• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Dịch vụ xin giấy phép, Xin giấy phép hoạt động, Xây dựng, kinh doanh


Thủ tục đăng ký kinh doanh

Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 17:29

đăng ký kinh doanh đăng ký kinh doanh hộ cá thể mẫu đăng ký kinh doanh thủ tục đăng ký kinh doanh đăng ký kinh doanh đà nẵng đăng ký kinh doanh hà nội hồ sơ đăng ký kinh doanh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phòng đăng ký kinh doanh  

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH

 
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TÀI LIỆU THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Khách hàng chuẩn bị chứng minh thư các thành viên, cổ đông (bản sao y) còn giá trị đến ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
- Tìm hiểu về tên công ty, cách đặt tên công ty, lựa chọn tên công ty (Tên không trùng lắp hoàn toàn với các đơn vị đã thành lập trước đó), có thể tra cứu tên công ty tại đây.
- Lựa chọn nơi dự kiến đặt trụ sở công ty, địa chỉ trụ sở phải thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp (Không cần hợp đồng thuê mặt bằng).
- Lựa chọn vốn điều lệ phù hợp với quy mô công ty và ngành nghề đăng ký kinh doanh.
- Phân chia tỉ lệ vốn góp giữa các thành viên góp vốn đầu tư.
- Lựa chọn những ngành nghề kinh doanh mà dự kiến sẽ hoạt động kinh doanh.
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
 
BƯỚC 2: SOẠN HỒ SƠ THÀNH LẬP CÔNG TY
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc thành lập công ty, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư): Việc bạn có thể tự làm hoặc thuê dịch vụ Luật sư soạn hồ sơ và làm việc ủy quyền giúp bạn.
- Khách hàng phải hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập công ty, hồ sơ bao gồm:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp lập theo mẫu (Bao gồm: tên doanh nghiệp; địa chỉ trụ sở chính; ngành nghề kinh doanh; vốn điều lệ; địa chỉ của chi nhánh, văn phòng đại diện nếu có…)
+ Dự thảo Điều lệ công ty (áp dụng đối với công ty TNHH và công ty cổ phần, công ty hợp danh).
+ Danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ 02 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
+ Giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền cho người đi làm thủ tục.
 
BƯỚC 3: SOẠN HỒ SƠ THAY ĐỔI ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho việc thành lập công ty, bước tiếp theo là tiến hành việc soạn thảo hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép kinh doanh ( Sở kế hoạch và đầu tư): Việc bạn có thể tự làm hoặc thuê dịch vụ Luật sư  soạn hồ sơ và làm việc ủy quyền giúp bạn.
- Khách hàng chuẩn bị hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh bao gồm:
+ Thông báo thay đổi đăng ký kinh doanh (Luật sư hướng dẫn).
+ Biên bản họp hội đồng quản trị. hội đồng thành viên (Luật sư hướng dẫn).
+ Quyết định họp hội đồng quản trị/ hội đồng thành viên (Luật sư hướng dẫn).
+ Giấy ủy quyền dịch vụ.
+ Giấy tờ, tài liệu liên quan khác..
 
BƯỚC 4. CÁC CÔNG VIỆC TIẾN HÀNH THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KINH DOANH
- Sau khi hồ sơ đã hoàn chỉnh như trên, khách hàng hoặc đại diện của Luật sư  tiến hành nộp hồ sơ Thành lập công ty, thay đổi đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội). Trong thời gian 6 ngày làm việc sẽ có kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc thông báo trả lời của cơ quan ĐKKD.
- Sau khi có đăng ký doanh nghiệp khách hàng tiến hành thủ tục khắc dấu tại cơ quan công an.
- Sau khi có đăng ký doanh nghiệp, dấu pháp nhân thì doanh nghiệp coi như đã hoàn tất thủ tục và có thể hoạt động kinh doanh ngay.
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp thuế môn bài, lập hồ sơ đặt in hóa đơn và thông báo hoạt động tại trụ sở cho cơ quan thuế.
 

Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với hộ kinh doanh

 
 
1. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh và kèm theo bản sao Giấy chứng minh nhân dân của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình đến cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
2. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh gồm:
a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
b) Ngành, nghề kinh doanh;
c) Số vốn kinh doanh;
d) Họ, tên, số và ngày cấp Giấy chứng minh nhân dân, địa chỉ nơi cư trú và chữ ký của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, phải có bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện hộ gia đình.
Đối với những ngành, nghề phải có vốn pháp định, phải có bản sao hợp lệ văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
a) Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
b) Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp theo quy định;
c) Nộp đủ lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
4. Nếu sau 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký kinh doanh thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
5. Định kỳ vào tuần thứ nhất hàng tháng, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, cơ quan thuế cùng cấp và Sở chuyên ngành.
 
Nếu quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ của công ty chúng tôi. Xin vui lòng liên hệ để được tư vấn.