽ không làm giảm (hoặc tăng) phần lợi nhuận thành viên góp vốn được chia theo tỷ lệ góp vốn của thành viên đó trong công ty hợp danh. 
 
 
 
Từ đây, rút ra kết luận đối với trường hợp của bạn như sau:
 
- Các thành viên của công ty hợp danh (thành viên hợp danh và thành viên góp vốn) sẽ cùng được chia lợi nhuận hàng năm chứ không chia theo thứ tự ai sau ai trước, tỷ lệ chia như sau: B được chia 45% lợi nhuận (tương đương 1,5 lần tỷ lệ góp vốn của B), C được chia 15% lợi nhuận (bị giảm do chuyển một phần lợi nhuận sang cho B) và A được 40% lợi nhuận.
 
 
 
- Rõ ràng, nếu một thành viên hợp danh được chia lợi nhuận nhiều hơn bình thường thì phải có một hoặc một số thành viên hợp danh nào đó bị giảm phần lợi nhuận chuyển sang cho thành viên hợp danh kia. Không thể lấy phần lợi nhuận của thành viên góp vốn để bù vào phần lợi nhuận mà thành viên hợp danh được hưởng theo thỏa thuận tại Điều lệ bởi sẽ không thể lý giải được cách quy định của các nhà lập pháp tại điểm e, khoản 1, ĐIều 134 và điểm b, khoản 1, Điều 140, Luật doanh nghiệp 2005.
 
 
 
Việc phân chia lợi nhuận căn cứ vào tỉ lệ góp vốn và/hoặc thỏa thuận khác nếu có quy định tại Điều lệ. Hình như luật không nói rõ nhưng về nguyên tắc các thành viên bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ nên không thể có chuyện "ai được chia lợi nhuận trước" như bạn hỏi.
 
Điều lệ cty quy định B được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỉ lệ góp vốn, mà tỉ lệ góp vốn của B là 30% thì tỉ lệ lợi nhuận được chia là 45% của tổng lợi nhuận phân phối 300 triệu tức 135 triệu. Như vậy 55% tổng lợi nhuận còn lại là 165 triệu sẽ thuộc về A và C và phân chia theo tỉ lệ góp vốn 40% và 30% (165 triệu chia thành 7 phần, A hưởng 4 phần, C hưởng 3 phần). Chia ra thấy 2 bác này nhận hơi bị nhiều tiền lẻ, khổ thân quá. Muốn có tiền chẵn thì phần chia cho A và C phải là số chia hết cho 7. Nên tính tổng lợi nhuận phân phối sao đó để dồn tiền lẻ cho bác B vì bác này kiếm nhiều hơn
 
Những ý trên tôi phân tích dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp 2005, có thể chưa chính xác, cũng tò mò không biết trong thực tế sẽ thế nào bởi trường hợp này khá đặc biệt. Giả sử phân tích trên của tôi là đúng, một vấn đề tôi thắc mắc là liệu thành viên góp vốn có được tham gia biểu quyết về thỏa thuận phân chia lợi nhuận của thành viên hợp danh hay không, bởi theo quy định thì họ có quyền biểu quyết đối với việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty nhưng nếu cho họ tham gia thì cũng không hợp lý bởi thỏa thuận phân chia lợi nhuận của các thành viên hợp danh đâu có ảnh hưởng tới phần lợi nhuận họ được chia theo tỷ lệ góp vốn vào công ty?

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Trang 10/42