Doanh nghiệp Luật doanh nghiệp

Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp

Thủ tục đăng ký một nhãn hiệu

Email In

đăng ký một nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, tờ khai đăng ký nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký bản quyền logo,

 

thủ tục để đăng ký một nhãn hiệu, xin cảm ơn.
 
 
Trả lời: Tra cứu trước nộp đơn:
- Để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu, chúng tôi sẽ tiến hành tra cứu để biết nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu đã được cấp bằng hoặc các đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày ưu tiên sớm hơn hay không. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ tư vấn các phương án nộp đơn hiệu quả nhất.
 
- Bên cạnh vấn đề đăng ký, việc tra cứu là rất cần thiết để xem dấu hiệu khách hàng dự định sử dụng làm nhãn hiệu có bị coi là xâm phạm nhãn hiệu của chủ thể khác hay không.
 
Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Sau khi tra cứu và kết quả cho thấy nhãn hiệu có thể được bảo hộ, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ để đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng tại Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT).
 
- Thông qua Giấy uỷ quyền, chúng tôi sẽ đại diện khách hàng giao dịch, theo dõi và đôn đốc đơn, nhận và chuyển giao tới khách hàng các quyết định và Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (văn bằng) đúng thời hạn.
 
Lưu ý về ngày ưu tiên:
- Ngày ưu tiên - hay còn gọi là ngày nộp đơn đầu tiên, có ý nghĩa trong trường hợp có nhiều đơn nhãn hiệu được nộp đơn thì Cục SHTT sẽ ưu tiên cấp văn bằng cho đơn nhãn hiệu nào có ngày ưu tiên sớm nhất, hay được nộp sớm nhất trong số những người nộp đơn.
 
- Bên cạnh đó, ngày ưu tiên có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ cho giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sau này, cụ thể là thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là 10 năm (có thể gia hạn) và tính từ ngày ưu tiên.
 

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thủ tục thay đổi người đại diện

Email In

thay đổi người đại diện, thay đổi người đại diện pháp luật, thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần, thay đổi người đại diện phần vốn góp, thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, thay đổi người đại diện pháp luật công ty tnhh, thủ tục thay đổi người đại diện, thay đổi người đại diện theo pháp luật,

Câu hỏi:

Bạn tôi hiện là giám đốc (người đại diện pháp luât) của một Công ty cổ phần. Do thấy không phù hợp với định hướng phát triển của công ty nên muốn rút vốn và từ chức. Vậy bạn tôi cần phải làm gì để rút tên khỏi giấy phép kinh doanh? Có thể hướng dẫn bạn tôi cần phải làm gì, tại cơ quan nào?
 
 
Trả lời: Do công ty bạn là công ty c��� phần cho nên khi bạn muốn rút vốn và từ chức người đại diện theo pháp luật thì bạn cần phải đảm bảo cho công ty phải đủ số lượng thành viên tối thiểu của công ty CP là 3 người. Nếu không đáp ứng đủ số lượng thành viên thì công ty của bạn phải chuyển đổi thành loại hình công ty khác như công ty TNHH 2 TV trở lên.
 
Về thủ tục, bạn cần liên hệ với Sở Kế hoạch đầu tư Thành phố Cần Thơ để làm thủ tục. Về cơ bản, hồ sơ bao gồm:
 
- Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật;
 
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông;
 
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông;
 
- Danh sách cổ đông sau chuyển nhượng;
 
- Hợp đồng chuyển nhượng;
 
- Biên bản thanh lý hợp đồng;
 
- Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông (tùy từng địa phương có yêu cầu);

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Chuyển nhượng vốn góp

Email In

chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng vốn góp có phải nộp thuế, chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng vốn góp trong công ty tnhh, chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần, chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần, chuyển nhượng vốn đầu tư, chuyển nhượng vốn của công ty tnhh 1 thành viên, chuyển nhượng vốn có phải xuất hóa đơn, chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng vốn góp có phải nộp thuế, chuyển nhượng vốn góp trong công ty tnhh, chuyển nhượng vốn góp trong công ty cổ phần, thủ tục chuyển nhượng vốn góp, chuyển nhượng vốn góp người nước ngoài, chuyển nhượng phần vốn góp, biên bản chuyển nhượng vốn góp, thuế chuyển nhượng vốn góp,

 

Công ty em là cty cổ phần, Giấy phép kinh doanh đã quá 3 năm.
 
Theo em được biết, GPKD quá 3 năm thì không thể thay đổi về thông tin của cổ đông sở hữu đã khai báo ban đầu trên GPKD được nữa. Vì trong suốt quá trình hoạt động, các cổ đông đã có sự thay đổi và chuyển nhượng qua lại cổ phần với nhau.
 
Tuy nhiên, nếu giữa 2 cổ đông chuyển nhượng cổ phần với nhau (đây là 2 cổ đông lớn và nắm giữ lượng cổ phần chính của cty), việc chuyển nhượng cổ phần giữa 2 cổ đông này có thể đăng ký hoặc thông báo với Sở kế hoạch đầu tư được hay không? Cty em không có nhu cầu thay đổi về thông tin của cổ đông ban đầu trên GPKD mà chỉ muốn là thông báo việc chuyển nhượng cổ phần hoàn tất giữa 2 cổ đông này để công khai về mặt pháp lý. 
 
Em có hỏi qua 1 văn phòng luật thì được Trả lời là việc này không cần thiết, chỉ cần các thực hiện các thủ tục liên quan đến sổ cổ đông, danh sách cổ đông tại cty là đủ. Luật sư tại đây nói rằng theo Luật có quy định như vậy, nhưng thực tế thì không cần, nếu có nộp hồ sơ này thì Sở kế hoạch đầu tư cũng sẽ không nhận.
 
Như vậy, xin tư vấn giúp em là thủ tục này có làm được hay không? 
 
 
 
Chân thành cám ơn sự tư vấn của Luật sư.
 
 
Trả lời: Việc thay đổi cổ phần lớn như trường hợp của bạn bắt buộc phải được thông báo đến Sở Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, tùy theo thông lệ ở mỗi tình thành mà thông tin chi tiết (số lượng và trị giá cổ phần cũng như % vốn góp) của các cổ đông đã chuyển nhượng sẽ được/bị xóa bỏ trên đăng ký kinh doanh, thường chỉ giữ lại họ tên. địa chỉ thường trú và số CMND

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Chế độ cho người lao động

Email In

Chế độ cho người lao động, các chế độ cho người lao động, giải quyết chế độ cho người, quy chế lương thưởng chế độ, yteco trả đủ chế độ, cách mẫu quy chế lương thưởng, mẫu quy chế trả lương trả thưởng, mẫu qui chế trả lương, chế độ bảo hiểm cho người lao động,

 

Khi doanh nghiệp ban hành quyết định chấm dứt Hợp đồng lao động với một số trường hợp có ghi rõ: Đơn vị chi trả cho cá nhân một khoản trợ cấp là XXXX đồng. Vậy trong thời hạn bao lâu người lao động sẽ được nhận khoản trợ cấp nói trên. 
 
 
Trả lời: Chế độ cho người lao động nghỉ việc
 Căn cứ Điều 43 Bộ luật Lao động và Điều 15 Nghị định44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 thì trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của của người lao động.
 
Trong trường hợp đặc biệt, như: trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc trong nhiều doanh nghiệp (tức đã có thời gian làm việc ở nhiều doanh nghiệp, đơn vị thuộc khu vực nhà nước nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, hoặc các doanh nghiệp đã tiến hành sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp), hoặc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc gặp thiên tai, hỏa hoạn mà phải thanh toán các khoản trợ cấp thôi việc, bồi thường và khoản nợ khác thì thời hạn trên không được kéo dài quá 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
 
Đối với trường hợp của bạn theo điều 43 Bộ luật lao động .KhI doanh nghiệp ban hành quyết đinh chấm dứt hợp đồng lap động trong trường hợp doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường thì phải trả trợ cấp thôi việc trong thời hạn 7 ngày kể từ ngàychấm dứt hợp đồng lao động.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thanh toán phép năm như thế nào

Email In

Thanh toán phép năm, thanh toán phép năm như thế nào, thanh toán phép năm bằng tiền, thanh toán phép năm 2012, hỏi về thanh toán phép năm, cách thanh toán phép năm, nghỉ phép năm, thanh toán tiền nghỉ phép năm,

 

Công ty em có 1 nhân viên sắp nghỉ, Nhân viên này làm việc đến giữa tháng 5. Trong 5 tháng làm việc NV này nghỉ phép 2 ngày. Và đến khi anh ta nghỉ thì công ty thanh toán cho anh ta lương + 3 ngày phép. Nhưng anh ta yêu cầu phải thanh toán 3ngày*300%.Em đọc trong luật lao động chỉ thấy ghi thanh toán 300%lương nếu làm việc trong ngày lễ và ngày nghỉ phép. Như vây trong trường hợp NV này trong 5 tháng làm việc ko nộp đơn xin nghỉ đủ ngày phép là 5 ngày thì công ty em có phải thanh toán cho anh ta 300%*3 ngày hay ko. Nhờ các anh chị chỉ giải thích giúp em và chỉ ra điều khoản nào giải thích điều đó. Em cũng thấy yêu cầu của nhân viên này là vô lý nhưng trong điều luật nói cũng ko rõ lắm.
 
 
Trẩ lời: Thanh toán phép năm như thế nào
Yêu cầu của anh này hoàn toàn không thể chấp nhận được. Công ty bạn chỉ cần thanh toán 3 ngày x 100%. Việc thanh toán 300% lương ngày chỉ được thực hiện khi công ty yêu cầu nhân viên làm việc liên tục và không thể sắp xếp ngày nghỉ phép trong năm, dẫn đến hệ quả khi đã hết năm dương lịch mà phép năm đó còn thừa.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Email In

Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần, công ty cổ phần có được giảm vốn điều lệ, mẫu điều lệ công ty cổ phần, mẫu điều lệ công ty cổ phần mới nhất, điều lệ công ty cổ phần xây dựng, điều lệ công ty cổ phần 2013, dự thảo điều lệ công ty cổ phần, sửa đổi điều lệ công ty cổ phần, điều lệ công ty cổ phần 2014,

 

Theo quy định tại 4 Điều 40 Nghị định số43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì: "Vốn điều lệ công ty cổ phần không bao gồm giá trị của số cổ phần được quyền chào bán". 
 
- Khoản 4 Điều 6 Nghị định102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 quy định: "Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá số cổ phần đã phát hành. Số cổ phần đã phát hành là số cổ phần mà các cổ đông đã thanh toán đủ cho công ty."
 
- Điều 90 Luật doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông; Điều 91 luật Doanh nghiệp 2005 quy định mua lại cổ phần đã bán theo quyết định của công ty. "Cổ phần được mua lại theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật này được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán"  (khoản 2 Điều 92 Luật Doanh nghiệp)
 
Vậy, Công ty cổ phần có thể sử dụng quy đinh này để giảm vốn cho doanh nghiệp!? Vì số cổ phần mua về sẽ là số cổ phần được quyền chào bán mà số cổ phần được quyền chào bán đâu được coi là vốn điều lệ!???(hiện các Sở KH&ĐT chỉ thừa nhận trường hợp giảm vốn: Sau 03 năm kể từ ngày thành lập, nếu số CP được quyền chào bán ko được chào bán hết thì được giảm vốn xuống ngang bằng với số CP đã phát hành - Khoản 9 Điều 4 Nghị định102/2010/NĐ-CP)
 
 
Trả lời: chào bạn,
Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
 
Theo quy định tại 4 Điều 40 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì có thể hiểu là vốn điều lệ công ty chỉ bao gồm giá trị các cổ phần mà cổ đông đã đăng ký mua, số còn lại sẽ không được tính vào vốn điều lệ của công ty. Ví dụ, một công ty cổ phần khi thành lập phát hành 100.000 cp, mệnh giá 10.000đ/cp, cổ đông sáng lập đăng ký mua 50% số cổ phần này, tương đương 50.000 cp thì vốn điều lệ của công ty là 500.000.000 đ. Do vậy, không thể theo cách này để giảm vốn điều lệ.
 
 
Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
 
1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.
 
Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
 
Như vậy, công ty cổ phần chỉ cần bảo đảm 20% vốn điều lệ để hoạt động. Trong vòng 3 năm đầu, các cổ đông sáng lập phải bảo đảm 20% số vốn này để bảo đảm hoạt động bình thường của công ty.
Vốn điều lệ do các sáng lập viên quyết định trên cơ sở nhu cầu hoạt động kinh doanh dự kiến, Luật cho phép vốn sử dụng thực tế tối thiểu chỉ là 20% vốn điều lệ, nhưng nếu huy động đến 20% mà không đảm bảo được dẫn đến nhu cầu cần giảm vốn điều lệ hơn nữa thì cả công ty lẫn kế hoạch kinh doanh của công ty này cần phải xem xét lại để bảo đảm quyền lợi cho các cổ đông khác khi góp vốn.
Trên thực tế, nhu cầu giảm vốn điều lệ không lớn vì pháp luật không buộc vốn điều lệ phải đúng bằng số vốn công ty sử dụng để kinh doanh
Chúc bạn thành công

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Hợp đồng lao động cho Giám đốc

Email In

 

Cty e mới thành lập tháng 12/2010 là cty TNHH gồm 2 thành viên. Luật sư cho em hỏi Giám đốc có cần phải ký Hợp đồng lao động để tham gia BHXH, BHYT ko? Nếu có thì ai sẽ ký HĐLĐ cho GĐ?\
 
 
Trả lời: Chào bạn! 
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên, nếu giám đốc của công ty bạn thuộc đối tượng nêu trên thì mới bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội, trong trường hợp này người ký hợp đồng lao động với giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trân trọng.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Đăng ký tạm ngừng hoạt động công ty

Email In

 

công ty em hoạt động được 6 tháng và em muốn đăng ký tạm ngừng hoạt động 3 tháng. Công ty em chưa làm báo cáo tài chính xong thì có cho tạm ngừng hoạt động được không? hay phải đợi hoàn thành hết báo cáo mới được tạm ngừng hoạt động. em đang gấp mong các anh chị giúp dùm, cảm ơn nhiều!
 
 
 
Trả lời: Trường hợp trên của bạn bạn phải làm Báo cáo tài chính sau khi làm báo cáo tài chính trước sau đó bạn mới làm thủ tục tạm ngừng đăng ký kinh doanh theo quy định tại Điều 57 Nghị định43/2010/NĐ-CP như sau:
 
Điều 57. Tạm ngừng kinh doanh
 
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất mười lăm ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
 
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, mã số doanh nghiệp và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác đối với doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh.
 
2. Ngành, nghề kinh doanh.
 
3. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá một năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, hộ kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá hai năm.
 
4. Lý do tạm ngừng kinh doanh.
 
5. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc của đại diện hộ kinh doanh.
 
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
 
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận thông báo của doanh nghiệp, nhập thông tin vào Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia để theo dõi.
 
Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận thông báo của hộ kinh doanh, lưu vào hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh để theo dõi.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Chưa đống thuế doanh nghiệp, thuế môn bài

Email In

 

Năm 2004 tôi có đăng ký kinh doanh " doanh nghiệp tư nhân". Tôi đã được cấp "giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" con dấu, và mã số thuế, nhưng sau đó doanh nghiệp không hoạt động và tôi đi nước ngoài và cho đến giờ tôi cung không thấy nhà nước  và quản lý doanh nghioệp và cơ quan thuế có thông báo gì, hồ sơ và con dấu tôi cũng đang giữ. Vậy doanh nghiệp của tôi bây giờ có còn hiệu lực nữa không? và có thể tiếp tục hoạt động nữa không?Xin luật sư tư vẫn giúp.
Xin cảm ơn!
 
Trả lời: Luật doanh nghiệp quy định: Trong thời gian liên tục 6 tháng, kể từ khi được cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh nếu doanh nghiệp không hoạt động sẽ bị thu hồi Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh. Vậy doanh nghiệp của bạn bây giờ không còn tồn tại. Có thể khi cơ quan cấp Đăng ký kinh doanh ra thông báo thu hồi thì thất lạc thông báo trên đường gửi hoặc họ tắc trách không biết để thu hồi, nhưng nếu họ tắc trách mà bạn tiếp tục hoạt động trở lại thì bạn sẽ bị cơ quan thuế xử lý rất nặng đó. Có thể họ không chấp nhận công ty bạn và không cấp hoá đơn VAT thì bạn hoạt động là trái pháp luật. Tốt nhất là bạn trả lại con dấu, mã số thuế và đăng ký kinh doanh dể thành lập công ty khác thì thuận lợi hơn.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Tạm dừng hoạt động của Doanh Nghiệp

Email In

Tạm dừng  hoạt động của Doanh Nghiệp và những mẫu văn bản có liên quan

Chào bạn
Theo quy định tại điều 156 Luật Doanh nghiệp và điều 43 Nghị định số88/2006/NĐ-CP ngày 29/08/2006 của Chính Phủ về đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh thì Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản cho Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm) ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 (một) năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 (hai)năm;
- Lý do tạm ngừng kinh doanh;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

 

Thủ tục xin tạm dừng hoạt động của công ty TNHH

Email In

 

Thủ tục, văn bản xin tạm dừng hoạt động của công ty TNHH
Công ty có quyền tạm ngừng kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản về thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan Đăng ký kinh doanh nơi Công ty đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Nội dung thông báo gồm:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
-  Ngành, nghề kinh doanh.
-Thời hạn tạm ngừng kinh doanh, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng. Thời hạn tạm ngừng kinh doanh ghi trong thông báo không được quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu Công ty vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh. Tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh không được quá 2 năm.
 - Lý do tạm ngừng kinh doanh.
 -  Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Kèm theo thông báo phải có quyết định và biên bản họp của HĐTV đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên...
(căn cứ Điều 156 Luật DN và Điều 43 NĐ của Chính phủ số 88 ngày 29/8/2006 về ĐKKD)

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Trang 3/42