Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu - Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho mọi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam:
Đăng ký nhãn hiệu: Để đảm bảo lợi ích lâu bền của hoạt động kinh doanh việc đăng ký nhãn hiệu là một trong những điều kiện tiên quyết. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho mọi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam.
(Bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam)
1. Những yêu cầu cơ bản về nhãn hiệu:
Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được hiểu là một dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc. Do vậy, nhãn hiệu cần bảo đảm các yếu tố sau
- Nhãn hiệu (logo) phải có đường nét, họa tiết rõ ràng;
- Kích cỡ tối đa của nhãn hiệu là 8 x 8 cm;
- Nhãn hiệu có thể được in mầu hoặc in đen trắng;
- Một nhãn hiệu có thể được kết hợp ba yếu tố chính: Phần hình, phần chữ và câu slogan;
2. Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được xử lý tại Cục SHTT theo trình tự sau:
2.1 Thẩm định hình thức:
Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn
2.2 Công bố đơn hợp lệ:
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.
2.3 Thẩm định nội dung:
Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
3. Dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu:
Bước 1: Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu
- Tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt nam và nước ngoài. Ngay sau khi Quý khách hàng cung cấp mẫu nhãn hiệu quy chuẩn, sẽ tiến hành tra cứu khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu đó tại thị trường Việt Nam và quốc tế. Kết quả tra cứu sơ bộ sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động đăng ký tại thị trường Việt Nam và nước ngoài.
- Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu: Đối với những nhãn hiệu không có khả năng đăng ký hoặc khả năng đăng ký thấp đơn vị tư vấn sẽ tư vấn việc sửa đổi nhãn hiểu để tăng khả năng đăng ký và tư vấn, cảnh báo khách hàng về các nguy cơ pháp lý đối với việc tiếp tục sử dụng những nhãn hiệu có khả năng gây nhầm lẫn với những nhãn hiệu đã được cấp văn bằng độc quyền.
Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu và quyền liên quan
- Đại diện trong việc thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ trong việc: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
- Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
- Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT HỒ SƠ ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA
HỒ SƠ ĐĂNG KÝ GỒM:
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao)
Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký (02 bản)
Phí đăng ký: 2.500.000VNĐ
Nếu trong cùng một đơn có hai nhóm trở lên thì mỗi nhóm tiếp theo bổ sung thêm 1.500.000VNĐ
Miễn phí tra cứu đơn: Để xác định khả năng Nhãn hiệu chuẩn bị đăng ký có thể tương tự hay trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam hay chưa, Nhãn hiệu của quý doanh nghiệp sẽ được tra cứu hoàn toàn miễn phí. Trong vòng 03 ngày sẽ có kết quả bằng văn bản và các đối chứng cụ thể.
QUÁ TRÌNH THEO DÕI HỒ SƠ:-
Trong thời gian 05 ngày, sẽ nhận được TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA của Cục SHTT ghi rõ số đơn và ngày ưu tiên.-
Trong vòng từ 02 – 03 tháng, sẽ nhận được thông báo CHẤP NHẬN ĐƠN HỢP LỆ của Cục SHTT.-
Trong thời hạn 9 - 10 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU HÀNG HÓA.-
Thời gian hiệu lực của GCN đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa là 10 năm và có giá trị trên toàn lãnh thổ Việt Nam (được gia hạn thêm 10 năm cho mỗi lần gia hạn).
Đăng ký bảo hộ thương hiệu là dịch vụ rất cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính doanh nghiệp trong thời buổi kinh tế hội nhập.
Chúng tôi xin trao đổi sơ bộ về nội dung dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu hàng hoá/dịch vụ như sau:
I.Hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu gồm có:
1.Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định
2.Các mẫu nhãn hiệu dự định bảo hộ
3.Giấy uỷ quyền ( nếu hồ sơ nộp thông qua đại diện)
4.Chứng từ nộp phí, lệ phí.
II.Công việc thực hiện:
1.Tư vấn miễn phí cho khách hàng đăng ký bảo hộ thương hiệu
-Tư vấn phân loại nhóm theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây phù hợp với lĩnh vực quý khách hàng đang kinh doanh.
-Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn them các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ. Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu.
-Tư vấn tra cứu nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền.
-Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến thương hiệu cũng như đăng kí bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp.
-Tư vấn các vấn đề liên quan khác…
2.Quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu
-Đại diện khách hàng lên Cục sở hữu trí tuệ để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ thương hiệu cho khách hàng.
-Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệm hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng.
-Nhận giấy chứng nhận Đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
-Theo dõi xâm phạm thương hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết.
-Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp thương hiệu với các chủ đơn khác.