Hỏi:
HIện nay Tôi đang gặp phải vấn đề kinh tế rất khó giải quyết. Xin các luật sư tư vấn giúp. Cụ thể như sau:
Tháng 6 năm 2012 Tôi có đồng ý góp vốn với anh Đ, chung vốn mở gara ô tô(Thành lập theo kiểu hộ gia đình kinh doanh). Hai bên có thỏa thuận sẽ góp vốn mỗi bên là 500.000.000 vnd. (Thỏa thuận không có văn bản). Sau đó do năng lực tài chính không đảm bảo nên Tôi chỉ góp cổ phần được 150.000.000vnd. Toàn bộ số tiền đó được Anh Đ giữ để chi tiêu cho việc mua sắm đồ mở gara ô tô.(Số tiền tôi đóng góp này Tôi có viết giấy xác nhận, có chữ ký của anh Đ và Tôi, không có chứng kiến của người khác hoặc chính quyền). Sau đó với lý do tôi không đóng đủ cổ phần thỏa thuận ban đầu (bằng miệng) là 500.000.000vnd nên a Đ không tính cổ phần của Tôi đã đóng là 150.000.000vnd. Vậy nên Tôi không được hưởng phần lợi nhuận (nếu có) ở trong gara ô tô. Nay sau hơn 2 năm gia đình tôi gặp nhiều khó khăn và muốn a Đ xem xử lý với số tiền Tôi đóng góp như thế nào. Nhưng anh Đ không đồng ý và nói do Tôi đóng góp cổ phần không đủ so với số vốn cổ phần là 500.000.000 vnd hai bên thỏa thuận (bằng miệng) từ trước nên sẽ không trả lại Tôi số tiền đó. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp. Bây giờ nếu tôi muốn anh Đ trả lại số tiền 150.000.000vnd đó có đúng với luật kinh doanh không? và xin Luật sư tư vấn cách làm hợp lý nhất? Hiện tại Tôi đang rất bức xúc và hoang mang. Mong sớm nhận được hồi âm từ các Luật sư.
Xin cảm ơn và mong sự giúp đỡ từ các luật sư !
Trả lời:
Thứ nhất, việc kinh doanh của bạn đã có giấy phép hay chưa?
Thứ hai, nếu đã có thì có tên của bạn hay không và vốn góp của bạn là bao nhiêu, hay chưa có giấy phép kinh doanh hoặc có rồi nhưng chưa có tên bạn mà chỉ có giấy góp vốn với nhau.Đề nghị bạn cung cấp thông tin chi tiết hơn hoặc nếu được thì gửi cho chúng tôi các giấy tờ liên quan để chúng tôi có thể tư vấn cho bạn tốt hơn.
Chúc Bạn sức khỏe và sớm giải quyết được vướng mắc của mình.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để luật sư tư vấn và hướng dẫn chi tiết
công ty thua lỗ tổng công ty thua lỗ công ty thua lỗ không thua lỗ mỹ doanh nghiệp thua lỗ doanh nghiệp thua lỗ không doanh nghiệp thua lỗ cổ đông nhiều doanh nghiệp thua lỗ những doanh nghiệp thua lỗ
QUÝ KHÁCH HÀNG MUỐN TƯ VẤN HOẶC SỬ DỤNG DỊCH VỤ HÃY LIÊN HỆ VỚI VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HƯỚNG DẪN.
Click:: Liên hệ tư vấn tại Hà Nội , khu vực Miền Bắc
Có vấn đề sau liên quan đến việc đầu tư vào công ty TNHH một thành viên, tôi chưa được rõ, kính nhờ luật sư tư vấn giúp
1/ Cá nhân có thể thực hiện góp vốn vào công ty TNHH một thành viên dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), để cùng chủ sở hữu hiện tại điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của Cty hiện tại mà không tiến hành đăng ký điều chỉnh loại hình doanh nghiệp được hay không?
2/ Nếu được thì việc hợp tác dưới hình thức BCC có lợi và hại gì so với hình thức trở thành thành viên của Cty và đăng ký điều chỉnh loại hình doanh nghiệp.
Kính mong nhận được ý kiến tư vấn của Luật sư.
Trả lời: Chào bạn!
Góp vốn vào công ty TNHH MTV và ký hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) là hai vấn đề khác hẳn nhau.
Việc góp vốn vào công ty TNHH MTV mà không đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp sẽ không có giá trị pháp lý trong trường hợp quyền lợi của bạn bị xâm phạm.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh (sau đây gọi tắt là hợp đồng BCC) là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân.
Bạn có thể ký hợp đồng BCC với công ty TNHH MTV với tư cách là các nhà đầu tưhợp tác kinh doanh và yêu cầu chủ sở hữu công ty bổ nhiệm bạn với tư cách là người quản lý công ty để cùng điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh chung giữa hai nhà đầu tư.
Đăng ký chuyển đổi doanh nghiệp từ công ty TNHH MTV sang công ty TNHH hai TV là vấn đề không khó. Bạn nên góp vốn vào công ty để trở thành thành viên mới, về lâu dài nó bảo đảm quyền lợi cho bạn hơn.
Chúc thành công!
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
"Pháp luật hiện hành về hình thức vốn góp,định giá vốn góp và chuyển quyền sở hữu tài sản vào công ty". (đề tài là nói về công ty chung, không đưa ra hình thức công ty cụ thể)
Trả lời:
- Định giá :Điều 30. Định giá tài sản góp vốn
1. Tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá.
2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo nguyên tắc nhất trí; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
3. Tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thoả thuận định giá hoặc do một tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận; nếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn hoặc tổ chức định giá và người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cùng liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá.
- chuyển quyền sở hữu :Điều 29. Chuyển quyền sở hữu tài sản
1. Thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và cổ đông công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty theo quy định sau đây:
a) Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;
b) Đối với tài sản không đăng ký quyền sở hữu, việc góp vốn phải được thực hiện bằng việc giao nhận tài sản góp vốn có xác nhận bằng biên bản.
Biên bản giao nhận phải ghi rõ tên và địa chỉ trụ sở chính của công ty; họ, tên, địa chỉ thường trú, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, số quyết định thành lập hoặc đăng ký của người góp vốn; loại tài sản và số đơn vị tài sản góp vốn; tổng giá trị tài sản góp vốn và tỷ lệ của tổng giá trị tài sản đó trong vốn điều lệ của công ty; ngày giao nhận; chữ ký của người góp vốn hoặc đại diện theo uỷ quyền của người góp vốn và người đại diện theo pháp luật của công ty;
c) Cổ phần hoặc phần vốn góp bằng tài sản không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty.
2. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Có một cty nước ngoài muốn đầu tư vào VN,họ muốn xây dựng một nhà máy chế biến ở VN.Như vậy họ có quyền mua đất ở VN hok ? Và những thủ tục trg việc mua đất và sỡ hữu đất như thế nào ?
Trả lời: Thân chào bạn,
Trong trường hợp bạn nêu, nếu Cty của bạn đầu từ trên danh nghĩa là một công ty nước ngoài, Cty này khônng được quyền giao đất có thu tiền hoặc không có thu tiến, CTy sử dụng đất ở hình thức thuê mà thôi. Tuy nhiên, nếu được giao đất như bạn muốn, thì CTy nước ngoài này có thể thanh lập 1 doanh nghiệp độc lập hoạt động tại VN, khi đó công ty này là doanh nghiệp trong nước; khi đó Cty được sở hữu đất dưới hình thức giao. Trong trường hợp bạn nêu, thì CTy nước ngoài này cũng có thể ký hợp đồng BCC với một công ty trong nước để thực hiện dự án, tổ chúc trong nước có thể góp vốn bằng GCNQSDD.
----Thủ tục xin giao đất, thuê đất cho nhà đầu tư có dự án đầu tư trong khu công nghiệp.
1. Đơn xin giao đất (mẫu dùng cho tổ chức)
2. Quyết định phê duyệt dự án hoặc bản sao giấy chứng nhận đầu tư (có chứng nhận của công chứng Nhà nước) kèm theo dự án đầu tư.
3. Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp đối với các dự án mà trong quá trình xây dựng và khai thác có ảnh hưởng đến môi trường.
4. Giấy tờ liên quan đến việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với khu đất xin giao.nước để thực hiện dư án, và công ty trong nước góp vốn bằng QSDD để thực hiện dư án.
---Thủ tục xin giao đất, thuê đất cho nhà đầu tư có dự án đầu tư không thuộc khu công nghiệp
Thành phần hồ sơ:
- Đơn xin giao đất, cho thuê đất;
- Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trên địa bàn đã được xác định hoặc Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng mặt bằng kèm sơ đồ quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (kèm theo biên bản bàn giao mốc giới);
- Quyết định dự án đầu tư hoặc bản sao giấy phép đầu tư có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền;
- Quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức trong nước;
- Bản đồ địa chính khu đất và trích lục hồ sơ thửa đất của từng chủ sử dụng đất để thực hiện việc thu hồi đất (do đơn vị quản lý dự án thực hiện);
(Trường hợp dự án thăm dò, khai thác khoáng sản phải có Giấy phép kèm theo bản đồ thăm dò, khai thác mỏ; trường hợp sử dụng đất vào mục đích sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm phải có quyết định hoặc đăng ký kinh doanh sản xuất gạch ngói hoặc dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt).
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Công ty TNHH A có trụ sở tại quận Thanh Xuân, HN chuyên về thi công xây dựng, thiết kế công trình.
- Cty cổ phần B có trụ sở tại quận Ngô Quyền, Hải Phòng kinh doanh hàng điện máy.
A và B thỏa thuận cùng góp vốn (mỗi bên 1 tỉ đồng) để thành lập cty TNHH X đặt tại TP Hải Dương để kinh doanh chế biến rau quả. Theo đó thì B sẽ thực hiện mọi thủ tục liên quan đến việc thành lập cty. Sau 1 tháng kể từ ngày cty TNHH X được cấp giấy ĐK KD thì các bên sẽ góp phần vốn của mình vào cty. Mọi chi phí phát sinh trong quá trình thành lập DN mỗi bên sẽ chịu một nửa.
Ngày 31/3/2012 thì cty TNHH X được Sở KH và ĐT Hải Dương cấp ĐK DN. Nhưng đến nay tháng 9 thì cty A chưa thực hiện nghĩa vụ góp vốn vào cty X.
Cty B quyết định khởi kiên cty A ra tòa để bảo vệ quyền lợi.
Xin hỏi nếu B khởi kiện thì lên cơ quan nào (huyện, tỉnh ở tỉnh nào?), tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa A và B hay không?
Xin cám ơn quý vị tư vấn
Trả lời: Chào bạn, thực ra vấn đề này không khó giải quyết:
- Trước hết, bạn phải xác định thẩm quyền giải quyết vụ việc này thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 1 Điều 34 Luật TTDS đã sửa đổi, bổ sung).
- Vấn đề còn lại là Tòa án nhân dân tỉnh nào trong 02 tỉnh HN và HD sẽ có thẩm quyền giải quyết, cụ thể:
+ Theo quy định tại Điều 35 về thẩm quyền theo lãnh thổ thì TAND TP. HN sẽ có thẩm quyền (nơi bị đơn có trụ sở chính).
+ Theo quy định tại Điều 36 về thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn thì nguyên đơn có thể chọn nơi thực hiện hợp đồng (thỏa thuận) là Tòa án TAND T.HD để khởi kiện.
Về nguyên tắc, Cty B có thể nộp đơn khởi kiện tại một trong hai nơi là HN hoặc HP. Tuy nhiên, theo vụ việc bạn nêu thì khả năng TAND T.HD thụ lý giải quyết là khá cao vì có liên quan đến thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Sở KH-ĐT tỉnh HD cấp (tiện lợi cho việc thu thập chứng cứ). Nếu có tranh chấp về thẩm quyền thì Chánh án TANDTC sẽ là người quyết định cuối cùng TA nào sẽ thụ lý vụ án (khoản 3 điều 37 luật TTDS).
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Hầu hết các công ty nước ngoài trên thị trường London (LSE) đều đã được niêm yết ở những thị trường khác, và cam kết tuân thủ đúng những quy định cho việc niêm yết "thứ cấp" như được nêu trong bài viết. Những quy định này cũng được áp dụng cho các công ty muốn niêm yết lần đầu tại London, trong trường hợp này cần tuân thủ thêm một số nguyên tắc khác.
Điều kiện về ghi chép sổsách
- Ít nhất 75% giao dịch kinh doanh trong 3 năm gần nhất của tổ chức xin niêm yết phải được chứng thực bằng ghi chép doanh thu. Cơ quan Cấp phép Niêm yết Vương quốc Anh (UKLA) sẽ xem xét rút ngắn thời gian ghi chép sổ sách trong từng trường hợp cụ thể.
- Phải tường trình những thương vụ mua lại (acquisition) đáng chý ý trong 3 năm gần nhất.
- Hầu hết các công ty, kể cả các công ty có lĩnh vực và quy mô hoạt động đa dạng, đều có thể niêm yết tại London nếu thỏa mãn những điều kiện niêm yết.
Mức vốn hóa và tỉ lệ cổphần do công chúng nắm giữ
- Cổ phần tại thời điểm niêm yết có trị giá ít nhất 700.000 bảng Anh.
- Tỉ lệ cổ phần do công chúng nắm giữ ít nhất là 25%.
Tiềm năng tương lai
- Chứng minh được công ty có đủ vốn lưu động để đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và nhu cầu 12 tháng tiếp sau.
- Chứng minh khả năng hoạt động kinh doanh độc lập và giữ liên hệ thường xuyên với các cổ đông quan tâm tới việc kiểm soát công ty.
- Chuẩn bị bản miêu tả chung các kế hoạch và triển vọng tương lai.
- Nếu công ty nêu rõ bằng văn bản dự định cung cấp, hoặc đã cung cấp, một khoản lợi nhuận tùy chọn, nhà tài trợ và kế toán cần phải chuẩn bị báo cáo về kế hoạch này.
Thông tin tài chính quákhứ đã được kiểm toán
- Báo cáo tài chính kiểm toán trong vòng 3 năm gần nhất và báo cáo giữa kỳ đã công bố trong năm xin niêm yết.
- Nếu báo cáo tài chính kiểm toán năm tài khóa gần nhất được chuẩn bị 6 tháng trước thời điểm xin niêm yết, thì cần phải nộp báo cáo tài chính kiểm toán giữa kỳ gần nhất.
Quản lý doanh nghiệp
Mặc dù những quy tắc quản lý doanhnghiệp Vương quốc Anh không được áp dụng với các công ty không thuộc Anh, songcác nhà đầu tư luôn kỳ vọng công ty niêm yết quản lý theo một tiêu chuẩn tươngtự, và giải trình nếu có điểm khác biệt. Những công ty thuộc Vương quốc Anh cần:
- Tách biệt vai trò của Chủ tịch HĐQT và TGĐ
- Trừ những công ty nhỏ (theo tiêu chuẩn FTSE 350), thì ít nhất 1/2 thành viên HĐQT, ngoại trừ Chủ tịch, cần kiêm nhiệm vai trò giám đốc độc lập, không tham gia điều hành. Những công ty nhỏ cần có ít nhất hai giám đốc độc lập, không tham gia điều hành.
Có một ủy ban kiểm toán độc lập, một ủy ban khen thưởng và một ủy ban bổ nhiệm.
Cung cấp bằng chứng về hệ thống kiểm soát tài chính và kế toán chuẩn hóa cao.
Tổ chức và các chuẩn mực kế toán
- Công ty phải được tổ chức hợp lý.
- Những chuẩn mực kế toán được chấp nhận là IFRS và các chuẩn mực tương đương.
Những điều kiện khác
- Nhà tài trợ/người chịu trách nhiệm thường xuyên khuyến nghị rằng các cổ đông hiện tại bị cấm bán cổ phần trong một khoảng thời gian xác định kể từ thời điểm niêm yết chính thức.
- Nhà tài trợ cần phải chắc chắn, bằng những báo cáo đánh giá kỹ lưỡng, về việc công ty xin niêm yết đã ban hành những thủ tục tuân theo những quy tắc niêm yết và quy tắc công bố, cũng như đã có sẵn những thủ tục làm cơ sở hợp lý để công ty xin niêm yết có thể đánh giá liên tục về tình hình tài chính hiện tại cũng như triển vọng tương lai.
Thị trường đầu tư thay thế(AIM)
- Thị trường đầu tư thay thế là một thị trường được thiết kế đặc trưng cho các công ty mới và đang phát triển trên toàn thế giới. Không có điều kiện về thời gian tối thiểu cho việc ghi chép sổ sách và không có yêu cầu về tỉ lệ tối thiểu do công chúng nắm giữ. Mấu chốt cho phép niêm yết trên AIM là việc bổ nhiệm một chuyên gia tư vấn. Chuyên gia này sẽ hỗ trợ công ty xin niêm yết trong quá trình nộp đơn, công bố tài liệu và liên tục tuân thủ các điều kiện niêm yết. Trên thực tế, quy trình này tương tự với (mặc dù mềm dẻo hơn) quy trình niêm yết "thứ cấp" trên thị trường chính.
- TTCK London đã giới thiệu một quy trình cấp phép nhanh cho những công ty đã được niêm yết trên một thị trường nước ngoài cụ thể và muốn niêm yết trên AIM.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Singapore là quốc gia láng giềng, cùng thuộc khối ASEAN với Việt Nam. Tuy là đảo quốc rất nhỏ, Singapore có nền kinh tế phát triển rất mạnh. Một trong những mục tiêu quan trọng chiến lược của Singapore là phát triển thị trường chứng khoán trở thành trung tâm giao dịch thứ cấp quan trọng của khu vực châu Á, với hy vọng có thể cạnh tranh ảnh hưởng tài chính với TTCK Hong Kong.
Dưới đây là một số thông tin quantrọng nhất về các điều kiện và tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu công ty trên TTCKSingapore.
Doanh thu và mức vốn hóa:
- Tiêu chí 1 - Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 3 năm kề trước ít nhất là 7,5 triệu $ Sing, với lợi nhuận trước thuế hợp nhất mỗi năm không dưới 1 triệu $ Sing.
- Tiêu chí 2 - Lợi nhuận trước thuế hợp nhất tích lũy trong 1 hoặc 2 năm kề trước ít nhất là 10 triệu $ Sing.
- Tiêu chí 3 - Mức vốn hóa tối thiểu là 80 triệu $ Sing tại thời điểm phát hành ra công chúng lần đầu tiên, dựa vào giá phát hành và vốn cổ phần sau khi phát hành.
Phân bố cổ phần:
- Mức vốn hóa thấp hơn 300 triệu $ Sing: 25% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
- Mức vốn hóa từ 300 triệu đến 400 triệu $ Sing: 20% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
- Mức vốn hóa từ 400 triệu đến 1 tỉ $ Sing: 15% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
- Mức vốn hóa hơn 1 tỉ $ Sing: 12% vốn cổ phần bổ sung được công chúng nắm giữ.
Số lượng cổ đông:
- Ít nhất 1000 cổ đông (ít nhất 2000 cổ đông với niêm yết "thứ cấp")
Thời hạn ràng buộc (Moratorium):
- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 6 tháng sau thời điểm niêm yết (với tiêu chí 1 & 2).
- Cổ đông sáng lập không được chuyển nhượng cổ phần trong thời hạn 6 tháng sau thời điểm niêm yết, và không được chuyển nhượng quá 50% lượng cổ phần nắm giữ trong thời hạn 1 năm sau thời điểm niêm yết (với tiêu chí 3).
Tình trạng tài chính và thanhkhoản:
- Tình trạng tài chính lành mạnh với các hoạt động tạo ra luồng lưu chuyển tiền tệ dương. Tất cả các khoản vay của các giám đốc, các cổ đông lớn, và các công ty được điều hành bởi các giám đốc và các cổ đông lớn phải được thanh toán, trừ các khoản vay của công ty con và công ty liên kết với công ty xin niêm yết.
Giám đốc và công việc quản lý:
- Ít nhất có hai giám đốc không trực tiếp điều hành, độc lập về quan hệ tài chính và kinh doanh với công ty xin niêm yết.
- Với các công ty nước ngoài, phải có ít nhất hai giám đốc độc lập, và một trong hai người này phải là công dân Singapore.
- Phải có Ủy ban Kiểm toán.
Báo cáo tài chính:
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Cổ phần công chúng là tổng số cổ phần phát hành trừ đi số cổ phần do nhân viên, hay giám đốc của công ty, hay cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phần của công ty.Điều kiện giá tối thiểu được đặt ra nhằm bảo vệ thị trường khỏi một số động thái của thị trường có liên quan tới những chứng khoán giá rẻ.
|
Thị trường vốn nhỏ NASDAQ |
Số nhà đầu tư tối thiểu |
300 nhà đầu tư, mỗi người nắm giữ ít nhất 100 cổ phiếu |
Tỉ lệ cổ phần tối thiểu do công chúng nắm giữ |
1 triệu |
Tổng giá thị trường của cổ phiếu công chúng |
5 triệu USD |
Mức giá tối thiểu 12 |
4 USD |
Nhân tố tạo lập thị trường 24 |
3 |
Hoạt động quá khứ |
1 năm, hoặc mức vốn hóa ít nhất là 50 triệu USD |
Khoản mục trong cân đối kế toán |
5 triệu USD vốn chủ sở hữu, hoặc giá thị trường của các chứng khoán niêm yết ít nhất 50 triệu USD, hoặc doanh thu ròng từ hoạt động liên tục lên tới 750.000 USD (cho năm tài khóa gần nhất, hoặc cho 2 trong 3 năm tài khóa gần nhất) |
Doanh thu hoạt động trước thuế |
Xem điều kiện về khoản mục trong cân đối kế toán ở trên |
Quản trị doanh nghiệp |
Có áp dụng |
|
TTCK New York |
Thị trường quốc gia NASDAQ |
||
|
|
Tiêu chuẩn 1 (Marketplace Rule 4420(a)) |
Tiêu chuẩn 2 (Marketplace Rule 4420(b)) |
Tiêu chuẩn 3 (Marketplace Rule 4420(c)) |
Số nhà đầu tư tối thiểu |
5000 nhà đầu tư; mỗi nhà đầu tư nắm ít nhất 100 cổ phiếu |
|
|
|
Tỉ lệ cổ phần tối thiểu do công chúng nắm giữ |
2,5 triệu USD, tính trên toàn cầu |
1,1 triệu USD 31 |
1,1 triệu USD 41 |
1,1 triệu USD 51 |
Tổng giá thị trường của cổ phiếu công chúng |
100 triệu USD tính trên toàn cầu |
8 triệu USD |
18 triệu USD |
20 triệu USD |
Mức giá tối thiểu 62 |
Không đề cập |
5 USD |
5 USD |
5 USD 73 |
Nhân tố tạo lập thị trường 84 |
Không đề cập |
3 |
3 |
4 |
Hoạt động quá khứ |
Không đề cập |
Không đề cập |
2 năm |
Không đề cập |
Khoản mục trong cân đối kế toán |
Không đề cập |
Vốn chủ sở hữu 15 triệu USD |
Vốn chủ sở hữu 30 triệu USD |
Vốn chủ sở hữu 30 triệu USD |
Doanh thu hoạt động trước thuế |
Tổng doanh thu hoạt động trước thuế trong 3 năm gần nhất từ 100 triệu USD trở lên 95 |
1 triệu USD trở lên (cho năm tài khóa gần nhất, hoặc cho 2 trong 3 năm tài khóa gần nhất) |
Không đề cập |
Không đề cập |
Quản trị doanh nghiệp |
Có áp dụng |
Có áp dụng |
Có áp dụng |
Có áp dụng |
Chú thích:
1 Cổ phần công chúng là tổng số cổ phần phát hành trừ đi số cổ phần do nhânviên, hay giám đốc của công ty, hay cổ đông nắm giữ hơn 10% cổ phần của công ty.
2 Điều kiện giá tối thiểu được đặt ra nhằm bảo vệ thị trường khỏi một sốđộng thái của thị trường có liên quan tới những chứng khoán giá rẻ.
3 Các công ty đã có kinh nghiệm (seasoned company –công ty đã niêm yết tạithị trường khác), nhưng không thỏa mãn điều kiện về giá thị trường chứng khoánniêm yết, phải điều chỉnh để thỏa mãn điều kiện này và điều kiện về giá tối thiểuít nhất 90 ngày làm việc liên tiếp trước khi nộp đơn xin niêm yết.
4 Điều kiện này quy định mạng Truyền thông Điện tử (ECN) không được coi lànhân tố tạo lập thị trường.
5 Không dưới 25 triệu USD mỗi năm trong hai năm tài khóa gần nhất.Thường cáccông ty không thuộc Mỹ phải vượt qua kiểm tra về định giá/doanh thu:
- Kiểm tra về định giá luồng tiền– mức vốn hóa toàn cầu không ít hơn 500 triệu USD và doanh thu trong 12 tháng trở lại hơn 100 triệu USD. Tổng lưu chuyển tiền tệ là 100 triệu USD trong 3 năm gần nhất và 25 triệu USD mỗi năm cho 2 năm gần nhất.
- Kiểm tra định giá thuần túy- mức vốn hóa toàn cầu không ít hơn 750 triệu USD, doanh thu năm kề trước ít nhất là 75 triệu USD
6 Điều kiện giá tối thiểu được đặt ra nhằm bảo vệ thị trường khỏi một số độngthái của thị trường có liên quan tới những chứng khoán giá rẻ.
7 Điều kiện này quy định mạng Truyền thông Điện tử (ECN) không được coi lànhân tố tạo lập thị trường.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Thị trường chính Hồng Kông và Điều kiện ghi chép sổ sách và mức vốn hóa thị trường:
- Ghi chép sổ sách kế toán trong ít nhất 3 năm tài khóa liên tục.
- Quản lý liên tục trong vòng 3 năm liền trước đó. Sở hữu liên tục và kiểm soát trong ít nhất 1 năm tài khóa liền trước.
- Ba hình thức kiểm tra:
1. Kiểm tra lợi nhuận:
Lợi nhuận tối thiểu là 20 triệu $HK cho năm gần nhất và tổng lợi nhuận là 30triệu $HK cho 2 năm trước đó.
Mức vốn hóa tối thiểu là 200 triệu$HK tại thời điểm niêm yết.
2. Kiểm tra mức vốn hóa/doanhthu/lưu chuyển tiền tệ:
Doanh thu tối thiểu là 500 triệu $HK cho năm tài khóa kiểm toán gần nhất.
Lưu chuyển tiền tệ dương từ hoạtđộng sản xuất kinh doanh tối thiểu là 100 triệu $HK cho 3 năm tài khóa liềntrước.
Mức vốn hóa tối thiểu là 2 tỉ $HKtại thời điểm niêm yết.
3. Kiểm tra mức vốn hóa/doanh thu:
Doanh thu tối thiểu là 500 triệu$HK cho năm tài khóa kiểm toán gần nhất.
Mức vốn hóa tối thiểu là 4 tỉ $HKtại thời điểm niêm yết.
Có thể chấp nhận ghi chép sổ sáchít hơn 3 năm nếu:
Giám đốc và các cấp quản lý có kinh nghiệm ít nhất 3 năm trong việc niêm yếtdoanh nghiệp.
Quản lý liên tục trong năm tài khóa kiểm toán gần nhất.
- Có thể xem xét miễntrừ cho một số công ty khoáng sản và công ty mới thành lập theo dự án, như cácdự án hạ tầng cơ sở quan trọng, có quá trình ghi chép sổ sách ngắn hơn.
- Không nhất thiết phảitheo đuổi một lĩnh vực kinh doanh tập trung, nhưng hoạt động kinh doanh cốt lõicủa công ty phải thỏa mãn điều kiện tài chính tối thiểu.
- Phải kiểm soát đượctình hình kinh doanh.
Tỉ lệ cổ phần tối thiểu do côngchúng nắm giữ
- Mức vốn hóa tối thiểu do công chúng nắm giữ là 50 triệu HK$ tại thời điểm niêm yết.
- Công chúng nắm giữ tối thiểu 25% tổng vốn cổ phần phát hành của công ty niêm yết.
- TTGD có thể xem xét việc chấp nhận tỉ lệ công chúng nắm giữ từ 15% đến 25% cổ phần nếu mức vốn hóa của doanh nghiệp niêm yết lớn hơn 10 tỉ HK$.
Triển vọng tương lai:
- Không có quy định cụ thể, nhưng doanh nghiệp phải tường trình về các kế hoạch và triển vọng tương lai.
- Có thể đưa ra dự đoán doanh thu.
Báo cáo kế toán:
- Phải tuân theo chuẩn mực báo cáo tài chính Hong Kong hoặc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
- Nhìn chung, có thể chấp nhận các nguyên tắc kế toán Mỹ (US GAAP), hoặc các chuẩn mực khác theo từng trường hợp cụ thể.
- Nhìn chung, cần có báo cáo kế toán hoàn chỉnh cho ít nhất ba năm tài khóa, ngay trước khi công bố bản cáo bạch.
- Thời kỳ tài chính cuối cùng được kế toán báo cáo không vượt quá sáu tháng trước so với hồ sơ xin niêm yết.
Quản lý doanh nghiệp:
- Yêu cầu phải có ba giám đốc độc lập, không trực tiếp điều hành.
- Cần có các kế toán đủ năng lực.
- Cần có ủy ban kiểm toán.
- Cần có nhân viên giám sát hoạt động theo nguyên tắc.
- Cần chỉ định một nhà tài trợ vào vị trí tư vấn từ đầu năm dự định niêm yết cho tới khi hoàn thành báo cáo tài chính cho năm tài khóa đầu tiên sau niêm yết.
Quyền hạn pháp lý được chấp nhận:
- Hong Kong, Bermuda, đảo Cayman và CHND Trung Hoa.
- Những lãnh thổ có thẩm quyền niêm yết thứ cấp khác cũng được xem xét chấp nhận.
Hạn chế đối với cổ đông sáng lập:
- Một cổ đông lớn vào thời điểm niêm yết:
- Không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian từ ngày công bố bản cáo bạch đến hết 6 tháng sau khi niêm yết.
- Không được chuyển nhượng cổ phần trong 6 tháng tiếp theo nếu việc chuyển nhượng cổ phần đó làm cho cổ đông này không còn là cổ đông lớn (chiếm 30% cổ phần).
Những điều kiện khác:
- Chấp nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp xin niêm yết, được điều hành bởi các cổ đông tham gia quản lý, hay giám đốc của doanh nghiệp xin niêm yết. Tuy nhiên, cần báo cáo về các doanh nghiệp này.
- Có thể được niêm yết chỉ dưới hình thức phát hành cổ phiếu (placing).
- Yêu cầu bắt buộc phải bảo lãnh đầy đủ (underwriting).
- Những doanh nghiệp đã niêm yết không được phát hành loại chứng khoán mới trong vòng 6 tháng kể từ ngày niêm yết.
Thị trường doanh nghiệp đang tăngtrưởng Hong Kong
Điều kiện ghi chép sổ sách và mứcvốn hóa thị trường:
- Ít nhất 24 tháng hoạt động kinh doanh liên tục.
- Thời hạn hoạt động kinh doanh có thể được xét giảm xuống ít nhất 12 tháng nếu:
- Doanh thu tối thiểu là 500 triệu $HK trong 12 tháng, theo báo cáo của bộ phận kế toán.
- Tổng tài sản tối thiểu là 500 triệu $HK theo bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính kỳ gần nhất.
- Mức vốn hóa tối thiểu là 500 triệu $HK tại thời điểm niêm yết.
- Mức vốn hóa do công chúng nắm giữ tối thiểu là 150 triệu $HK tại thời điểm niêm yết.
- Không có điều kiện về mức lợi nhuận.
- Có thể áp dụng điều kiện miễn trừ cho các công ty khai thác tài nguyên thiên nhiên và các công ty mới thành lập theo dự án, như các dự án hạ tầng cơ sở quan trọng, có quá trình ghi chép sổ sách ngắn hơn.
- Không được thay đổi nhóm quản lý và sở hữu trong suốt thời gian hoạt động kinh doanh nói trên.
- Phải theo đuổi một lĩnh vực kinh doanh tập trung.
- Phải kiểm soát thành phần Ban Giám đốc và ít nhất 50% hoạt động kinh doanh phải có lợi ích kinh tế.
Tỉ lệ cổ phần nắm giữ bởi côngchúng:
- Mức vốn hóa từ 30 triệu $HK trở đi và 25% tổng vốn cổ phần đã phát hành của doanh nghiệp xin niêm yết phải do công chúng nắm giữ tại thời điểm niêm yết, nếu tổng mức vốn hóa của doanh nghiệp thấp hơn 4 tỉ $HK.
- Mức vốn hóa từ 1 tỉ $HK trở đi và 20% tổng vốn cổ phần đã phát hành của doanh nghiệp xin niêm yết phải do công chúng nắm giữ tại thời điểm niêm yết, nếu tổng mức vốn hóa của doanh nghiệp lớn hơn 4 tỉ $HK.
Triển vọng tương lai:
- Tường trình về các mục tiêu kinh doanh cho năm dự định niêm yết và hai năm tiếp sau.
- Có thể đưa ra dự đoán doanh thu.
Báo cáo kế toán:
- Phải tuân theo chuẩn mực báo cáo tài chính Hong Kong hoặc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế.
- Nhìn chung, có thể chấp nhận các nguyên tắc kế toán Mỹ (US GAAP), nếu công ty đã được niêm yết, hoặc sẽ được niêm yết cùng lúc, trên TTCK New York (NYSE) hoặc TTCK quốc gia NASDAQ.
- Nhìn chung, cần có báo cáo kế toán hoàn chỉnh cho ít nhất hai năm tài khóa, ngay trước khi công bố bản cáo bạch.
- Thời kỳ tài chính cuối cùng được kế toán báo cáo không vượt quá sáu tháng trước so với hồ sơ xin niêm yết.
Quản lý doanh nghiệp:
- Yêu cầu phải có ba giám đốc độc lập, không trực tiếp điều hành.
- Cần có các kế toán đủ năng lực.
- Cần có ủy ban kiểm toán.
- Cần có nhân viên giám sát hoạt động theo nguyên tắc.
- Cần chỉ định một nhà tài trợ vào vị trí tư vấn cho năm dự định niêm yết và hai năm tiếp sau.
Quyền hạn pháp lý được chấp nhận:
- Hong Kong, Bermuda, đảo Cayman và CHND Trung Hoa.
Hạn chế đối với cổ đông sáng lập:
- Một cổ đông sáng lập tham gia quản lý, vào thời điểm niêm yết, không được từ bỏ quyền lợi đối với cổ phiếu niêm yết trong thời gian từ ngày công bố bản cáo bạch đến hết 12 tháng sau khi niêm yết. Nếu quyền lợi/cổ phần của cổ đông sáng lập này thấp hơn 1% thì thời hạn cuối cùng rút xuống còn 6 tháng sau khi niêm yết.
- Một cổ đông lớn vào thời điểm niêm yết không được chuyển nhượng cổ phần trong thời gian từ ngày công bố bản cáo bạch đến hết 6 tháng sau khi niêm yết.
Những điều kiện khác:
- Chấp nhận sự tồn tại của các doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp xin niêm yết, được điều hành bởi các cổ đông tham gia quản lý, cổ đông lớn, hay giám đốc của doanh nghiệp xin niêm yết. Tuy nhiên, cần báo cáo về các doanh nghiệp này.
- Có thể được niêm yết chỉ dưới hình thức phát hành cổ phiếu (placing).
- Không có yêu cầu về bảo lãnh (underwriting).
- Những doanh nghiệp đã niêm yết không được phát hành loại chứng khoán mới trong vòng 6 tháng kể từ ngày niêm yết, trừ với mục đích mua tài sản để phục vụ nhu cầu kinh doanh trọng yếu.
Mọi thông tin thắc mắc cần trao đổi liên quan đến các vấn đề trên, xin Quý khách hàng vui lòng liên lạc với chúng tôi để được hướng dẫn chi tiết
Liên hệ: Luật sư tại Hà Nội để tư vấn cụ thể.
Chúng tôi dự định góp vốn, thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi. Xin cho biết phải có những điều kiện gì để kinh doanh dịch vụ này?
Xem thêm: Góp vốn thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ taxi