• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH, Cty Cổ phần, Liên doanh, hợp doanh

Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 14:53

Tăng vốn điều lệ công ty tăng vốn điều lệ công ty tnhh 1 thành viên tăng vốn điều lệ công ty tnhh 2 thành viên tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thủ tục tăng vốn điều lệ công ty tnhh babylon thành lập công ty tnhh thành lập công ty cổ phần dịch vụ thành lập công ty

Tăng vốn điều lệ công ty TNHH, Cty Cổ phần, Liên doanh, hợp doanh

 

1. Hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty bao gồm:

- Thông báo về việc tăng vốn điều lệ (theo mẫu).
- Quyết định về việc tăng vốn điều lệ của:
+ Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
+ Chủ sở hữu công ty (đối với  công ty TNHH một thành viên);
+ Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).
- Biên bản họp về việc tăng vốn điều lệ của:
+ Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
+ Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần);
+ Các thành viên hợp danh (đối với công ty hợp danh).
+ Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào công ty (nếu có tiếp nhận thành viên mới).
- Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của  thành viên mới góp vốn vào công ty theo quy định như sau:
+ Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực
+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
+ Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
 
2. Tư vấn thủ tục tăng vốn điều lệ công ty:
 
2.1. Tư vấn miễn phí cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động Tăng vốn điều lệ công ty:

- Tư vấn các trường hợp tăng, giảm vốn điều lệ;

- Tư vấn các chương thức tăng, giảm vốn điều lệ;

- Tư vấn trách nhiệm pháp lý của mỗi thành viên/cổ đông có liên quan;

- Tư vấn trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật đối với việc tăng vốn;

- Các nội dung khác có liên quan.

 
2.2. Đại diện khách hàng hoàn tất các thủ tục Tăng vốn điều lệ công ty như:
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
- Đại diện để nộp Hồ sơ Tăng vốn điều lệ công ty khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở kế hoạch và Đầu Tư, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Nhận giấy chứng nhận thay đổi vốn điều lệ công ty tại cơ quan nhà nước Tư cho khách hàng.
 
 
 
1. Vốn điều lệ là gì?
 
Vốn điều lệ doanh nghiệp 2013
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.
2. Ai là người có quyền góp vốn điều lệ?
Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tổ chức, cá nhân được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ những trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; - Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
3. Ý nghĩa của vốn điều lệ:
Là sự cam kết mức trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên với khách hàng, đối tác, cũng như đối với doanh nghiệp;
Là vốn đầu tư cho hoạt động của doanh nghiệp;
Là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
CoeusLaw Việt Nam đưa ra một số phân tích cho việc lựa chọn vốn điều lệ nhằm giúp chủ doanh nghiệp có thể có quyết định hợp lý và hiểu rõ ràng rất về mức vốn điều lệ cho doanh nghiệp sắp thành lập và đã thành lập của mình.
Phân tích về vốn điều lệ khi quý khách hành cần nắm rõ khi thành lập công ty hoặc doanh nghiệp trong tương lai :
I. Từ góc độ pháp lý:
Luật không quy định mức vốn điều lệ cụ thể hoặc bắt buộc đối với từng loại hình doanh nghiệp. Vốn điều lệ do nhà đầu tư chủ động định mức khi dự định thành lập doanh nghiệp hoặc khi thay đổi vốn điều lệ.
Theo quy định của pháp luật:
Công ty TNHH một thành viên:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
Chủ sở hữu quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.

Công ty TNHH hai thành viên trở lên:

1. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Tăng vốn góp của thành viên;
b) Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty;
c) Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới.
2. Trường hợp tăng vốn góp của thành viên thì vốn góp thêm được phân chia cho các thành viên theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Thành viên phản đối quyết định tăng thêm vốn điều lệ có thể không góp thêm vốn. Trong trường hợp này, số vốn góp thêm đó được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty nếu các thành viên không có thoả thuận khác.
Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc tiếp nhận thêm thành viên phải được sự nhất trí của các thành viên, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác.
      3. Theo quyết định của Hội đồng thành viên, công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng các hình thức sau đây:
a) Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
b) Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật này;
c) Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty.
4. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;
b) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; phần vốn góp của mỗi thành viên;
c) Vốn điều lệ; số vốn dự định tăng hoặc giảm;
d) Thời điểm, hình thức tăng hoặc giảm vốn;
đ) Họ, tên, chữ ký của Chủ tịch Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của công ty.
Đối với trường hợp tăng vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên. Đối với trường hợp giảm vốn điều lệ, kèm theo thông báo phải có quyết định của Hội đồng thành viên và báo cáo tài chính gần nhất; đối với công ty có phần vốn sở hữu nước ngoài chiếm trên 50% thì báo cáo tài chính phải được xác nhận của kiểm toán độc lập.
Cơ quan đăng ký kinh doanh đăng ký việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo.
 
 
Nội dung thông báo gồm:
Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty;
Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác hoặc số quyết định thành lập, số đăng ký kinh doanh của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu và người được uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh;
Tỷ lệ phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc của mỗi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần, tỷ lệ sở hữu được uỷ quyền của từng đại diện uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được tổ chức quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 67 của Luật Doanh nghiệp;
Vốn điều lệ đã đăng ký và vốn điều lệ dự định thay đổi; thời điểm và hình thức tăng vốn;
Họ, tên, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác, địa chỉ thường trú và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc của thành viên hợp danh được ủy quyền đối với công ty hợp danh và của Chủ tịch Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần.
2 Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thay đổi vốn điều lệ của công ty. Quyết định, biên bản họp Hội đồng thành viên hoặc Đại hội đồng cổ đông và quyết định của chủ sở hữu công ty phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
3 Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký tăng vốn cho công ty trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
 
 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ

 CÔNG TY TNHH CÓ HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN

(Theo Thông tư  05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA )
(Áp dụng từ ngày 13/7/2009)
 
1. Thông báo tăng vốn điều lệ do người đại diện theo pháp luật ký (theo mẫu quy định).
2. Quyết định của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ do chủ tịch hội đồng thành viên ký (mẫu tham khảo).
3. Biên bản họp của Hội đồng thành viên về việc tăng vốn điều lệ có chữ ký của các thành viên dự họp và đóng dấu treo của công ty (mẫu tham khảo).
4. Giấy tờ chứng thực của thành viên mới tham gia góp vốn vào công ty:
4.1 Thành viên mới là cá nhân:
      - Quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực;
      - Quốc tịch nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực
(CMND có ngày cấp  không quá thời hạn 15 năm, hộ chiếu phải còn hạn sử dụng và  không bong, tróc, nhòe số)
4.2 Nếu thành viên mới là tổ chức:
- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập; Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế ; Bản sao hợp lệ Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền như mục 4.1 và quyết định ủy quyền tương ứng.
(Nếu thành viên mới là tổ chức nước ngoài thì các loại giấy tờ  nêu trên phải được hợp pháp hóa lãnh sự, có bản dịch sang tiếng Việt được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.)
5.  Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của thành viên mới tiếp nhận vào công ty (nếu có tiếp nhận thành viên mới) (mẫu tham khảo).
6. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
7. Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế