• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu quốc tế

Thứ năm, 21 Tháng 3 2013 11:40

Từ khóa: đăng ký bảo hộ thương hiệu đăng ký thương hiệu độc quyền bảo hộ nhãn hiệu thủ tục đăng ký nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đăng ký nhượng quyền thương mại đăng ký bản quyền tác giả đăng ký sáng chế đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa  

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu quốc tế

 
Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid (do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO quản trị) về đăng ký quốc tế nhãn hiệu, với 56 quốc gia là thành viên. Đăng ký theo Thỏa ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần nộp một (01) đơn đăng ký quốc tế theo mẫu quy định, đánh dấu những quốc gia thành viên mà doanh nghiệp muốn được bảo hộ nhãn hiệu và nộp đến Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Thời hạn xem xét đơn đăng ký quốc tế trong vòng một năm. Nếu các doanh nghiệp quan tâm đến các thị trường tại các quốc gia thành viên của Thỏa ước thì nên thực hiện việc đăng ký theo hình thức này. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng nhãn hiệu muốn bảo hộ ở nước ngoài (đối với các quốc gia là thành viên của Thỏa ước Madrid) thì nhãn hiệu đó đã phải được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam do Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam. Ngoài ra, đơn đăng ký quốc tế sẽ phải được soạn bằng tiếng Pháp.
 
Một cách đăng ký quốc tế khác là đăng ký thông qua thủ tục đăng ký được quy định tại Nghị định thư Madrid (gồm 22 quốc gia thành viên) mà Việt Nam cũng là thành viên. Doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký nhãn hiệu vào các nước đã là thành viên của Nghị định thư. Đăng ký theo Nghị định thư đơn giản hơn, vì người đã nộp đơn đăng ký tại Việt Nam thì có quyền đăng ký nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid, không phải đợi đến thời điểm được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam thì mới được đăng ký ra nước ngoài, như đối với việc đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ước Madrid. Thủ tục đăng ký theo Nghị định thư tương tự như đối với đăng ký theo Thỏa ước, chỉ có sự khác biệt là đơn đăng ký có thể được soạn bằng tiếng Anh.
 
Hiện nay, một số quốc gia như Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc cũng đã trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid.
 
Doanh nghiệp có thể tìm hiểu thêm về thủ tục và hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trong nước tại website của Cục Sở hữu Trí tuệ  hoặc quốc tế tại website của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới WIPO hoặc website của cơ quan sở hữu trí tuệ tại những quốc gia mà doanh nghiệp muốn được bảo hộ.
 
Doanh nghiệp cũng nên lưu ý rằng sau khi nhãn hiệu đã được đăng ký thì không có nghĩa là nhãn hiệu đó đã được tự động bảo vệ bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật của quốc gia đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chủ động bảo vệ nhãn hiệu của mình. Khi phát hiện hành vi xâm phạm, doanh nghiệp phải liên hệ ngay với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, như cơ quan quản lý thị trường, công an kinh tế… để yêu cầu bảo hộ với cơ sở pháp lý là giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
 
 
Việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiến hành tại Văn phòng Quốc tế và trong đơn sẽ chỉ định tới các nước là thành viên của Thoả ước Madrid.
Chi phí cho hình thức đăng ký này không tốn kém bằng hình thức Đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại từng quốc gia nhưng bị hạn chế trong giới hạn các nước thành viên
và sau này nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho các pháp nhân thuộc các nước thành viên.
Điều kiện để đăng ký theo Thoả ước Madrid là Quý công ty đã có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp tại Việt Nam.
Lưu ý
- Thời gian xét nghiệm đơn 12-14 tháng;
- Thời gian bảo hộ: 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần;
- Tại mỗi Quốc gia được chỉ định việc xem xét khả năng bảo hộ của nhãn hiệu sẽ tuân theo các quy định tại Quốc gia này.
Danh sách các nước là thành viên Thoả ước Madrid gồm: Albania, Algeria, Armenia, Áo, Azerbaijan, Belarus, Bỉ, Bhutan, Bosnia and Herzegovina, Bulgaria, Trung Quốc, Croatia, Cuba, Cyprus, Cộng hòa Czech, Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Ai Cập, Pháp, Đức, Hungary, Iran, Italy, Kazakhstan, Kenya, Kyrgyzstan, Latvia, Lesotho, Liberia, Liechtenstein, Luxembourg, Moldova, Monaco, Mông cổ, Montenegro, Morocco, Mozambique, Namibia, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Romania, Nga, San Marino, Serbia and Montenegro, Sierra Leone, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Sudan, Swaziland, Thụy Sỹ, Syrian Arab republic, Tajikistan, The former Yugoslav Republic of Macedonia,  Ukraina, Vietnam.
Tài liệu cần thiết để nộp đơn
- 05 mẫu nhãn hiệu giống với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký tại Việt Nam;
- Bản sao có công chứng Giấy chứng nhận (GCN) nhãn hiệu tại Việt Nam.
- Uỷ quyền (mẫu do Sblaw cung cấp)

 

Từ khóa: đăng ký bảo hộ thương hiệu, đăng ký thương hiệu độc quyền, bảo hộ nhãn hiệu, thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, đăng ký nhượng quyền thương mại, đăng ký bản quyền tác giả, đăng ký sáng chế, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa,