Doanh nghiệp Luật doanh nghiệp

Tư vấn luật Doanh nghiệp | tư vấn doanh nghiệp

Thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Email In

thành lập công ty tnhh 2 thành viên hồ sơ thành lập công ty tnhh 2 thành viên thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên công ty tnhh hai thành viên trở lên Thành lập công ty TNHH, thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, đề án thành lập công ty tnhh một thành viên, điều kiện thành lập công ty tnhh, đề án thành lập công ty tnhh, thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thành lập công ty tnhh 2 thành viên, thành lập công ty tnhh mtv, thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên,  

Doanh nhiệp nhà nước có được góp vốn đầu tư liên doanh liên kết và thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được không ?
 
 
Trả lời: Vốn góp thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Về trường hợp của bạn hỏi tôi xin được trả lời như sau:
Theo quy định tại điều 13, Luật doanh nghiệp năm 2005 như sau:
 
Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp
 
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
 
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
 
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
 
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
 
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
 
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
 
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
 
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
 
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
 
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
 
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
 
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
 
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
 
** Bạn xem xét nếu trường hợp của chị không thuộc những trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 4 điều này thì có như bạn đã nêu ra.
 
được trả lời như sau:Theo quy định tại điều 13, Luật doanh nghiệp năm 2005 như sau:Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Chuyển công ty sang Công ty Thương mại 100% vốn nước ngoài

Email In

 

Em dang làm trong công ty TNHH một thành viên, thuộc loại hình công ty thương mại về hoá chất nhựa. Nay, Công ty có ý nguyện muốn chuyển sang Công ty Thương mại 100% vốn nước ngoài. Xin cho em hỏi: 
- Với loại hình công ty này thì Công ty có quyền mở hoá đơn GTGT không?
- Thủ tục xin chuyển sang loại hình công ty này có tốn nhiều thời gian không?
Mong sớm nhận được thư Trả lời của các anh chị 
Xin chân thành cám ơn!
 
Trả lời: Bạn nói cty bạn là cty TNHH 1 thành viên, nhưng không nói rõ thành viên đó là cá nhân hay tổ chức (?!)
Trong trường hợp muốn chuyển thành 100% vốn nước ngoài, bạn phải thực hiện việc chuyển nhượng toàn bộ vốn hoặc bán cho cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Không biết đó có phải là ý định của cty bạn?

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thủ tục thành lập trung tâm gia sư

Email In

 

Tôi muốn thành lập trung tâm gia sư, vậy tôi xin thư viên pháp luật tư vấn cho tôi: để mở được trung tâm gia hợp pháp tôi cần có nhứng tiêu chuẩn gì ?, và để được cấp giấy phép tôi phải làm những thủ tục gì ?
 
Trả lời: Bạn có thể đăng ký thành lập trung tâm gia sư, Hồ sơ thành lập trung tâm bao gồm: 
 
1. Tài liệu về hồ sơ pháp nhân 
- Bản sao công chứng GCN ĐKKD của pháp nhân; 
- Bản sao công chứng Mã số thuế của pháp nhân; 
- Hợp đồng thuê nhà (nơi đặt trụ sở của trung tâm). 
 
Xin lưu ý: + Nếu là hợp đồng thuê của công ty có chức năng kinh doanh bất động sản, phải có dấu đầy đủ của cả hai bên. 
 
+ Nếu là hợp đồng thuê của tư nhân cần phải được công chứng tại cơ quan công chứng hoặc phải được chứng thực tại UBND phường về việc căn nhà là hợp pháp, không có tranh chấp. 
 
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của trung tâm đào tạo ngoại ngữ: 
- Đơn xin thành lập trung tâm đào tạo, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú. 
- Bản sơ yếu lý lịch (của giám đốc, phụ trách), có dán ảnh 3x4, có xác nhận của UBND phường nơi cư trú hoặc xác nhận của cơ quan nếu là cán bộ trong biên chế của cơ quan (có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội). 
- Bản đề án thành lập trung tâm (Nêu rõ mục đích, đối tượng phục vụ, nội dung chương trình đào tạo, quy mô phát triển, khả năng tài chính…). 
- Công văn báo cáo địa phương nơi đặt địa điểm hoạt động (có xác nhận và được sự đồng ý của UBND phường về môi trường sư phạm, điều kiện trật tự an ninh, vệ sinh môi trường…). 
- Bản danh sách cán bộ quản lý trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3x4. 
- Bản danh sách giáo viên của trung tâm (họ tên, ngày sinh, nơi sinh, bằng cấp chuyên ngành, chức danh) kèm theo bản sơ yếu lý lịch có dán ảnh 3x4, và bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành. 
- Bản sao (công chứng) văn bằng chuyên ngành của cán bộ quản lý trung tâm và giáo viên. 
- Bản thống kê cơ sở vật chất (số buồng lớp, diện tích, bàn ghế, số đồ dùng phục vụ cho giảng dạy…).
 
Bạn có thể thành lập trang web hoạt động trên mạng internet dùng cho trung tâm gia sư của bạn mới thành lập để phục vụ nhu cầu giới thiệu công việc của mình cho khách hàng.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục

Email In

 

Thủ tục pháp lí thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực Dịch vụ Giáo dục (chủ yếu tổ chức giảng dạy các khóa học kĩ năng, tin học, ngoại ngữ...), các khoản thuế phải nộp và nghĩa vụ pháp lí của doanh nghiệp.
Chân thành cảm ơn!
 
Trả lời: Thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giáo dục
1. Việc thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục "(chủ yếu tổ chức giảng dạy các khóa học kĩ năng, tin học, ngoại ngữ..." thi bình thường như theo quy định tại lâut5 doanh nghiệp 60/2005/qh11 và nghị định88/2006/nd-cp,03/2006/TT-BKH. /> thủ tục này thực hiện tại sở Kế hoạt đầu tư.
2. Còn bạn muốn chính thức đi vào hoạt động Lĩnh vực giáo dục thì bạn phải xin thành lập cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện , quy mô hoạt động. theo quy định của luật giáo dục.và các vb:01/2007/QD-BGDDT;31/2007QD-BGDDT;
Thủ tục này đòi hỏi đơn vị thành lập phải có những điều kiện nhất định. Thủ tục thực hiện tại sở giáo dục đào tạo.

Thành lập công ty liên doanh

Email In

thành lập công ty liên doanh, thành lập công ty liên doanh với nước ngoài, luật thành lập công ty liên doanh, công ty liên doanh nước ngoài, thế nào là công ty liên doanh, thành lập công ty tnhh, thành lập công ty cổ phần, tư vấn thành lập doanh nghiệp, thành lập cty 100 vốn nước ngoài,  

thành lập công ty liên doanh 80% vốn nước ngoài, và 20% vốn trong nước thì mình cần phải làm những thủ tục gì và đăng ký đến những cơ chức năng nào.
 
Trả lời: THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ 
VÀ THỦ TỤC THẨM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
 
 
 
A.THỦ TỤC ĐĂNG KÝ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
 
 
I.        Thẩm quyền giải quyết:         Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TpHCM .
II. Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
 
Địa chỉ         :  Tầng trệt – Dãy nhà B - 32 Lê Thánh Tôn - Quận 1 – TpHCM
Điện thoại   : (08) 822 7982 - Fax: (08) 829 5008
III. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
 
1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
2.  Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
 
3. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần – Tham khảo soạn thảo Điều lệ công ty tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/Tiếng Việt/Hướng dẫn đăng ký và hoạt động kinh doanh/ Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh và biểu mẫu chi tiết. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
 
4. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
5. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
 
- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
 
 - Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
 
6. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
 
7. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh. (Tham khảo Điều 54, 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ)
 
8. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
 
*. Số lượng hồ sơ nộp: 03 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.
 
- Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
 
 
B. THỦ TỤC THẨM TRA CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ
 
I.        Thẩm quyền giải quyết:       Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND TpHCM .
II. Nơi tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính:
 
Địa chỉ      :  Tầng trệt – Dãy nhà B - 32 Lê Thánh Tôn - Quận 1 – TpHCM
Điện thoại  : (08) 822 7982 - Fax: (08) 829 5008
III. Hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính:
 
1. Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư - theo mẫu I-3 và hướng dẫn cách ghi các mẫu văn bản theo phụ lục IV.1 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
2. Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư do nhà đầu tư lập và chịu trách nhiệm (nội dung báo cáo phải thể hiện rõ nguồn vốn đầu tư, nhà đầu tư có đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án đầu tư).
 
3. Bản giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện quy định tại điều 29 của Luật Đầu tư và phụ lục C Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ (điều kiện đầu tư được quy định tại các luật chuyên ngành của Nhà nước Việt Nam và phù hợp với quy định các cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên).
 
Đối với các dự án thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu, gồm:
 
-  Bản giải trình việc đáp ứng các điều kiện kinh doanh về quốc tịch pháp nhân, hình thức đầu tư, dịch vụ kinh doanh, phạm vi hoạt động (trường hợp thực hiện quyền phân phối, quyền xuất nhập khẩu).
 
-  Bản đăng ký nội dung thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu ( trường hợp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu mà không kinh doanh phân phối hoặc các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa), hoặc Bản đăng ký nội dung thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa (trường hợp đầu tư để thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan mua bán hàng hóa).
 
Tham khảo Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 17/07/2007 của Bộ Thương mại, Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/05/2007 của Bộ Thương mại, Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/04/2008 của Bộ Công Thương.
 
4. Giải trình kinh tế - kỹ thuật bao gồm các nội dung chủ yếu: mục tiêu, quy mô, địa điểm đầu tư; vốn đầu tư; tiến độ thực hiện dự án; nhu cầu sử dụng đất; giải pháp về công nghệ và giải pháp về môi trường;  (đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam  trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện)
 
5. Dự thảo Điều lệ Công ty tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp (Công ty TNHH 1 thành viên,  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần, Công ty Hợp danh). Dự thảo Điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký (và được ký từng trang) của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty đối với công ty TNHH 1 thành viên; của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần – Tham khảo soạn thảo Điều lệ công ty tại: http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/Tiếng Việt/Hướng dẫn đăng ký và hoạt động kinh doanh/ Thủ tục cấp đăng ký kinh doanh và biểu mẫu chi tiết. Nội dung điều lệ phải đầy đủ nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp.
 
6. Danh sách thành viên tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp – theo mẫu I-8 hoặc I-9 của Quyết định 1088/2006/QĐ-BKH ngày 21/9/2006 hoặc mẫu II-4 của Thông tư 03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 
7. Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các thành viên sáng lập:
 
- Đối với thành viên sáng lập là pháp nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác (Khoản 3 Điều 15 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ). Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
 
 - Đối với thành viên sáng lập là cá nhân: Bản sao hợp lệ có hợp pháp hóa lãnh sự (không quá 3 tháng trước ngày nộp hồ sơ) của một trong các giấy tờ: Giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp còn hiệu lực (Điều 18 Nghị định 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ).
 
8. Văn bản uỷ quyền của nhà đầu tư cho người được uỷ quyền đối với trường hợp nhà đầu tư là tổ chức và Bản sao hợp lệ (bản sao có công chứng) một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền. Các văn bản bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có xác nhận của tổ chức có chức năng dịch thuật.
 
9. Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh đối với hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Tham khảo Điều 54 , 55 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006).
 
10. Trường hợp dự án đầu tư liên doanh có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản chấp thuận việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư của cơ quan có thẩm quyền.
 
11. Trường hợp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải kèm văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
 
Trường hợp đầu tư vào những ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn thuộc chủ sở hữu thì nhà đầu tư chứng minh nguồn vốn này bằng báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập xác nhận tính đến năm trước liền kề với năm nhà đầu tư thực hiện dự án (Nếu nhà đầu tư là cá nhân hoặc doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập thì phải có văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền).
 
Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định hoặc vốn của chủ sở hữu của nhà đầu tư cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận.
 
12. Trường hợp kinh doanh ngành nghề mà theo quy định của pháp luật yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, thì hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư phải kèm Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng Giám đốc) và/hoặc các cá nhân khác quy định tại Điều 6 Nghị định 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ.
 
Số lượng hồ sơ nộp:  08 bộ hồ sơ (trong đó 01 bộ gốc, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Việt và tiếng nước ngoài thông dụng) được đóng thành từng quyển.
 
(Trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng chính phủ: 10 bộ hồ sơ)
 
Thời gian xem xét - cấp Giấy chứng nhận đầu tư kế từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ:
 
+ 30 ngày làm việc  nếu dự án đầu tư thuộc diện thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư
 
+ 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thành lập doanh nghiệp, công ty cổ phần

Email In

Chúng tôi gồm 04 thành viên dự tính góp vốn thành lập 01 Công ty Cổ phần chuyên về lĩnh vực phân phối các phần mềm ứng dụng, đào tạo tin học và một số lĩnh vực thuộc ngành công nghệ thông tin. Với số vốn điều lệ nho nhỏ là 100.000.000 (một trăm triệu đồng).

 
Cả 04 thành viên này đều đã và đang làm việc và công tác tại các đơn vị khác. 02 người trong biên chế ở đơn vị nhà nước, 01 người hợp đồng không thời hạn tại một Công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước, còn lại 01 người là hợp đồng 36 tháng tại 01 Công ty Cổ phần (Công ty đại chúng, đã phát hành cổ phiếu trên sàn GDCK).
 
Vậy xin được hỏi:
 
1 - Cả 04 chúng tôi, theo luật pháp có đủ yếu tố để là thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần và nằm trong Hội đồng quản trị?
2 - Cơ cấu nhân sự của Công ty CP chỉ 04 thành viên trong HĐQT, không có Ban kiểm soát thì có được không?
3 - Chúng tôi dự định thuê 01 lao động, sau thời đào tạo và gian thử việc sẽ ký hợp đồng dài hạn và đóng đầy đủ các khoản BHXH cho họ. Nhưng vì cả 04 thành viên chúng tôi đã và đang công tác tại đơn vị khác, đóng các chế độ bảo hiểm tại các đơn vị đang làm. Nên chúng tôi chỉ làm các thủ tục cho 01 lao động của C.ty chúng tôi thành lập thì điều này có vi phạm gì pháp luật ko, và công ty đóng cho 01 lao động thôi thì Bảo hiểm có chấp nhận không?
 
 
 
4 - Hiện tại bản thân tôi đang làm việc tại 01 công ty cổ phần đại chúng, thời hạn hợp đồng là 36 tháng, chức vụ là Trưởng phòng Tổ chức Hành chính. Như vậy tôi là thành viên sáng lập và góp vốn vào thành lập doanh nghiệp khác thì có vi phạm pháp luật không?  Hơn nữa theo dự trù thì tôi sẽ là người đại diện pháp luật của công ty sắp thành lập (CHủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc), như vậy thì có vi phạm pháp luật không, và có liên quan gì đến công ty hiện tại đang làm, vì tôi vẫn sẽ làm song song cả 2 công ty, công ty hiện tại là làm chính với đầy đủ các chế độ. Công ty thành lập tôi chỉ đứng tên và điều hành.. không tham gia bảo hiểm, 2 công việc tại 2 nơi cũng không liên quan, đối lập hay cạnh tranh gì về ngành nghề kinh doanh, giờ giấc làm việc cũng lệch nhau. Bên Cty mới thành lập chủ yếu làm buổi tối, còn C.ty hiện tại tôi vẫn tuân thủ đầy đủ giờ giấc và hoàn thành công việc như bình thường. Vậy tôi có làm sai và có bị cấm hay ko được phép điều gì không?
 
Trả lời: Hai người đang là biên chế ở đơn vị nhà nước, nếu họ là cán bộ, công chức theo quy định của cán bộ, công chức; thì không thể trở thành thành viên công ty được (Khoản 2, Điều 13 LDN);
Luật Doanh nghiệp quy định, công ty TNHH có hai thành viên trở lên phải lập ban kiểm soát khi Hội đồng thành viên đạt đủ 11 thành viên. Luật không cấm. Bạn có thể lập ban kiểm soát khi số thành viên ít hơn 11 thành viên;
Thành viên góp vốn khác với người lao động do công ty tuyển dụng. Về bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng đối với người lao động tại công ty;
Trường hợp bạn là sáng lập viên, chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm giám đốc công ty. Pháp luật không cấm.
 

Thành lập doanh nghiệp, thủ tục thành lập doanh nghiệp, cách thành lập doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp tư nhân, luật thành lập doanh nghiệp, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, quy trình thành lập doanh nghiệp, dịch vụ thành lập doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp trọn gói,  

 

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thủ tục đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn

Email In

Thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, thủ tục thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thủ tục thành lập công ty tnhh hai thành viên, thủ tục thành lập công ty tnhh mtv, thủ tục thành lập công ty tnhh 1 thành viên, thủ tục thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên, điều kiện thành lập công ty tnhh,  

kính chào luật sư! nhờ luật sư cho biết thủ tục đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn?
 
Trả lời: Theo tôi, trước hết bạn nên đến Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh để có những hướng dẫn cụ thể hơn. Còn theo quy định của pháp luât như sau:
 
 Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
 
Theo Điều 15 Nghị định88/2006/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên gồm các loại giấy tờ sau:
 
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu
 
- Dự thảo Điều lệ công ty. Dự thảo điều lệ công ty phải có đầy đủ chữ ký của người đại diện theo pháp luật, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
 
- Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách thành viên phải có:
 
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân đối với thành viên sáng lập là cá nhân;
 
+ Bản sao Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với thành viên sáng lập là pháp nhân.
 
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
 
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
 
 Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên?
 
Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, bao gồm:
 
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
 
- Dự thảo Điều lệ công ty có đầy đủ chữ ký của chủ sở hữu công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty.
 
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty là cá nhân hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước).
 
- Danh sách người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định. Kèm theo danh sách này phải có Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của từng đại diện theo uỷ quyền.
 
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp thì phải có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền.
 
- Văn bản uỷ quyền của chủ sở hữu cho người được uỷ quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
 
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền  đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
 
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của Giám đốc (Tổng giám đốc) và cá nhân khác quy định tại khoản 13 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp đối với công ty kinh doanh các ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
 
Về thời hạn đăng ký kinh doanh
 
Theo Điều 15 Luật Doanh nghiệp thì trước tiên, người muốn thành lập doanh nghiệp phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tùy theo loại hình doanh nghiệp dự định thành lập và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền. Sau đó, cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết, trong thông báo nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
 
Số bộ hồ sơ phải nộp: 1

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thành lập công ty xuất nhập khẩu

Email In

Tôi hiện đang làm việc cho Ban Quản lý dự án (Ban QLDA), Ban QLDA nơi Tôi làm việc thuộc lĩnh vực xây dựng. Năm 2008 Ban QLDA có ký với công ty nước ngoài một Hợp đồng thực hiện Dự án xây dựng (theo hình thức đấu thầu hạn chế). Hiện nay, Hợp đồng đang đến giai đoạn tạm nhập, tái xuất vật tư thiết bị phục vụ cho Dự án. Vừa qua, Nhà thầu nước ngoài bày tỏ ý định muốn được thành lập một công ty xuất nhập khẩu hàng hóa thiết bị tại Việt Nam nhằm thực hiện việc tạm nhập, tái xuất các loại hàng hóa vật tư thiết bị trên (vì khối lượng vật tư, thiết bị cần tạm nhập, tái xuất rất lớn).

Thưa Luật sư vì những lý do như trên, Tôi muốn biết một cách chi tiết rằng:
- Việc công ty nước ngoài muốn thành lập một công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong trường hợp này có hợp lý hay không? Dựa vào đâu để họ được phép thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam, Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép hoạt động?
- Nếu Công ty nước ngoài này được phép thành lập công ty xuất nhập khẩu tại Việt Nam thì Ban QLDA chúng tôi cần chuẩn bị những thủ tục gì để hỗ trợ về mặt pháp lý cho việc thành lập công ty xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị tại Việt Nam?
Mong sớm nhận được hồi âm của Luật sư.
Cảm ơn Luật sư đã dành thời gian quý báu để Trả lời thư cho Tôi!
Chào thân ái.
 
 
Trả lời: Thứ nhất, kể từ ngày có hiệu lực của Thông tư10/2006/TT-BTC (15/3/2006) thì không còn việc phải đăng ký và cấp “mã số xuất nhập khẩu” nữa. Việc đăng ký nhập khẩu hiện chỉ còn là một chỉ tiêu trên tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 01-ĐK-TCT khi doanh nghiệp khai cấp mã số thuế (trường hợp doanh nghiệp khi khai cấp mã số thuế doanh nghiệp chưa đăng ký nhập khẩu thì có thể nộp bổ sung Tờ khai điều chỉnh đăng ký thuế theo mẫu 08-MST).  
 
(Hiện nay thông tư10/2006/TT-BTC đã được thay thế bởi Thông tư85/2007/TT-BTC ).
 
Thứ hai, tất nhiên là doanh nghiệp chỉ được nhập khẩu những hàng hóa đã được đăng ký kinh doanh tại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, vì doanh nghiệp này là do nhà đầu tư nước ngoài thành lập cho nên cần lưu ý lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo các văn bản sau:
 
- Thông tư09/2007/TT-BTM;
 
- Quyết định số10/2007/QĐ-BTM;
 
- Nghị định số23/2007/NĐ-CP;
 
- Thông tư05/2008/TT-BCT; 
 
Trân trọng kính chào.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Người nhà nước có được thành lập công ty không

Email In

 

Tôi đang làm cho một ngân hàng thương mại nhà nước theo chế độ Hợp đồng lao động muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp thì có bị ảnh hưởng gì đến quy định pháp luật và quyền lợi của người lao động trong ngân hàng không?
 
 
Đối tượng được đăng ký thành lập doanh nghiệp
Để xác định mình có thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp hay không thì bạn tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật Doanh nghiệp năm 2005, cụ thể:
 
"2. Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
 
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
 
b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
 
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
 
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
 
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
 
e) Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
 
g) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
 
3. Tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
 
4. Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này:
 
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
 
b) Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức."
 
Và tham khảo thêm Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 2003 (có thể nói tóm tắt là cán bộ, công chức là những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Người nước ngoài thành lập công ty ở Việt Nam

Email In

 

Chào bạn
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật Doanh nghiệp 2005 và khoản 3 điều 9 Nghị định139/2007/NĐ-CP thì cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổ chức, cá nhân người nước ngoài lần đầu tiên đầu tư thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam được thực hiện như sau:
 
a) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài hơn 49% vốn điều lệ thì phải có dự án đầu tư và thực hiện đăng ký đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trong trường hợp này, doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận đầu tư);
 
b) Trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc thành lập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định số88/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là Nghị định số88/2006/NĐ-CP). Việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Thủ tục thành lập trung tâm hoặc trường dạy nghề

Email In

thành lập trung tâm dạy nghề, đề thành lập trung tâm dạy nghề, án thành lập trung tâm dạy nghề, mẫu thành lập trung tâm dạy nghề, thủ tục mở trung tâm dạy nghề, đề án thành lập trung tâm, điều kiện mở trung tâm dạy nghề, quyết định thành lập, thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề,  

Cty Tôi hiện có nhu cầu thành lập một trường hay trung tâm dạy nghề, nhưng Tôi chưa biết phải làm và chuẩn bị những thủ tục gì ? cơ quan nào trực tiếp giải quyết ? thời gian hoàn tất hồ sơ và nhận được quyết định là bao lâu ? chi phí như thế nào ? hoặc có Cty nào làm trọn gói thủ tục này không ? Rất mong các Anh Chị tư vấn giúp Tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn
 
Trả lời: Thủ tục thành lập trung tâm hoặc trường dạy nghề
Điều kiện và thủ tục thành lập
A. Điều kiện, thủ tục thành lập trường dạy nghề.
 
1. Điều kiện thành lập:
 
Trường dạy nghề được phép thành lập khi có đề án bao gồm đủ các điều kiện sau:
 
a- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
 
b- Có quy mô đào tạo tối thiểu: 300 học sinh;
 
c- Có số phòng học lý thuyết, thực hành phù hợp với quy mô đào tạo (tối đa 35 học sinh/lớp; 4-6 m2 diện tích nơi thực hành/1 học sinh);
 
Có đủ máy, thiết bị, phương tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, có đủ công cụ và nguyên, vật liệu để người học thực hành, phù hợp với nghề dạy; bảo đảm các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động.
 
d- Đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng giáo viên:
 
Về số lượng: Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 1 giáo viên/35 học sinh; dạy thực hành tối đa 1 giáo viên/18 học sinh;
 
Về chất lượng: Giáo viên dạy nghề đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật;
 
đ- Có chương trình dạy nghề theo đúng nguyên tắc xây dựng chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quy định; có giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy nghề;
 
e- Có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động dạy nghề.
 
2. Thủ tục thành lập:
 
a- Hồ sơ thành lập trường:
 
Đối với trường dạy nghề công lập, bán công có văn bản gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều 15 Nghị định02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ; đối với trường dạy nghề dân lập, tư thục có đơn đề nghị thành lập theo mẫu;
 
Đề án thành lập trường, kèm theo dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của trường;
 
Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ làm Hiệu trưởng của trường (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền);
 
Đối với việc thành lập trường dạy nghề dân lập, tư thục có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường.
 
b- Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ:
 
Ở Trung ương: Cơ quan quản lý dạy nghề của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91, của tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề trực thuộc.
 
Ở cấp tỉnh: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thành lập trường dạy nghề thuộc phạm vi tỉnh quản lý.
 
Nội dung thẩm định:
 
Mức độ phù hợp của việc mở trường với quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề;
 
Mục tiêu và quy mô đào tạo dự kiến;
 
Tài chính (vốn, giá trị tài sản) của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trường;
 
Sự phù hợp cơ sở vật chất-kỹ thuật đã nêu trong đề án với mục tiêu và quy mô dự kiến đào tạo;
 
Hồ sơ sử dụng đất, nhà (giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đất, nhà);
 
Đội ngũ giáo viên dạy nghề dự kiến và kế hoạch tuyển dụng giáo viên;
 
Chương trình, giáo trình giảng dạy.
 
Trách nhiệm của cơ quan thẩm định:
 
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc, (kể từ ngày nhận hồ sơ), cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân xin thành lập trường. Thông báo phải nêu rõ nội dung cần sửa đổi và cách thức sửa đổi.
 
Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định phải trình kết quả thẩm định đến cơ quan có thẩm quyền quyết định.
 
c- Quyết định thành lập trường: Thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 15, Nghị định số02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ.
 
Hồ sơ đề nghị thành lập trường được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định chấp thuận và có văn bản đề nghị thành lập trường về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (kèm theo hồ sơ). Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản thoả thuận hoặc từ chối việc thành lập trường.
 
Đối với việc thành lập trường thuộc Tổng Công ty 91, Chủ tịch Hội đồng quản trị trước khi ra quyết định thành lập có văn bản thoả thuận của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
 
B. Điều kiện, thủ tục thành lập trung tâm dạy nghề
 
1. Điều kiện thành lập:
 
Trung tâm dạy nghề được phép thành lập khi có đề án bảo đảm các điều kiện sau:
 
a - Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trung tâm dạy nghề;
 
b - Quy mô đào tạo tối thiểu: 150 học sinh;
 
c - Có đủ phòng học lý thuyết, cơ sở thực hành, phù hợp với quy mô đào tạo (tối đa 35 học sinh /lớp; 4-6 m2 diện tích thực hành/học sinh); thiết bị, phương tiện bảo đảm giảng dạy lý thuyết, thực hành đạt trình độ nghề theo mục tiêu đào tạo; đảm bảo các điều kiện về an toàn và vệ sinh lao động; có đủ công cụ và nguyên vật liệu để người học thực hành;
 
d- Dự kiến đội ngũ giáo viên dạy nghề và kế hoạch tuyển dụng:
 
Về số lượng: Giáo viên dạy lý thuyết tối đa 1 giáo viên/35 học sinh; dạy thực hành tối đa 1 giáo viên/18 học sinh;
 
Về chất lượng: đạt trình độ chuẩn theo quy định của pháp luật.
 
2. Thủ tục thành lập:
 
a. Hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề bao gồm:
 
Đối với trung tâm dạy nghề công lập, bán công, có văn bản đề nghị thành lập trung tâm; đối với trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục có đơn đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề làm theo mẫu;
 
Đề án thành lập trung tâm dạy nghề;
 
Sơ yếu lý lịch của người dự kiến sẽ làm Giám đốc trung tâm dạy nghề (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).
 
Đối với việc thành lập trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục: có văn bản xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về khả năng tài chính của tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập trung tâm dạy nghề.
 
b. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
 
Ở Trung ương: Cơ quan quản lý dạy nghề thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề trực thuộc và trung tâm dạy nghề của các trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu và đơn vị khác thuộc Bộ, ngành quản lý;
 
Ở cấp tỉnh: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề thuộc các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội cấp tỉnh.
 
Ở cấp huyện: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm định hồ sơ đối với trung tâm dạy nghề thuộc cấp huyện quản lý.
 
c. Quyết định thành lập trung tâm dạy nghề:
 
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quyết định thành lập trung tâm dạy nghề trực thuộc và trung tâm dạy nghề của các Trường Cao đẳng, Đại học, Viện nghiên cứu, đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý;
 
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập, bán công thuộc cấp Tỉnh quản lý; cho phép thành lập trung tâm dạy nghề dân lập.
 
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã quyết định thành lập trung tâm dạy nghề công lập, bán công thuộc cấp huyện quản lý; cho phép thành lập trung tâm dạy nghề dân lập, tư thục sau khi có ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
 
Trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày có quyết định thành lập, cơ sở dạy nghề phải đăng ký hoạt động dạy nghề tại cơ quan Lao động-Thương binh và Xã hội và chỉ được tuyển sinh sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề.

QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.

Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc

Click:: Liên hệ tư vấn tại TP Hồ Chí Minh, khu vực miền nam

 Liên hệ luật sư

 

Trang 11/46