thành lập công ty hợp danh đặc điểm công ty hợp danh thành lập công ty cổ phần thành lập công ty tnhh thủ tục thành lập công ty tư vấn thành lập công ty điều kiện thành lập công ty thành lập doanh nghiệp điều kiện thành lập công ty hợp danh
DỊCH VỤ TƯ VẤN THÀNH LẬP CÔNG TY HỢP DANH
1. Tư vấn miễn phí các vấn đề liên quan đến hoạt động Thành lập công ty hợp danh như:
- Tư vấn Mô hình và Cơ cấu tổ chức doanh nghiệp;
- Tư vấn cách đặt tên Công ty
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh
- Tư vấn Phương thức hoạt động và điều hành doanh nghiệp;
- Tư vấn pháp lý về mối quan hệ giữa các chức danh quản lý;
- Tư vấn Quyền và nghĩa vụ của các thành viên;
- Tư vấn Tỷ lệ và phương thức góp vốn;
- Tư vấn Phương án chia lợi nhuận và xử lý nghĩa vụ phát sinh;
- Tư vấn Các nội dung khác có liên quan.
2. Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng:
- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp các luật sư của chúng tôi sẽ phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;
- Trong trường hợp khách hàng cần luật sư tham gia đàm phán, gặp mặt trao đổi với đối tác của khách hàng trong việc Thành lập công ty hợp danh, chúng tôi sẽ sắp xếp, đảm bảo sự tham gia theo đúng yêu cầu;
- Chúng tôi đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan.
3. Luật sư sẽ đại diện hoàn tất các thủ tục Thành lập công ty Hợp danh cho khách hàng, cụ thể:
- Sau khi ký hợp đồng dịch vụ, Luật sư chúng tôi sẽ tiến hành soạn hồ sơ đăng ký Thành lập công ty hợp danh cho khách hàng;
- Đại diện lên Sở kế hoạch và Đầu tư để nộp Hồ sơ đăng ký Thành lập công ty hợp danh cho khách hàng;
- Đại diện theo dõi hồ sơ và trả lời của Sở KH-ĐT, thông báo kết quả hồ sơ đã nộp cho khách hàng;
- Đại diện nhận kết quả là Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh tại sở KH-ĐT cho khách hàng;
- Tiến hành thủ tục khắc con dấu cho Doanh nghiệp;
- Tiến hành thủ tục đăng ký Mã số Thuế và Mã số Hải quan cho Doanh nghiệp.
1. Khái niệm công ty Hợp danh:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: a) Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.
2. Trình tự thực hiện dịch vụ tư vấn thành lập Công ty hợp doanh::
- Ngay sau khi nhận được các yêu cầu của khách hàng về việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp dự định thành lập chúng tôi sẽ gửi các thông tin cơ bản về: Bảng giá thành lập công ty; Hợp đồng dự thảo; Quy trình tư vấn thành lập cho Quý khách hàng qua Email để khách hàng tham khảo thông tin về dịch vụ tư vấn;
- Khách hàng cung cấp thông tin theo phiếu yêu cầu cung cấp thông tin;
- Chúng tôi sẽ gửi thư tư vấn trực tiếp qua email về các thông tin pháp lý mà khách hàng đã cung cấp;
- Sau khi thống nhất được các nội dung cơ bản về việc thành lập công ty Chúng tôi sẽ đặt lịch gặp gỡ tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc theo yêu cầu của Quý khách;
- Soạn thảo hồ sơ thành lập theo yêu cầu khách hàng;
- Cử nhân viên tiến hành các thủ tục theo quy định trong hợp đồng hai bên đã ký kết;
3. Cách thức thực hiện việc tư vấn thành lập công ty:
Hồ sơ sau khi được hoàn thiện sẽ được chúng tôi tiến hành việc đăng ký thành lập sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
4. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ, bao gồm:
1. Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp.
2. Dự thảo Điều lệ Công ty;
3. Danh sách thành viên;
4. Bản sao của một trong các giấy tờ chứng thực hợp pháp:
- Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân;
- Quyết định thành lập/Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
5. Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
- Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
- Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
- Giấy uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký.
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
6. Nhận và trả kết quả:
Nhân viên của chúng tôi tiến hành nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.