• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Dịch vụ xin giấy phép, Xin giấy phép hoạt động, Xây dựng, kinh doanh


Giấy phép kinh doanh rượu

Thứ bảy, 16 Tháng 3 2013 17:36

giấy phép kinh doanh rượu cấp giấy phép kinh doanh rượu giấy phép kinh doanh bán lẻ thủ tục phép kinh doanh rượu cấp giấy phép kinh doanh bán buôn đăng ký kinh doanh rượu hồ sơ kinh doanh rượu điều kiện kinh doanh rượu thủ tục cấp giấy phép  

giấy phép kinh doanh rượu

1. Trình tự thực hiện xin giấy phép kinh doanh rượu như sau:

- Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) gửi hồ sơ về Bộ Công Thương
- Bộ Công Thương kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ thương nhân.
- Bộ Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết.
- Trong trường hợp hồ sơ và các điều kiện đáp ứng yêu cầu, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
 
2. Hồ sơ thực hiện giấy phép kinh doanh rượu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu (theo mẫu);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu
- Phương án kinh doanh;
- Hồ sơ địa điểm kinh doanh.
 
3. Căn cứ pháp lý giấy phép kinh doanh rượu:
- Thông tư số 10/2008/TT-BCT ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu.
- Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh rượu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2008.
 
 

thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu bia phạm vi 2 tỉnh trở lên

 
 1. Đối với rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài
 
- Phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành.
 
- Phải có nhãn hàng hóa.
 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
 
- Đã được dán tem rượu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
 
2. Đối với loại rượu đóng chai tại Việt Nam bằng nước cốt rượu nhập khẩu
 
- Phải là rượu do các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam theo các quy định có liên quan.
 
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
 
- Phải có nhãn hàng hoá và trên các loại bao bì, nhãn hàng hoá ngoài phần ghi bằng tiếng nước ngoài còn phải ghi bằng tiếng Việt Nam: tên, địa chỉ doanh nghiệp đóng chai, số Giấy phép sản xuất. Không phải dán tem rượu nhập khẩu.
 
 3. Đối với rượu sản xuất trong nước
 
- Phải là rượu do các cơ sở có giấy phép sản xuất.
 
- Phải đăng ký chất lượng sản phẩm và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
 
 - Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Trên các loại bao bì và nhãn hàng hoá phải ghi rõ: tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số giấy phép sản xuất, số đăng ký chất lượng sản phẩm và độ cồn trong rượu.
 
- Thương nhân chỉ được hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rượu các loại trên thị trường sau khi đã đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu.
 
Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Thương mại và Du lịch xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu trong phạm vi số lượng đã được công bố:
 
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (phạm vi mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có ghi mặt hàng rượu).
 
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
 
- Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa điểm kinh doanh rượu.
 
Hồ sơ Cấp giấy phép kinh doanh bán buôn rượu – bia từ hai tỉnh trở lên:
 
1. Trình tự thực hiện như sau:
 
- Thương nhân bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) gửi hồ sơ về Bộ Công Thương
 
- Bộ Công Thương kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ thương nhân.
 
- Bộ Công Thương tiến hành thẩm định hồ sơ và các điều kiện cần thiết.
 
- Trong trường hợp hồ sơ và các điều kiện đáp ứng yêu cầu, Bộ Công Thương quyết định cấp Giấy phép kinh doanh rượu cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Bộ Công Thương phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
 
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung.
 
2. Hồ sơ thực hiện bao gồm:
 
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu (theo mẫu);
 
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;
 
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu
 
- Phương án kinh doanh;
 
- Hồ sơ địa điểm kinh doanh.
 
- Giấy phép phòng cháy chữa cháy(CA phòng cháy chữa cháy TP.HCM)
 
- Bản cam kết môi trường (Sở tài nguyên môi trường)
 
- Đề án kinh doanh rượu: Bảng thuyết minh cơ sở vật chất, đề án kinh doanh, nhân lực, vốn,…
 
 
Ấn Tượng Việt sẽ thay mặt khách hàng xin Giấy phép kinh doanh Rượu (Bán buôn, bán lẻ, sản xuất):
 
• Tư vấn cho khách hàng những quy định của pháp luật về việc cấp Giấy phép kinh doanh rượu;
 
• Tư vấn những công việc cụ thể khi tiến hành xin giấy phép cho khách hàng;
 
• Soạn thảo hồ sơ xin cấp phép;
 
• Thay mặt doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục xin cấp phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 
• Bàn giao cho doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến việc xin giấy phép sau thời gian đã thoả thuận.

 

 

 

 

Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh rượu (bán lẻ)
 
a) Trình tự thực hiện:
 
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
 
- Cán bộ Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả.
 
- Đến hẹn tổ chức, cá nhân lên Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả
 
b) Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước
 
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
 
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
 
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
 
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.
 
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.              
 
- Hồ sơ về địa điểm kinh doanh (bán buôn hoặc bán lẻ rượu), gồm:
 
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
 
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
 
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
 
+ Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ.
 
d) Thời hạn giải quyết: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
 
đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
 
e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
 
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
 
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
 
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép
 
h) Lệ phí:
 
 Lệ phí cấp phép: 50.000đồng.
 
i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
 
Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ (hoặc đại lý bán lẻ) rượu
 
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
 
* Các điều kiện liên quan đến an toàn phòng cháy chữa cháy:
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, kho hàng) có tổng diện tích từ 300m2 trở lên hoặc khối tích từ 1000m3 trở lên phải có:
 
- Bản sao hợp lệ Hợp đồng Bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản của cơ sở đó.
 
- Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” do Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy hoặc Phòng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ) nằm trong chợ kiên cố, bán kiên cố thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện trở lên; các chợ kiên cố, bán kiên cố khác, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp có tổng diện tích các gian hàng từ 300m2 trở lên hoặc khối tích từ 1000m3 trở lên phải có:
 
- Bản sao hợp lệ Hợp đồng Bảo hiểm cháy, nổ đối với tài sản của chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đó.
 
- Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy” của chợ kiên cố, bán kiên cố, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh tổng hợp đó.
 
+ Đối với tất cả các cơ sở kinh doanh bán buôn, bán lẻ khác mà thương nhân là doanh nghiệp phải có:
 
- Hồ sơ theo dõi, quản lý hoạt động phòng cháy và chữa cháy (phần I của Thông tư số 04).
 
- Bản sao hợp lệ “Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy” do Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy Công an cấp tỉnh, thành phố chứng nhận; thời gian lập biên bản: trong vòng 1 năm kể từ lúc nộp hồ sơ cấp phép.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu của thương nhân là các hộ gia đình (có diện tích kinh doanh dưới 300m2 hoặc khối tích dưới 1000m3) phải có: Bản cam kết thực hiện các quy định về phòng cháy và chữa cháy.
 
* Các tài liệu liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm:
 
+ Thương nhân kinh doanh rượu sản xuất trong nước cấn phải có: Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” do Sở Y tế hoặc Trung tâm y tế chứng nhận cho tất cả các sản phẩm rượu mà thương nhân kinh doanh.
 
+ Thương nhân kinh doanh rượu nhập khẩu cần phải có: Bản sao hợp lệ “Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm” do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế chứng nhận cho tất cả các sản phẩm rượu mà thương nhân kinh doanh.
 
* Tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường: Tất cả các cơ sở kinh doanh rượu (bán buôn, bán lẻ, kho hàng) phải có “Bản cam kết bảo vệ môi trường” do cơ sở tự cam kết.
 
* Về các điều kiện bảo quản chất lượng rượu, khu vực kinh doanh rượu riêng biệt, trang thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm:
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán buôn rượu có quy mô lớn (có kho hàng, diện tích trưng bày hoặc bán rượu lớn): phải được trang bị đầy đủ các thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm.
 
+ Đối với các cơ sở kinh doanh bán lẻ rượu có quy mô nhỏ (cửa hàng chuyên doanh hoặc tổng hợp): phái có khu vực kinh doanh rượu riêng, tối thiểu phải trang bị quạt điện, quạt thông gió để đảm bảo khu vực kinh doanh rượu luôn thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm.
 
l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
 
- Nghị định số 40/2008/NĐ–CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;
 
- Thông tư số 10/2008/TT – BCT ngày 25/7/2008 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 40/2008/NĐ-CP ngày 07/4/2008 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rựợu;
 
- Thông tư liên Bộ số 72/TT-LB ngày 08/11/1996 về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định và lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thương mại;
 
- Quyết định số 4426/QĐ-UBND ngày 22/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương.
 
- Công văn số 3588/BCT-TTTN ngày 20/4/2009 của Bộ Công Thương.