Thành lập văn phòng đại diện thành lập văn phòng đại diện nước ngoài thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài thành lập văn phòng đại diện tại việt nam thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại việt nam thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài văn phòng đại diện nước ngoài thành lập doanh nghiệp
THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM:
Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập văn phòng đại diện, doanh nghiệp phải gửi thông báo lập văn phòng đại diện tới Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện. Nội dung thông báo gồm:
Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
Tên văn phòng đại diện dự định thành lập. Tên văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp đồng thời kèm theo cụm từ "Văn phòng đại diện";
Địa chỉ trụ sở văn phòng đại diện;
Nội dung, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện;
Họ, tên, nơi cư trú, số Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác quy định tại Điều 18 Nghị định này của người đứng đầu văn phòng đại diện;
Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Hồ sơ kèm theo thông báo, phải có:
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
Bản sao Điều lệ công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
Đối với chi nhánh kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu chi nhánh.
Nếu văn phòng đại diện được lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính thì doanh nghiệp không phải nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bản sao Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký hoạt động.
THỦ TUC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY CỔ PHẦN
(Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)
1- Thông báo lập văn phòng đại diện (do đại diện pháp luật của doanh nghiệp ký) (mẫu quy định);
2- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (do Chủ tịch hội đồng quản trị ký) (mẫu tham khảo);
3- Bản sao biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện của Hội đồng quản trị (có chữ ký tất cả thành viên hội đồng quản trị) (mẫu tham khảo).
Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận;
4- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh (mẫu tham khảo).
Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận;
5- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu chi nhánh,văn phòng đại diện:
5.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
5.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
6- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu chi nhánh hoặc của cá nhân khác nếu chi nhánh hoạt động ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề Danh sách một số ngành nghề yêu cầu chứng chỉ hành nghề;
7- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
8- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
(Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)
1- Thông báo lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
2- Quyết định bằng văn bản về việc thành lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên đối (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);
3- Bản sao biên bản họp về việc lập văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên (có chữ ký của các thành viên dự họp) nội dung gồm 1. Thời gian và địa điểm họp; mục đích, chương trình họp. 2. Họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp; họ, tên, tỷ lệ vốn góp, số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của thành viên, người đại diện uỷ quyền của thành viên không dự họp. 3. Vấn đề được thảo luận và biểu quyết; tóm tắt ý kiến phát biểu của thành viên về từng vấn đề thảo luận. 4. Tổng số phiếu biểu quyết tán thành, không tán thành, không có ý kiến đối với từng vấn đề biểu quyết. 5. Các quyết định được thông qua. 6. Họ, tên, chữ ký của thành viên, người đại diện theo uỷ quyền dự họp. (mẫu tham khảo)
Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.
4- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo) Thể thức bản sao thực hiện theo quy định của pháp luật về sao y bản chính (quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính phủ về công tác văn thư) gồm các nội dung: tên cơ quan, tổ chức sao văn bản; số, ký hiệu bản sao; địa danh và ngày, tháng, năm sao; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ chức sao văn bản; nơi nhận.
5- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:
5.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
5.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, Giấy phép lao động và Hộ chiếu;
6- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
7- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
THỦ TỤC THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
(Theo Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ về Đăng ký doanh nghiệp)
1- Thông báo lập văn phòng đại diện (do người đại diện theo pháp luật ký) (mẫu quy định);
2- Quyết định bằng văn bản về việc thàh lập văn phòng đại diện của chủ sở hữu (do Chủ tịch hội đồng thành viên ký) (mẫu tham khảo);
3- Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện (mẫu tham khảo)
4- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đứng đầu văn phòng đại diện:
4.1- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu;
4.2- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu;
5- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
7- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
Căn cứ vào Nghị định 72/2006/NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về hướng dẫn Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, để thành lập được văn phòng đại diện tại Việt Nam (“VPĐD”), bạn phải thực hiện việc xin Giấy phép thành lập VPĐD. Về vấn đề xin Giấy phép thành lập VPĐD, bạn cần lưu ý:
Thứ nhất: Về điều kiện để được cấp phép thành lập VPĐD
Công ty phải đảm bảo các vấn đề sau: Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ (sau đây gọi chung là nước) nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
Thứ hai: Về hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập VPĐD:
Hồ sơ để được cấp Giấy phép thành lập VPĐD sẽ bao gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (VPĐD); Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận; Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất; Bản sao Điều lệ hoạt động của thương nhân đối với thương nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế; Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân (nếu là người Việt Nam); bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Văn phòng đại diện; Bản sao hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện.
(Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận trong hồ sơ xin giấy phép thành lập VPĐD nêu trên sẽ phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam)
Thứ ba: Về trình tự xin giấy phép thành lập VPĐD
Bạn nộp bộ hồ sơ xin giấy phép thành lập VPĐD lên Sở công thương tỉnh, thành phố nơi dự địn đặt văn phòng. Theo quy định của pháp luật thì trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương sẽ hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập VPĐD.
Lưu ý, trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép, VPĐD phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp; phải chính thức hoạt động và thông báo cho Sở Công thương về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.
Thành lập văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Tổ chức và hoạt động của văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật”. Như vậy Văn phòng đại diện không được trực tiếp kinh doanh, không được ký kết các hợp đồng kinh tế với dấu của Văn phòng đại diện, nhưng vẫn ký kết hợp đồng theo sự uỷ quyền của Doanh nghiệp đã mở Văn phòng đại diện đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp. VPLS Trí Minh sẽ tư vấn cho quý khách hàng dịch vụ tốt nhất để có một VP đại diện hoạt động ổn định và hiệu quả.
I.Điều kiện cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
1.Là thương nhân được pháp luật nước, vùng lãnh thổ nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
2.Đã hoạt động không dưới 01 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp ở nước của thương nhân.
Hồ sơ thành lập sẽ do văn phòng soạn thảo bao gồm:
-Thông báo thành lập văn phòng đại diện
-Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
-Bản sao Điều lệ công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh;
-Quyết định bằng văn bản và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, của chủ sở hữu công ty hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh về việc thành lập văn phòng đại diện;
-Bản sao hợp lệ quyết định bổ nhiệm người đứng đầu văn phòng đại diện.
-Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại Điều 24 Nghị định này của người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện;
II.Các trường hợp không cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện
1. Thương nhân nước ngoài không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Mục I nêu trên.
2. Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam. Các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt nam:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;
b) Ngừng hoạt động 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của Văn phòng đại diện trong 02 năm liên tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của Văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
4. Có bằng chứng cho thấy việc thành lập Văn phòng đại diện gây phương hại đến quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam và sức khoẻ của nhân dân, làm huỷ hoại tài nguyên, phá huỷ môi trường.
5. Nộp hồ sơ không hợp lệ và không bổ sung đủ hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
6. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.