Tư vấn đầu tư | Tư vấn luật đầu tư Việt Nam cho doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Ðiều 35. Khấu hao tài sản cố định
Dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả được áp dụng khấu hao nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 34. Chuyển lỗ
Nhà đầu tư sau khi đã quyết toán thuế với cơ quan thuế mà bị lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 33. Ưu đãi về thuế
1. Nhà đầu tư có dự án thuộc đối tượng quy định tại Ðiều 32 của Luật này được hưởng thuế suất ưu đãi, thời hạn hưởng thuế suất ưu đãi, thời gian miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
2. Nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Nhà đầu tư được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật tư, phương tiện vận tải và hàng hóa khác để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
4. Thu nhập từ hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các dự án thuộc diện ưu đãi đầu tư được miễn thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 32. Ðối tượng và điều kiện ưu đãi đầu tư
1. Nhà đầu tư có dự án đầu tư thuộc lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Ðiều 27 và Ðiều 28 của Luật này được hưởng các ưu đãi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Ðiều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 31. Ban hành danh mục các lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư, đầu tư có điều kiện
1. Căn cứ vào quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và cam kết trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư, Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) không được ban hành quy định lĩnh vực cấm đầu tư, lĩnh vực đầu tư có điều kiện và các ưu đãi đầu tư vượt khung quy định của pháp luật.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 30. Lĩnh vực cấm đầu tư
1. Các dự án gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
2. Các dự án gây phương hại đến di tích lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
3. Các dự án gây tổn hại đến sức khỏe nhân dân, làm hủy hoại tài nguyên, phá hủy môi trường.
4. Các dự án xử lý phế thải độc hại đưa từ bên ngoài vào Việt Nam; sản xuất các loại hóa chất độc hại hoặc sử dụng tác nhân độc hại bị cấm theo điều ước quốc tế.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
đ) Dịch vụ giải trí;
e) Kinh doanh bất động sản;
g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Ðối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Ðiều này, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Ðiều lệ của doanh nghiệp trở lên.
5. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nước ngoài.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 28. Ðịa bàn ưu đãi đầu tư
1. Ðịa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 27. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư
1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.
2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thủy sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.
3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.
4. Sử dụng nhiều lao động.
5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.
6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.
7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.
8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 26. Ðầu tư gián tiếp
1. Nhà đầu tư thực hiện đầu tư gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:
a) Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác;
b) Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
c) Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
2. Ðầu tư thông qua mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác của tổ chức, cá nhân và thủ tục thực hiện hoạt động đầu tư gián tiếp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006
Ðiều 24. Ðầu tư phát triển kinh doanh
Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây:
1. Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh;
2. Ðổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường.
Tham khảo: Luật đầu tư số 51/2001/QH10 ngày 1/7/2006