Tư vấn đầu tư | Tư vấn luật đầu tư

Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách

Email In PDF.

Ðiều 11. Bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách

 

 

1. Trường hợp pháp luật, chính sách mới được ban hành có các quyền lợi và ưu đãi cao hơn so với quyền lợi, ưu đãi mà nhà đầu tư đã được hưởng trước đó thì nhà đầu tư được hưởng các quyền lợi, ưu đãi theo quy định mới kể từ ngày pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực.

 

 

2. Trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp sau đây:

 

a) Tiếp tục hưởng các quyền lợi, ưu đãi;

 

b) Ðược trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế;

 

c) Ðược điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án;

 

d) Ðược xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.

 

3. Căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể về việc bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư do việc thay đổi pháp luật, chính sách ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của nhà đầu tư.

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Chính sách về đầu tư

 

 

 

Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất

Email In PDF.

Ðiều 10. Áp dụng giá, phí, lệ phí thống nhất

 Trong quá trình hoạt động đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư được áp dụng thống nhất giá, phí, lệ phí đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước kiểm soát.

 

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Chính sách về đầu tư

 

 

Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài

Email In PDF.

Ðiều 9. Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài

 

1. Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các khoản sau đây:

 

a) Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh;

 

b) Những khoản tiền trả cho việc cung cấp kỹ thuật, dịch vụ, sở hữu trí tuệ;

 

c) Tiền gốc và lãi các khoản vay nước ngoài;

 

d) Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;

 

đ) Các khoản tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư.

 

2. Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam cho các dự án đầu tư được chuyển ra nước ngoài thu nhập hợp pháp của mình sau khi thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.

 

3. Việc chuyển ra nước ngoài các khoản trên được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi theo tỷ giá giao dịch tại ngân hàng thương mại do nhà đầu tư lựa chọn.

 

4. Thủ tục chuyển ra nước ngoài các khoản tiền liên quan đến hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

 

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Chính sách về đầu tư

 

Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại

Email In PDF.

Ðiều 8. Mở cửa thị trường, đầu tư liên quan đến thương mại

 

Ðể phù hợp với các quy định trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Nhà nước bảo đảm thực hiện đối với nhà đầu tư nước ngoài các quy định sau đây:

 

1. Mở cửa thị trường đầu tư phù hợp với lộ trình đã cam kết;

 

2. Không bắt buộc nhà đầu tư phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

 

a) Ưu tiên mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ trong nước hoặc phải mua hàng hóa, dịch vụ từ nhà sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ nhất định trong nước;

 

b) Xuất khẩu hàng hóa hoặc xuất khẩu dịch vụ đạt một tỷ lệ nhất định; hạn chế số lượng, giá trị, loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu hoặc sản xuất, cung ứng trong nước;

 

c) nhập khẩu hàng hóa với số lượng và giá trị tương ứng với số lượng và giá trị hàng hóa xuất khẩu hoặc phải tự cân đối ngoại tệ từ nguồn xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

 

d) Ðạt được tỷ lệ nội địa hóa nhất định trong hàng hóa sản xuất;

 

đ) Ðạt được một mức độ nhất định hoặc giá trị nhất định trong hoạt động nghiên cứu và phát triển ở trong nước;

 

e) Cung cấp hàng hóa, dịch vụ tại một địa điểm cụ thể ở trong nước hoặc nước ngoài;

 

g) Ðặt trụ sở chính tại một địa điểm cụ thể.

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Chính sách về đầu tư

 

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Email In PDF.

Ðiều 7. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

 

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động đầu tư; bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong việc chuyển giao công nghệ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

 

Bảo đảm về vốn và tài sản

Email In PDF.

Ðiều 6.Bảo đảm về vốn và tài sản

 

1. Vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.

 

2. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng.

 

Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.

 

3. Ðối với nhà đầu tư nước ngoài, việc thanh toán hoặc bồi thường tài sản quy định tại khoản 2 Ðiều này được thực hiện bằng đồng tiền tự do chuyển đổi và được quyền chuyển ra nước ngoài.

 

4. Thể thức, điều kiện trưng mua, trưng dụng theo quy định của pháp luật.

Tham khảoLuật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Chính sách về đầu tư

Email In PDF.

Ðiều 4. Chính sách về đầu tư

 

1. Nhà đầu tư được đầu tư trong các lĩnh vực và ngành, nghề mà pháp luật không cấm; được tự chủ và quyết định hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

2. Nhà nước đối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư.

Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006

Email In PDF.

Luật Đầu tư

Ngày 12/12/2005, Chủ tịch nước Trần Ðức Lương đã ký Lệnh số 32/2005/L/CTN công bố Luật Ðầu tư đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực từ 1/7/2006. Quê hương xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10;

Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

Email In PDF.

Điều 142. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp

1. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

2. Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

3. Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Tham Khảo: Số 60/2005/QH11 Ngảy 29 Tháng 11 Năm 2005

LUẬT DOANH NGHIỆP

Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

Email In PDF.

Điều 140. Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn

1. Thành viên góp vốn có các quyền sau đây:

a) Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;

b) Được chia lợi nhuận hằng năm tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty;

c) Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, sổ biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;

d) Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác;

đ) Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh các ngành, nghề đã đăng ký của công ty;

e) Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết hoặc bị Toà tuyên bố là đã chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;

g) Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;

h) Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

2. Thành viên góp vốn có các nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;

c) Tuân thủ Điều lệ, nội quy công ty và quyết định của Hội đồng thành viên;

d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Tham Khảo: Số 60/2005/QH11 Ngảy 29 Tháng 11 Năm 2005

LUẬT DOANH NGHIỆP

Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

Email In PDF.

Điều 83. Cổ phần ưu đãi hoàn lại và quyền của cổ đông ưu đãi hoàn lại

1. Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.

2. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có các quyền khác như cổ đông phổ thông, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.

Trang 9/10