Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); Công ty TNHH một thành viên là một tổ chức có tư cách pháp nhân độc lập, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
2. Soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cổ phần:
- Các giấy tờ kèm theo: (i) Đối với thành viên là cá nhân: bản sao chứng thực Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác; (ii) Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, bản sao điều lệ công ty, biên bản, quyết định về việc góp vốn thành lập công ty; Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền; (iii) Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định; (iv) Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
3. Đại diện cho khách hàng làm thủ tục thành lập công ty cổ phần tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư, Sở công an, Cục thuế).
4. Tư vấn, hỗ trợ khách hàng sau thành lập:
- Cung cấp văn bản pháp luật miễn phí trong các lĩnh vực liên quan.
2. Hoàn thiện hồ sơ đăng ký kinhdoanh:
3. Cam kết sau thành lập:
HƯỚNG DẪN KÊ KHAI THÔNG TIN TRÊN
GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐĂNG KÝ KINH DOANH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
DO MỘT CÁ NHÂN LÀM CHỦ SỞ HỮU
-Người đăng ký: ghi tên người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, viết bằng chữ in hoa.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật chọn Giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty (Chủ sở hữu công ty có thể kiêm nhiệm chức danh giám đốc và chủ tịch công ty, tuy nhiên chỉ có một chức danh là đại diện pháp luật). Lưu ý thống nhất chức danh người đại diện pháp luật trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và điều 6 điều lệ công ty.
Số chứng thực chọn 1 trong 2 loại:
+ Chứng minh nhân dân (số, ngày cấp, nơi cấp). CMND phải còn hạn sử dụng (không quá 15 năm), không bong, tróc, nhòe số.
+ Hộ chiếu còn hạn sử dụng (số, ngày cấp, nơi cấp );
Kê khai loại chứng thực nào thì nộp kèm theo giấy tờ tương ứng trong hồ sơ đăng ký kinh doanh
-Tên công ty: theo qui định tại Điều 31, 33 Luật Doanh nghiệp thì: tên doanh nghiệp phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Tên viết tắt của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không được trùng với doanh nghiệp đã đăng ký.
Doanh nghiệp có thể có (hoặc không có) tên viết tắt và tên tiếng nước ngoài;Loại hình công ty có thể sử dụng cụm từ công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH.
Tham khảo thêm Điều 10, 11, 12, 13 nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2006 về đăng ký kinh doanh để tìm hiểu quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn
Ví dụ 1:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÁO XANH
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: GREEN APPLE COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: CÔNG TY TNHH TX
Ví dụ 2:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÁO XANH
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: GREEN APPLE COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: GA CO.,LTD
Ví dụ 3:
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH TÁO XANH
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TAO XANH COMPANY LIMITED
Tên công ty viết tắt: TX CO.,LTD
-Địa chỉ trụ sở chính: Căn cứ Điều 35 Luật Doanh nghiệp thì đó là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác thực gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên phường (xã), quận (huyện); số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).
-Ngành, nghề kinh doanh:
- Đăng ký ngành nghề đúng mã ngành cấp 4 hoặc cấp 5 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành nội dung hệ thống ngành kinh tế Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động của ngành nghề kinh doanh được quy định cụ thể tại Quyết định số 337/2007/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Cách dò ngành như sau: tham khảo Quyết định 337/2007/QĐ-BKH trước, sau khi xác định được lĩnh vực theo yêu cầu thì tra ngược trở lại Quyết định 10/2007/QĐ-TTg để ghi đúng tên ngành và mã ngành. Đề nghị không tự ý thay đổi tên ngành trong Quyết định 10/2007/QĐ-TTg).
- Đối với ngành nghề không được quy định tại Danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam, nhưng được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh .
- Đối với ngành nghề pháp luật chuyên ngành yêu cầu có chứng chỉ hành nghề thì đăng ký ngành nghề theo lĩnh vực được phép hoạt động ghi trên chứng chỉ hành nghề và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
- Đối với ngành nghề không có trong danh mục ngành nghề kinh tế Việt Nam và chưa được quy định tại văn bản pháp luật chuyên ngành thì đăng ký theo yêu cầu và không ghi mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh.
Vốn điều lệ do các chủ sở hữu tự đăng ký, có thể là hiện kim (tiền Việt Nam, vàng hoặc ngoại tệ đã được qui đổi sang tiền Việt Nam) hoặc tài sản khác. Nếu ngành, nghề kinh doanh không yêu cầu điều kiện phải có vốn pháp định thì tùy theo nhu cầu, quy mô hoạt động của công ty, chủ sở hữu đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
Vốn pháp định: chỉ kê khai khi doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện về vốn pháp định. Trường hợp này mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định.
MỘT SỐ LƯU Ý CỤ THỂ KHI XÂY DỰNG ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
Lưu ý chung điều lệ: phải đảm bảo các nội dung theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp, gồm các nội dung:
( 1. Tên, địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện; 2. Ngành, nghề kinh doanh; 3. Vốn điều lệ; cách thức tăng và giảm vốn điều lệ; 4. Họ, tên, địa chỉ, quốc tịch và các đặc điểm cơ bản khác của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của chủ sở hữu công ty, thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; 5. Phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần; 6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; của cổ đông đối với công ty cổ phần; 7. Cơ cấu tổ chức quản lý; 8. Người đại diện theo pháp luật đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; 9. Thể thức thông qua quyết định của công ty; nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ; 10. Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho người quản lý và thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên; 11. Những trường hợp thành viên có thể yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc cổ phần đối với công ty cổ phần; 12. Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ trong kinh doanh; 13. Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty;14. Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; 15. Họ, tên, chữ ký của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; của người đại diện theo pháp luật, của chủ sở hữu công ty, của các thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; của người đại diện theo pháp luật, của các cổ đông sáng lập, người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; 16. Các nội dung khác do thành viên, cổ đông thoả thuận nhưng không được trái với quy định của pháp luật).
Một số lưu ý cụ thể (khi tham khảo điều lệ mẫu):
Điều 5: doanh nghiệp ghi thời gian cụ thể mà doanh nghiệp hoạt động, không ghi “vô hạn” hoặc “cho đến khi có quyết định”…
Ví dụ: Doanh nghiệp dự kiến thời gian hoạt động là 20 năm hoặc 50 năm
Điều 6: Chức danh của người đại diện theo pháp luật chọn Giám đốc (tổng giám đốc) hoặc Chủ tịch công ty (Chủ sở hữu công ty có thể kiêm nhiệm chức danh giám đốc, tuy nhiên chỉ có một chứcdanh là đại diện pháp luật, lưu ý thống nhất chức danh người đại diện pháp luật trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và điều 6 điều lệ công ty).