gia hạn giấy phép lao động gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài mẫu gia hạn giấy phép lao động bộ luật lao động người sử dụng lao động ho so giay phep lao dong thủ tục gia hạn giấy phép lao động
gia hạn giấy phép lao động
CƠ SỞ PHÁP LÝ:
- Bộ luật Lao động đã được sửa đổi bổ sung năm 2007;
- Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
- Thông tư số 08/2008/TT-BLĐTBXH ngày 10/6/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 34/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
LUẬT SƯ TƯ VẤN:
Luật sư trao đổi cùng bạn nội dung gia hạn giấy phép lao động cho người nước ngoài như sau:
Các trường hợp được gia hạn giấy phép lao động
Người sử dụng lao động đã có kế hoạch và đang đào tạo người lao động Việt Nam để thay thế cho công việc mà người nước ngoài đang đảm nhận, nhưng người lao động Việt Nam chưa thay thế được và người nước ngoài đó không bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 điều 84 của Bộ Luật lao động đã sửa đổi, bổ sung năm 2007.
Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc theo quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 điều 1 của Nghị định này mà các công việc đòi hỏi quá 36 (ba mươi sáu) tháng.
Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động
Mỗi người lao động làm 02 bộ hồ sơ:
- 01 Bộ hồ sơ nộp cho Sở lao động Tương binh và Xã hội tỉnh, thành phố nơi mà đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở;
- 01 Bộ hồ sơ lưu tại Đơn vị sử dụng lao động.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm các tài liệu sau:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ lao động- Thương binh và xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;
- Bản hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);
- Giấy phép lao động đã được cấp
Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức thực hiện các loại hợp đồng về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, hồ sơ bao gồm:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ lao động – thương binh và Xã hội;
- Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Giấy phép lao động đã được cấp.
Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động
- Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.
- Thời hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 36 (ba mươi sáu) tháng.
Địa điểm nộp hồ sơ gia hạn giấy phép lao động
Người lao động, đơn vị sử dụng lao động trực tiếp nộp hồ sơ Xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Sở lao động Thương Binh và Xã hội tỉnh, thành phố mà đơn vị sử dụng lao động có trụ sở chính.
Trình tự gia hạn giấy phép lao động:
Trước ít nhất 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày giấy phép lao động hết hạn người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam phải nộp 01 (một) hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động cho Sở lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phải gia hạn giấy phép lao động.
Nhận giấy phép lao động đã gia hạn
Người sử dụng lao động hoặc đối tác phía Việt Nam có trách nhiệm nhận giấy phép lao động do Sở lao động - Thương binh và Xã hội cấp và trao cho người lao động.
a/ Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động, bao gồm:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó phải nêu rõ lý do chưa đào tạo được người Việt Nam để thay thế, họ tên những người Việt Nam đã và đang được đào tạo, kinh phí đào tạo, thời gian đào tạo, địa điểm đào tạo để thay thế người lao động nước ngoài;
- Bản sao hợp đồng lao động (có xác nhận của người sử dụng lao động);
- Giấy phép lao động đã được cấp.
b/ Đối với người nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 34/2008, bao gồm:
- Đề nghị gia hạn giấy phép lao động của đối tác phía Việt Nam theo mẫu quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Bản sao hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài;
- Giấy phép lao động đã được cấp.