• VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
  • VTEM Image Show
Show Slideshow

Thay đổi người đại diện công ty

Thứ sáu, 15 Tháng 3 2013 13:48

thay đổi người đại diện thay đổi người đại diện pháp luật thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty cổ phần thay đổi người đại diện phần vốn góp thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thay đổi người đại diện pháp luật công ty tnhh thủ tục thay đổi người đại diện thay đổi người đại diện theo pháp luật

Thay đổi người đại diện công ty

 

Tư vấn thay đổi người đại diện theo pháp luật công ty nhà nước

Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật đối với công ty nhà nước

 
1. Trình tự thực hiện:
- Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật, công ty gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh.
- Khi nhận thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận và đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty .
- Khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới, doanh nghiệp phải nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũ.
 
2. Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật gồm những nội dung sau:
- Tên hiện tại, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tên người dự kiến thay đổi;
- Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
- Kèm theo thông báo phải có quyết định bằng văn bản và bản sao quyết định của chủ sở hữu công ty về việc thay đổi người dại diện theo pháp luật. Quyết định, biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được sửa đổi trong Điều lệ công ty.
 
3. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật Doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005
- Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
- Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 19 tháng 10 năm 2010 về hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục ĐKKD.
 

Người đại diện là gì

Để hiểu thế nào là người đại diện theo pháp luật của một cá nhân hay tổ chức, trước hết cần phải hiểu đại diện là gì ?
Theo qui định tại Bộ luật dân sự, đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
Không chỉ cá nhân, mà pháp nhân (công ty, tổ chức xã hội …) hoặc chủ thể khác đều có quyền và có thể xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự ( như mua bán hàng hóa, ký hợp đồng cho thuê nhà …) thông qua người đại diện của mình.
Tuy nhiên, cá nhân không được để người khác đại diện cho mình trong trường hợp mà pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. (Thông thường, đây là những giao dịch liên quan đến quyền nhân thân – vốn có đặc tính không thể chuyển giao cho người khác được. Ví dụ : một người chồng không thể ủy quyền cho một người khác đại diện để “làm chồng” đối với … người vợ của mình !).
Việc phát sinh quan hệ đại diện được xác lập theo hai hình thức : do pháp luật qui định hoặc theo sự uỷ quyền.
Ví dụ : Người đại diện của công ty là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là giám đốc) do Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Đây là trường hợp đại diện mà pháp luật qui định.
Tiếp đó, nếu như vị giám đốc công ty này lại ủy quyền cho một nhân viên khác, chẳng hạn là anh A, đi dự họp tại cơ quan thuế – thì anh A sẽ trở thành người đại diện cho giám đốc công ty. Đây là trường hợp đại diện theo ủy quyền (do được ủy quyền mà có tư cách đại diện)
Như đã nói, “đại diện theo pháp luật” là sự đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Pháp luật qui định “người đại diện theo pháp luật” trong một số trường hợp như sau:
 
Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) - Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
Đối với người được giám hộ - Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự - Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
Đối với hộ gia đình - Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.

Hồ sơ thay đổ người đại diện

1. Thông báo người thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký.
2. Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp do Chủ tịch Hội đồng quản trị ký (có thể tham khảo mẫu).
3. Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật có chữ ký của chủ tọa và thư ký cuộc họp hoặc có chữ ký của các cổ đông dự họp (có thể tham khảo mẫu).
4-  Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật mới của công ty:
Quốc tịch Việt Nam: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực;
Quốc tịch nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu còn hiệu lực; Bản sao hợp lệ Giấy phép sử dụng lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
(CMND có ngày cấp  không quá thời hạn 15 năm, hộ chiếu phải còn hạn sử dụng và  không bong, tróc, nhòe số)
5. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
6. Xuất trình bản chính Giấy Chứng nhận Đăng ký kinh doanh hoặc bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế.
 
Lưu ý khi thay đổi người đại diện theo pháp luật
* Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải không thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
+ Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
+ Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
* Trường hợp không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp: các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
 

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THAY ĐỔI 

NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG TY 

(Theo Thông tư  03/2006/TT-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
 
1. Thông báo người thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty ( theo mẫu) có chữ ký của:
- Chủ tịch Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH có hai thành viên trở lên), người đại diện theo pháp luật cũ và mới
- Chủ tịch Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), người đại diện theo pháp luật cũ và mới.
- Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên do một cá nhân làm chủ sở hữu), người đại diện theo pháp luật cũ và mới.
- Chủ sở hữu hoặc Chủ tịch công ty hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH một thành viên do một tổ chức làm chủ sở hữu)
 
2. Quyết định về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của:
-  Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
-  Chủ sở hữu công ty (đối với  công ty TNHH một thành viên);
- Đại hội đồng cổ đông  ( đối với công ty cổ phần);
- Các thành viên hợp danh ( đối với công ty hợp danh)
 
3. Biên bản họp về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của:
- Hội đồng thành viên ( đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên);
- Đại hội đồng cổ đông  ( đối với công ty cổ phần);
- Các thành viên hợp danh ( đối với công ty hợp danh)
 
4. Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo pháp luật mới:
- Đối với công dân Việt Nam ở trong nước: Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực.
- Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, các giấy tờ xác nhận nguồn gốc Việt Nam theo quy định.
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam: Bản sao hợp lệ hộ chiếu, Thẻ thường trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp
 
5.  Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. 
Lưu ý: Quyết định và biên bản họp phải ghi rõ những nội dung được thay đổi trong điều lệ công ty
 
- Số bộ hồ sơ phải nộp: 01 bộ (trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty)
- Thời hạn hẹn cấp Giấy CN ĐKKD là 07 ngày làm việc